Khả năng sinh sản của phụ nữ bắt đầu suy giảm khi bước sang tuổi 30 và sẽ giảm đáng kể sau tuổi 35. Hãy cùng tìm hiểu 6 nguy cơ mẹ dễ gặp phải khi sinh con ngoài 35 tuổi.
Khả năng sinh sản của phụ nữ bắt đầu suy giảm khi bước sang tuổi 30 và sẽ giảm đáng kể sau tuổi 35. Hãy cùng tìm hiểu 6 nguy cơ mẹ dễ gặp phải khi sinh con ngoài 35 tuổi.
Trong độ tuổi sinh sản, tỷ lệ rủi ro bất thường khi mang thai chỉ chiếm khoảng 1/500. Khả năng đứa bé mắc hội chứng Down chỉ khoảng 1/1.100. Trong khi đó, tỷ lệ rủi ro bất thường ở phụ nữ mang thai ngoài 35 tuổi là khoảng 1/180. Tỷ lệ mắc bệnh Down khoảng 1/350. Nguyên nhân là do chất lượng trứng cũng như nội tiết tố của phụ nữ ở độ tuổi ngoài 35 không còn ổn định như trước nên phôi thai có vấn đề về nhiễm sắc thể cũng xuất hiện nhiều hơn. Từ đó dễ dẫn đến khả năng sinh con mắc dị tật.
Phụ nữ khi sinh ra chỉ có một lượng trứng nhất định. Độ tuổi càng cao, khả năng mang thai của phụ nữ càng giảm do số lượng lẫn chất lượng của trứng giảm. Bên cạnh đó, số lượng tinh trùng, khả năng vận động và lượng tinh dịch ở nam giới đều kém dần theo thời gian. Do đó việc thụ thai sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn. Nếu ở tuổi 30, khả năng thụ thai ở mỗi chu kỳ khoảng 20% thì sang tuổi 35, con số này còn thấp hơn nữa.
Khả năng sinh sản của phụ nữ giảm thiểu đáng kể sau tuổi 35
Nguy cơ sảy thai gia tăng theo độ tuổi. Phụ nữ ngoài tuổi 35 có nguy cơ sảy thai và thai chết lưu cao hơn so với các phụ nữ trẻ. Tỷ lệ sảy thai cao là do tình trạng sức khỏe của mẹ và sự hiện diện của các nhiễm sắc thể bất thường của thai nhi. Đặc biệt, hiện tượng thai chết lưu có thể xảy ra tự nhiên ở giai đoạn muộn của thai kỳ.
Đái tháo đường thai kỳ còn gọi là tiểu đường thai kỳ. Đây là bệnh phổ biến đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt ở độ tuổi ngoài 35. Bởi vậy, phụ nữ cần tăng cường kiểm soát lượng đường trong máu qua chế độ ăn uống, vận động. Đôi khi, mẹ bầu sẽ cần dùng đến thuốc để hỗ trợ vấn đề này.
Nếu không được điều trị, đái tháo đường thai kỳ có thể khiến thai nhi phát triển lớn hơn đáng kể so với kích thước trung bình. Từ đó mẹ có thể gặp phải các chấn thương trong quá trình vượt cạn để sinh con. Đái tháo đường thai kỳ cũng làm gia tăng sinh non và biến chứng cho trẻ sau khi chào đời.
Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ khi sinh con ngoài 35 tuổi
Phụ nữ có tuổi rất dễ bị cao huyết áp trong thời kỳ mang thai. Trước 20 tuần (tăng huyết áp mãn tính), sau 20 tuần (tăng huyết áp thai kỳ) hay sau 20 tuần và đi kèm với protein trong nước tiểu (tiền sản giật). Mẹ cần theo dõi sức khỏe với bác sĩ cẩn thận, thường xuyên kiểm tra sự tăng trưởng của bé.
Sản phụ có nguy cơ gặp các biến chứng cao nên khả năng sinh mổ khi tuổi ngoài 35 là rất cao. Đặc biệt, phụ nữ sinh con càng muộn thì dễ có nguy cơ gặp biến chứng nhau tiền đạo khiến cho việc sinh thường gặp rất nhiều khó khăn. Trong trường hợp này, bắt buộc mẹ phải theo dõi cẩn thận và tiến hành mổ lấy thai khi cần thiết.
Sinh con ngoài 35 tuổi có nhiều khả năng phải sinh mổ
Lưu ý: Tùy theo cơ địa, tình trạng sức khỏe của mỗi người, có nhiều trường hợp sinh con ngoài 35 tuổi mẹ và thai nhi vẫn khỏe mạnh bình thường. Vì vậy, dù mang thai ở độ tuổi nào mẹ cũng cần xem xem và thăm khám sức khỏe trước khi có ý định để quá trình mang thai và vượt cạn trở nên an toàn và dễ dàng hơn.
Hy vọng qua bài viết trên, đã giải đáp được câu hỏi tại sao phụ nữ không nên sinh con ngoài 35 tuổi. Đặc biệt, phụ nữ nên cân nhắc và cố gắng mang thai trước 35 tuổi để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Việc này cũng giúp con yêu thông minh và phát triển khỏe mạnh hơn. Nếu cha mẹ có bất cứ thắc mắc gì về sinh con ở tuổi ngoài 35 có thể liên hệ hotline 1900 1806 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.