Chẩn đoán và phác đồ điều trị tăng huyết áp ở trẻ em

Doan Nguyen

22-09-2023

goole news
16

Tăng huyết áp ở trẻ em là tình trạng huyết áp cao hơn hoặc bằng 95% so với những bé có cùng độ tuổi, chiều cao và giới tính. Bệnh có thể xuất hiện khi trẻ còn nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về nguyên nhân và hướng dẫn cách nhận biết triệu chứng của bệnh lý này.

Tổng quan về bệnh tăng huyết áp ở trẻ em

Huyết áp là áp lực máu chảy qua các mạch cơ thể. Người bị tăng huyết thì tim đẩy máu qua mạch khắp cơ thể sẽ trở nên khó khăn, có thể ảnh hưởng tới mạch máu, tim và nhiều cơ quan khác. 

Bệnh tăng huyết áp ở trẻ em được định nghĩa là trẻ có huyết áp cao hơn hoặc bằng 95% so với những bé có cùng chiều cao, độ tuổi và giới tính. Bệnh lý tăng huyết áp ở trẻ em không dễ dàng để chẩn đoán như người trưởng thành mà cần căn cứ vào nhiều tiêu chuẩn riêng. 

Cao huyết áp ở trẻ em là tình trạng huyết áp cao hơn hoặc bằng 95% so với những bé có cùng độ tuổi, chiều cao và giới tính.

tăng huyết áp ở trẻ em là tình trạng huyết áp cao hơn hoặc bằng 95% so với những bé có cùng độ tuổi, chiều cao và giới tính.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết trẻ em ở độ tuổi khác nhau sẽ có chỉ số tăng huyết áp khác nhau. Khi trẻ được nghi ngờ mắc bệnh tăng huyết áp, cha mẹ cần cung cấp các thông tin về chế độ ăn uống, sinh hoạt, tiền sử bệnh, các hoạt động thể chất hoặc tác nhân có thể gây căng thẳng thần kinh ở trẻ. 

Ngoài ra bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm nhằm chẩn đoán các nguyên nhân gây tăng huyết áp ở trẻ như: Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc siêu âm một số bộ phận của cơ thể. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp ở trẻ em

Bác sĩ chuyên khoa cho biết nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp ở trẻ em rất đa dạng. Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Trẻ em bị tăng huyết áp nguyên phát do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, trẻ có lối sống ít vận động. 
  • Trẻ bị tăng huyết áp thứ phát đa phần là do mắc các bệnh lý về thận. Ngoài ra một số bệnh lý khác bao gồm rối loạn hormone, dị dạng mạch máu cũng có thể gây ra bệnh tăng huyết áp ở trẻ em. 

Bên cạnh đó ở trẻ sơ sinh, bệnh cao huyết áp thường xảy ra do hệ quả của việc sinh non, hẹp động mạch thận, loạn phế quản phổi, hẹp eo động mạch chủ,... Nguyên nhân cũng có thể đến từ môi trường sống xung quanh như có người thân thường xuyên hút thuốc lá. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh tăng huyết áp ở trẻ em

Bệnh cao huyết áp ở trẻ con để nhận biết bên cạnh chỉ số về huyết áp đo được còn có thể căn cứ thêm vào các biểu hiện sau đây:

  • Trẻ xuất hiện tình trạng chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi hoặc đỏ mặt. 
  • Xuất hiện tình trạng phù hoặc co giật do huyết áp tăng cao.
  • Trẻ bị nôn ói.
  • Trẻ thường xuyên bị hồi hộp và đổ mồ hôi. 
  • Trẻ bị suy giảm thị lực. 

Ngoài những biểu hiện trên đây, một số trẻ còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác. Để biết được chính xác con em mình có đang bị bệnh cao huyết áp hay không cha mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn chi tiết.

Biến chứng của bệnh tăng huyết áp ở trẻ em

Trẻ em khi bị tăng huyết áp kéo dài, không được điều trị sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe. Các biến chứng như tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận hoặc bệnh não có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ. 

Bệnh tăng huyết áp ở trẻ em được đánh giá là căn bệnh giết người thầm lặng. Lý do là bởi bệnh hiếm khi có biểu hiện bằng triệu chứng rõ ràng, các biến chứng thường đến rất bất ngờ nhưng cũng rất nguy hiểm. 

Bên cạnh đó bệnh tăng huyết áp ở trẻ em còn nguy hiểm hơn nhiều khi phụ huynh ít để ý tới vấn đề này. Để chẩn đoán chính xác nhất tình trạng cha mẹ cần đưa con em mình tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện kiểm tra và có phương hướng điều trị càng sớm càng tốt.

Thông thường huyết áp của trẻ sẽ thấp hơn so với mức huyết áp của người trưởng thành. Trường hợp bé có huyết áp ở mức cao trong cả ba lần thăm khám liên tiếp thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm để kiểm tra. 

Chuyên gia cho biết trẻ em từ 3 tuổi trở lên cần được đo huyết áp trong những đợt khám sức khỏe định kỳ. Phát hiện sớm căn bệnh sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng. 

Biện pháp chẩn đoán tăng huyết áp ở trẻ em

Để chẩn đoán tình trạng cao huyết áp ở trẻ nhỏ, bé cần được thăm khám và theo dõi huyết áp thường xuyên. Cha mẹ có thể chủ động đo huyết áp cho bé theo đúng hướng dẫn về mặt kỹ thuật sau đây. 

  • Dụng cụ đo cần có kích thước bóng hơi phù hợp với sức khỏe của trẻ. Bóng hơi là bộ phận được sử dụng để quấn quanh tay. 
  • Cho trẻ nghỉ ngơi từ 10 tới 15 phút trước khi thực hiện việc đo huyết áp. 
  • Trong quá trình đo cần cho bé nằm yên tĩnh và không được quấy khóc. 
  • Thực hiện đo ở cả 2 tay bởi trong một số trường hợp huyết áp ở tay trái thường bị giảm hơn so với tay phải. 
  • Sau khi thu được kết quả cha mẹ cần so sánh chỉ số đo được với chỉ số huyết áp tương ứng với độ tuổi và giới tính của con. Khi các giá trị nằm ngoài tiêu chuẩn thì nên đo lại và thông báo cho bác sĩ chuyên khoa. 

Tổng hợp các biện pháp phòng ngừa tăng huyết áp ở trẻ em

Dù là căn bệnh nguy hiểm ở trẻ em nhưng cao huyết áp hoàn toàn có thể phòng ngừa được thông qua việc rèn luyện và có lối sống khoa học, cụ thể như sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng cho bé, trong đó cần hạn chế các đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, thức ăn có nhiều đường hoặc mặn. Tốt nhất nên cho bé ăn thêm rau xanh, tránh cây, chất xơ và sữa chua. 
  • Duy trì một lượng muối phù hợp cho bé, trong đó trẻ từ 4 tới 6 tuổi nên sử dụng khoảng 1.2g/ngày, với trẻ lớn hơn thì dùng khoảng 1.5g/ngày. 
  • Cần duy trì cân nặng hợp lý cho bé, tránh tình trạng tăng cân quá mức gây béo phì.
  • Cho bé vui chơi, tham gia nhiều hoạt động xã hội và tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Hạn chế việc cho bé xem máy tính, tivi, chơi game hoặc ngồi quá lâu một chỗ. 
  • Cần duy trì một lịch học phù hợp, hạn chế tình trạng căng thẳng hoặc stress do việc học. 

Hy vọng với những thông tin cung cấp về bệnh tăng huyết áp ở trẻ em trong bài viết, quý độc giả sẽ có thêm kiến thức về căn bệnh này. Khi phát hiện các biểu hiện bất thường cần đưa bé tới cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị sớm. 

545

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám