Bệnh sởi ở trẻ nhỏ do nguyên nhân nào và cách điều trị 

29-11-2021

Tác giả: Nguyệt An

Bệnh sởi ở trẻ nhỏ do nguyên nhân nào và cách điều trị 

Bệnh nhân nhi Vũ Ngọc Bích, 28 tháng tuổi, trú tại Hà Nội nhập viện Đa khoa Phương Đông trong tình trạng sốt, hắt hơi, sổ mũi liên tục nhiều ngày kèm theo hiện tượng ban hồng lan rộng. Sau khi thăm khám, làm xét nghiệm bé được các bác sĩ chẩn đoán mắc sởi biến chứng viêm phổi và chỉ định nhập viện điều trị. 

Các triệu chứng bệnh sởi là sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39 - 40 độ C, sốt liên tục. Trẻ bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), tiêu chảy. Có những chấm nhỏ khoảng 1mm nổi lên trên niêm mạc má, dễ quan sát khi trẻ há miệng to. Chấm có màu đỏ, xung huyết, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất, dấu hiệu này mất nhanh trong vòng 12 - 18 giờ.

Sau khi sốt 3 - 4 ngày, trẻ bị phát ban. Đầu tiên ban mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành. 

Ở thể nhẹ thì ban rải rác, thể nặng ban dày gần như che kín da, cả gan bàn tay, chân, sau khi bay để lại vết thâm trên da. Trẻ ăn kém, mệt, mỏi. Thường thì 3 - 4 ngày sau khi ban mọc, ban sẽ bắt đầu bay, nhạt màu dần, nơi nào mọc trước thì sẽ bay trước và để lại vết thâm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì. Trẻ lại sức dần và hết sốt.

Để phòng bệnh sởi, cần tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ. Tiêm mũi 1 khi trẻ tròn 9 tháng tuổi và mũi 2 trong chiến dịch tiêm nhắc lại. Nên cách ly trẻ mắc sở ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Bệnh nhi phải được ở nơi thoáng mát, ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ, không nên kiêng khem quá mức gây tình trạng thiếu các vi chất.

Xem thêm video khác

19001806 Đặt lịch khám