Thuỷ đậu là một bệnh tương đối lành tính, chúng có thể thuyên giảm sau vài tuần. Nhưng thuỷ đậu bội nhiễm là vấn đề đáng lo ngại gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Vậy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiểu rõ về thuỷ đậu bội nhiễm cũng như phương pháp điều trị qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về thuỷ đậu bội nhiễm
Thuỷ đậu bội nhiễm là gì?
Thuỷ đậu là bệnh do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra, lây truyền và thường sẽ tự khỏi sau 10 – 15 ngày. Thời điểm virus này hoạt động mạnh nhất và bệnh bùng phát nhiều nhất là cuối đông và đầu xuân. Khi mắc bệnh, cơ thể xuất hiện những đốm đỏ, mụn nước khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh thuỷ đậu khá lành tính tuy nhiên nếu không được chăm sóc và can thiệp từ sớm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Thuỷ đậu bội nhiễm là biến chứng của thuỷ đậu, xuất hiện các vết ban mụn nước bị nhiễm trùng, mưng mủ, ngứa, đau và lâu lành. Đây là tình trạng biến chứng thường gặp nhất của thuỷ đậu, đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn là người có hệ miễn dịch yếu hoặc suy giảm. Hiện tượng thuỷ đậu bị bội nhiễm do nhiễm trùng, gia tăng lượng VZV và nhiễm trùng bởi các tác nhân khác trên vết mụn nước bị vỡ. Thuỷ đậu bội nhiễm có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được thăm khám kịp thời và đúng cách.
Thuỷ đậu bội nhiễm là biến chứng của thuỷ đậu do Varicella Zoster Virus gây ra
Đối tượng có nguy cơ mắc thuỷ đậu bội nhiễm
Bất kỳ ai cũng có thể có nguy cơ mắc phải thuỷ đậu bội nhiễm. Tuy nhiên, có một số đối tượng có nguy cơ bị bội nhiễm thuỷ đậu cao hơn như:
- Người có hệ miễn dịch yếu hoặc suy giảm: Do tuổi tác (trẻ em, người cao tuổi), phụ nữ mang thai, mắc các bệnh lý nền mãn tính, mắc chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh, mắc các bệnh lý xã hội (HIV/AIDS),... Những người thuộc nhóm đối tượng này có hệ miễn dịch suy yếu nghiêm trọng, không đủ khả năng chống lại sự xâm nhập và tấn công của các tác nhân gây hại nên dễ gây bội nhiễm thuỷ đậu.
- Người mắc thuỷ đậu nhưng không đảm bảo vệ sinh trong quá trình điều trị và chăm sóc: Người mắc bệnh thuỷ đậu có tình trạng viêm nhiễm cấp tính ngoài da, từ đó mà da dễ nhiễm trùng nặng, tổn thương, dễ tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Người mắc thuỷ đậu không điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ: Người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc, đắp thuốc Nam,... Đây là phương pháp chưa có bất cứ kiểm định chính thống nào xác định hiệu quả của chúng. Nếu tự ý sử dụng, có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn, khó kiểm soát, lở loét ngoài da,... dẫn tới nguy cơ bị thuỷ đậu bội nhiễm.
Nguyên nhân gây ra thuỷ đậu bội nhiễm
Nguyên nhân chính gây ra bội nhiễm thuỷ đậu là do sự gia tăng của VZV, bên cạnh đó là do liên cầu khuẩn nhóm A (GAS) và tụ cầu vàng. Các vi khuẩn này xâm nhập và tấn công cơ thể qua các mụn nước bị vỡ ra.
Ngoài ra, khi mắc bệnh thuỷ đậu, người bệnh gãi khiến các nốt mụn nước bị vỡ ra, từ đó các tác nhân gây bệnh bên ngoài xâm nhập vào vết thương và tấn công cơ thể người bệnh. Tình trạng nhiễm trùng do thuỷ đậu trở nên nghiêm trọng, có trường hợp chúng tấn công vào đường máu gây nhiễm trùng khuẩn huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị thuỷ đậu bội nhiễm gồm:
- Vệ sinh cơ thể và vùng da bị thuỷ đậu không sạch sẽ. Độ kiềm trong dung dịch vệ sinh cao.
- Do các tác nhân bên ngoài như: Hoá chất, khói bụi, lông của động vật,... Các tác nhân này có trong không khí hoặc môi trường xung quanh, dễ bám vào mụn nước trên da gây nên tình trạng bội nhiễm.
- Sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm,... thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi.
- Người mắc các bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh tim,...
- Người mắc các bệnh lý xã hội như HIV/AIDS.
- Khi mắc thuỷ đậu, người bệnh gãi nhiều hoặc nặn bỏ các nốt thuỷ đậu.
Có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị bội nhiễm thuỷ đậu
Dấu hiệu của thuỷ đậu bội nhiễm
Thuỷ đậu đến giai đoạn bội nhiễm sẽ có những dấu hiệu như sau:
- Các nốt thuỷ đậu bắt đầu tiết dịch vàng, có mủ, cơ thể xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ.
- Vùng da bị bội nhiễm đau rát, ngứa và ửng đỏ.
- Có thể có tình trạng lở loét, hoại tử nếu không vệ sinh sạch sẽ. Để tình trạng này kéo dài dẫn đến viêm phổi, viêm cầu thận cấp, viêm não,…Thậm chí ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng gây ảnh hưởng đến tính mạng.
- Xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, mụn nước trên da vỡ ra. Có một vài trường hợp, các nốt mẩn màu đục, chứa dịch nhầy.
- Xuất hiện tình trạng phù nề trên da.
- Cơ thể xanh xao, mệt mỏi, sốt, sụt cân,...
Thuỷ đậu bội nhiễm sau khi điều trị khỏi vẫn để lại sẹo ở trên các vùng da bị tổn thương. Thời gian phục hồi thường khoảng 7-10 ngày đối với người khoẻ mạnh. Nếu hệ miễn dịch kém và không chăm sóc đúng cách, thời gian phục hồi sẽ lâu hơn.
Nếu đang trong quá trình mang thai, cần cảnh giác với bệnh này vì có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Hình ảnh thuỷ đậu bội nhiễm
Một số hình ảnh của thuỷ đậu bội nhiễm
Phương pháp điều trị thuỷ đậu bội nhiễm
Hiện nay, chưa có phương pháp chữa trị thuỷ đậu đặc hiệu, đặc biệt là thuỷ đậu bội nhiễm, tình trạng bệnh lý càng phức tạp càng khó điều trị hơn. Các phương pháp hiện nay chủ yếu là cải thiện các triệu chứng, giảm tối đa nguy cơ bội nhiễm và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Cách điều trị thuỷ đậu bội nhiễm đang được áp dụng phổ biến hiện nay là:
Điều trị các nốt thuỷ đậu bội nhiễm
Điều trị các nốt thuỷ đậu bội nhiễm cần thực hiện sớm và đúng cách để đảm bảo không để lại biến chứng:
- Vệ sinh da sạch sẽ bằng nước ấm, có thể kết hợp với xà phòng có chất tẩy rửa nhẹ, sau đó lau khô vùng da bị ướt nhẹ nhàng.
- Sử dụng thuốc kháng sinh dạng kem để bôi vào các nốt thuỷ đậu theo chỉ định của bác sĩ.
- Không gãi, cào, nặn các nốt thuỷ đậu bị bội nhiễm.
- Băng lại các nốt thuỷ đậu bội nhiễm nếu có chảy dịch hoặc mủ bằng băng gạc, thay băng thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.
- Theo dõi các nốt thuỷ đậu trên cơ thể, nếu có biểu hiện bất thường cần đến bệnh viện ngay để được chữa trị kịp thời.
Điều trị thuỷ đậu bội nhiễm bằng thuốc
Ngoài thuốc kháng sinh để điều trị viêm nhiễm, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc khác để giảm các triệu chứng của thuỷ đậu bội nhiễm như:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt.
- Thống chống ngứa giúp giảm tình trạng ngứa ngáy.
- Thuốc chống viêm nhưng chỉ dùng khi cần thiết và ngắn ngày.
- Thuốc chống virus, chỉ dùng cho người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng, suy giảm miễn dịch,... cần được bác sĩ chỉ định.
Bôi thuốc thuỷ đậu xanh methylen giúp nhanh lành bệnh
Chăm sóc tại nhà
Bên cạnh điều trị y tế, người bệnh nên áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để quá trình phục hồi nhanh hơn như:
- Nghỉ ngơi đủ, hạn chế làm việc nặng hoặc vận động quá sức.
- Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước.
- Mặc quần áo thoải mái, thoáng, chất liệu mềm mịn, tránh kích ứng da.
- Tắm bằng nước ấm, có thể thêm muối biển, bột nghệ, lá trầu không,... có tác dụng kháng khuẩn, dịu da.
- Cắt móng tay để đảm bảo vệ sinh, có thể đeo găng tay khi ngủ để tránh gãi các nốt thuỷ đậu gây tổn thương.
- Không đi đến nơi đông người, hạn chế tiếp xúc với người chưa mắc thuỷ đậu hoặc chưa tiêm phòng thuỷ đậu.
Biến chứng của thuỷ đậu bội nhiễm
Thuỷ đậu thông thường tự thuyên giảm sau 7-10 ngày, nhưng đối với thuỷ đậu bội nhiễm thời gian phục hồi có thể kéo dài lâu hơn và có thể có những biến chứng nguy hiểm hoặc sẹo. Một số biến chứng có nguy hiểm do thuỷ đậu bội nhiễm gây ra như:
- Viêm da đa bội: Đây là biến chứng thường gặp nhất, do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết mụn nước bị vỡ ra. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào lớp biểu bì của da gây ra sưng, đỏ, nóng, có mủ hoặc chảy dịch. Viêm da đa bội có thể để lại sẹo hoặc gây nhiễm trùng huyết nếu không được chữa trị kịp thời.
- Viêm não, viêm màng não: Vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào não hoặc màng não, gây ra sốt cao, đau đầu, nôn mửa, co giật, mất ý thức,.... Đây là biến chứng nghiêm trọng có gây ra các di chứng như liệt, động kinh, giảm trí tuệ,... thậm chí là gây tử vong.
- Viêm phổi: Là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào phổi gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, đau ngực, sốt, mệt mỏi. Viêm phổi có thể gây ra suy hô hấp hoặc nhiễm trùng huyết nếu không điều trị kịp thời.
- Viêm tai giữa: Đây là hiện tượng nguy hiểm do vi khuẩn xâm nhập vào ống tai, khiến tai đau, sưng tai, chảy dịch trong tai, sốt. Tình trạng viêm tai giữa có thể gây ra biến chứng như viêm màng não, viêm xương chũm,...
- Nhiễm trùng huyết: Là biến chứng hiếm gặp do vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây ra
Phụ nữ đang trong quá trình mang thai nếu mắc thuỷ đậu có thể gây hại cho thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Thai nhi có thể mắc dị tật bẩm sinh như: Dị tâm tim, dị tật mắt, dị tật thân kinh,...
Phụ nữ mang thai mắc thuỷ đậu có thể ảnh hưởng đến thai nhi
Phương pháp phòng tránh bệnh thuỷ đậu bội nhiễm
Thuỷ đậu bội nhiễm có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng cách tiêm vaccine. Vaccine thuỷ đậu có khả năng kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại VZV nên có khả năng phòng ngừa bệnh thuỷ đậu ở trẻ con và người lớn.
Tiêm vaccine thuỷ đậu tại Trung tâm tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông:
Vaccine
|
Vắc xin Varivax
|
Vắc xin Varicella
|
Nước sản xuất
|
Mỹ
|
Hàn Quốc
|
Đối tượng
|
Trẻ em 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.
|
Lịch tiêm
|
Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi:
- Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
- Khuyến cáo mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 3 tháng hoặc mũi 2 lúc trẻ 4-6 tuổi.
Lịch tiêm cho trẻ từ 13 tuổi và người lớn:
- Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
|
Vaccine thuỷ đậu được coi là phương pháp phòng tránh bệnh thuỷ đậu an toàn và hiệu quả nhất, nhưng cũng có thể có một số tác dụng phụ như: Sưng, đỏ, đau, ngứa ở chỗ tiêm, sốt nhẹ, nổi mẩn nhỏ trên da. Những tác dụng phụ này thương nhẹ, xuất hiện tức thời và tự hết sau vài ngày.
Tiêm vaccine thuỷ đậu tại Trung tâm tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho bé
Ngoài tiêm vaccine phòng bệnh thuỷ đậu đúng lịch và đầy đủ, có thể ngăn ngừa bệnh thuỷ đậu bằng những cách sau:
- Không tuyệt xúc với người bị bệnh thuỷ đậu cho đến khi họ khỏi bệnh hoàn toàn. Ngay cả khi người bệnh đang trong thời gian ủ bệnh, virus vẫn có thể lây nhiễm.
- Vệ sinh cá nhân và nhà cửa sạch sẽ để ngăn ngừa virus có nơi trú ngụ trong môi trường sống xung quanh.
- Thường xuyên rửa tay, khử trùng bằng dung dịch vệ sinh, nhất là sau khi tiếp xúc với người khác, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Hạn chế đến nơi đông người.
- Ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng và khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Kết luận
Thuỷ đậu bội nhiễm là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh thuỷ đậu, các nốt phát ban bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuỷ đậu bội nhiễm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên người bệnh không nên chủ quan mà điều trị sớm và kịp thời.
Để phòng ngừa thuỷ đậu bị bội nhiễm, hãy chủ động phòng tránh bệnh lý này bằng cách tiêm phòng vắc xin và hạn chế tiếp xúc với nguồn lây nhiễm bệnh. Hy vọng bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh thuỷ đậu bội nhiễm.
Nếu muốn hoặc chủ động tiêm vaccine phòng chống bệnh thuỷ đậu, quý khách có thể liên hệ hotline 19001806 để đội ngũ nhân viên của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời.