Bệnh thủy đậu ở trẻ em và những điều cha mẹ chưa biết

Chế Thị Thùy Linh

23-08-2020

goole news
16

Trong những năm gần đây, số ca mắc thủy đậu có xu hướng gia tăng với nhiều ca biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh. Cộng thêm, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh dễ thành dịch nên nó  đã và đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều gia đình có con nhỏ.

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ em

Virus Varicella Zoster chính là thủ phạm gây bệnh thủy đậu và lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Vì vậy mà đa số các trường hợp trẻ mắc bệnh đều do hít phải nước bọt khi ho, hắt xì hoặc tiếp xúc với chất dịch bên trong mụn nước của người bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể lây nhiễm trong vòng 1-2 ngày trước khi xuất hiện các nốt ban đỏ cho đến khi các mụn nước khô lại và bong tróc vảy.

Bệnh thủ đậu ở trẻ em và những điều cha mẹ chưa biết Những mụn nhỏ có nước mọc khắp người là biểu hiện đặc trưng của bệnh thủy đậu

Những triệu chứng của bệnh thủy đậu 

Bệnh thủy đậu thường trải qua 4 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau.

Giai đoạn ủ bệnh của bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bé bắt đầu bị nhiễm virus và phát bệnh. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 10 - 20 ngày. Những bé mắc bệnh vào thời gian này thường không có bất kỳ dấu hiệu gì, rất khó để nhận biết.

Bệnh thủy đậu ở trẻ và những điều cha mẹ chưa biết

Điều trị đúng cách và kịp thời sẽ hạn chế sẹo xấu do thủy đậu gây ra

Giai đoạn khởi phát 

Tại thời điểm phát bệnh, trẻ xuất hiện các triệu chứng như: sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi. Và bắt đầu xuất hiện ban đỏ với đường kính vài milimet trong 24 - 48 giờ đầu. Một số trẻ có thể có hạch sau tai, kèm viêm họng.

Giai đoạn toàn phát

Trẻ nhỏ bắt đầu sốt cao, chán ăn, nôn trớ, mệt mỏi, quấy khóc. Các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 - 3 mm. Các mụn nước này gây ngứa và rát, rất khó chịu cho bé.

Những nốt mụn nước này sau đó sẽ lan ra toàn thân, mọc kín trên cơ của bé. Thậm chí mọc cả vào niêm mạc miệng gây khó khăn trong việc ăn uống của trẻ. Một số trường hợp trẻ bị nhiễm trùng mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, dịch bên trong mụn nước màu đục do chứa mủ.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu ở trẻ em

Tuy là căn bệnh lành tính nhưng thủy đậu ở trẻ nhỏ vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Những biến chứng thường gặp của bệnh thủy đậu gồm:

  • Nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát tại các nốt mụn nước, thủy đậu xuất huyết bên trong.
  • Trẻ bị viêm não, viêm màng não.
  • Nguy cơ mắc viêm phổi thủy đậu.
  • Biến chứng dễ gặp gồm viêm cầu thận cấp, viêm gan.
  • Viêm tai ngoài, tai giữa.
  • Bệnh zona thần kinh.
  • Viêm thanh quản.
  • Viêm võng mạc.

Cách xử trí khi trẻ bị thủy đậu  

Theo các bác sĩ nhi khoa, khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh thủy đậu, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất. Điều này góp phần không nhỏ vào hiệu quả điều trị, tránh được các biến chứng nguy hiểm và giúp trẻ phục hồi nhanh chóng.

Một số lưu ý cho phụ huynh khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu:

  • Cách ly trẻ với những người xung quanh. 
  • Các đồ dùng cá nhân của bé như: bàn chải, khăn mặt… phải dùng riêng và được tẩy trùng sạch sẽ.
  • Vệ sinh đồ chơi sạch sẽ, phơi khô.
  • Cho bé tắm bằng nước ấm và dùng loại khăn mềm mại để lau người nhẹ nhàng. Tránh cọ xát mạnh làm vỡ các nốt thủy đậu. Sau khi tắm cần dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo thoáng mát cho trẻ. 
  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, để giúp ngăn ngừa việc bị mất nước.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em và những điều cha mẹ chưa biết Trong điều trị thủy đậu, chỉ nên bôi xanh methylen khi nốt phỏng nước đã bị vỡ

Cách phòng thủy đậu hiệu quả  

Hiện nay đã có 2 vacxin phòng bệnh thuỷ đậu là Varicella (Hàn Quốc) và Varivax (Mỹ) mang lại hiệu quả cao và lâu dài. Việc cho trẻ tiêm phòng thủy đậu đúng thời gian và đủ liều giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus gây bệnh. Loại vacxin này được áp dụng đối với các độ tuổi như sau:

Vacxin phòng bệnh thủy đậu được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Với lịch tiêm thuỷ đậu cho bé cụ thể:

Trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi:

  • Mũi 1: Khi trẻ 12 tháng tuổi. Liều 0,5ml
  • Mũi 2: Khi trẻ 4 – 6 tuổi. Liều 0,5ml

Thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên:

  • Mũi 1: Liều đầu 0,5ml
  • Mũi 2: Cách mũi 1 từ 4 - 8 tuần. Liều 0,5ml

Thực tế cho thấy những trẻ khi được tiêm phòng vacxin có khả năng phòng ngừa thủy đậu lên đến 90%. Cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu. Tuy nhiên những trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu và thường không gây biến chứng. 

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ tiêm chủng hoặc đặt lịch khám, các bậc phụ huynh vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 1806 của Bệnh viện Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

8,108

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám