Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào là tốt nhất?

Nguyễn Mai Phương

24-11-2020

goole news
16

Lao là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, khả năng lây lan mạnh. Chủng ngừa lao được khuyến nghị cho tất cả trẻ sơ sinh. Vậy tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào là tốt nhất?

Vì sao trẻ sơ sinh cần phải tiêm vắc xin lao?

Lao là bệnh truyền nhiễm gây bởi vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Bệnh có thể gặp ở nhiều bộ phận cơ thể, phổ biến nhất là lao phổi (chiếm 80-85% tổng ca bệnh) với triệu chứng bao gồm ho kéo dài, ho ra máu, khó thở, đau ngực, mồ hôi trộm… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nặng như tràn dịch màng phổi, lan sang đến tim, hệ thần kinh và nhiều cơ quan khác.

Tiêm lao cho trẻ sơ sinh là cách tốt nhất để bảo vệ bé tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm nàyTiêm lao cho trẻ sơ sinh là cách tốt nhất để bảo vệ bé tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này

Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch còn non nớt, sức đề kháng yếu rất dễ bị vi khuẩn lao tấn công. Bởi vậy, tiêm vắc xin lao được Bộ Y tế quy định cho tất cả trẻ dưới 1 tuổi trong vòng 1 tháng sau sinh.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào là tốt nhất?

Vắc xin BCG là vắc xin sống giảm độc lực, giúp bé phòng ngừa hiệu quả bệnh lao chỉ với liều duy nhất, không cần tiêm nhắc lại. Thời điểm vàng để tiêm vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh là trong vòng 24 giờ đầu sau khi chào đời, trước 28-30 ngày tuổi. Đặc biệt trong trường hợp có người nhà bị lao hay ho khan kéo dài, gia đình cần đưa bé đi tiêm càng sớm càng tốt. 

Với trẻ sinh non, có vấn đề về sức khỏe, đang trong chế độ chăm sóc đặc biệt, cần đợi đến khi trẻ có thể trạng tốt mới nên tiêm phòng lao. Có thể hoãn tiêm vắc xin BCG trong trường hợp trẻ sốt cao, nhiễm khuẩn cấp tính, viêm da có mủ, suy giảm miễn dịch nặng, suy dinh dưỡng nặng, thiếu cân.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào tốt nhất phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của bé
Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào tốt nhất phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của bé

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh muộn có sao không?

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh muộn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao cao hơn so với trẻ được tiêm phòng đúng lịch theo quy định của Bộ Y tế. 

Trong trường hợp trẻ sau 1 tháng tuổi chưa được tiêm phòng, vắc xin chỉ có tác dụng khi bé chưa nhiễm khuẩn lao. Vì vậy nếu bé đã quá giai đoạn sơ sinh, trước khi tiêm gia đình cần cho bé đi khám và xét nghiệm. Nếu bé chưa có kháng thể kháng lao và chưa bị nhiễm bệnh thì có thể được tiêm theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bé đã bị nhiễm lao, việc tiêm vắc xin lúc này không còn cần thiết nữa mà còn có thể tăng nguy cơ phản ứng phụ sau tiêm.

Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả phòng bệnh, đảm bảo sức khỏe con yêu, phụ huynh cần ghi nhớ và đưa bé đi tiêm đúng lịch, đúng liều.

Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng lao đúng cách

Sau khi tiêm vắc xin phòng lao, trẻ có thể gặp phải một số phản ứng phụ thường thấy như sau:

  • Ngay sau khi tiêm phòng lao, vùng da chỗ vết tiêm của trẻ sẽ xuất hiện vết đỏ nhỏ và thường biến mất sau 30 phút – 1 giờ.
  • Trong 24 giờ sau tiêm, vết tiêm có triệu chứng sưng, áp xe tại chỗ, thậm chí có thể kèm sốt nhẹ, nổi hạch. Các biểu hiện này thường tự hết sau khoảng  1 – 3 ngày mà không cần phải can thiệp điều trị.
  • Sau khi trẻ tiêm phòng lao được khoảng 2 tuần – 2 tháng, thậm chí là lâu hơn, da tại vết tiêm của trẻ bị đỏ, có mủ trắng, mụn mủ tự vỡ và tạo ra vết loét. Theo thời gian (trên 2 tuần), vết loét sẽ tự lành và để lại một vết sẹo nhỏ có kích thước khoảng 3 – 5mm. Quá trình này diễn ra đồng nghĩa với việc cơ thể của trẻ đã hoàn toàn có miễn dịch với vi khuẩn lao.

Ba mẹ cần theo dõi cơ thể trẻ liên tục trong 4 ngày đầu sau tiêm phòng lao để phát hiện kịp thời các vấn đề xảy ra
Ba mẹ cần theo dõi cơ thể trẻ liên tục trong 4 ngày đầu sau tiêm phòng lao để phát hiện kịp thời các vấn đề xảy ra

Khi trẻ có những phản ứng sau tiêm bình thường như trên, phụ huynh cần chăm sóc bé như sau:

  • Cho trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng tối thiểu 30 phút sau tiêm để nhân viên y tế theo dõi phản ứng của cơ thể sau tiêm hay các dấu hiệu bất thường nào ở bé do đáp ứng với vắc xin.
  • Theo dõi cơ thể trẻ liên tục trong 4 ngày đầu sau tiêm để phát hiện kịp thời các vấn đề xảy ra, chẳng hạn như sốt, nhiễm trùng vết tiêm, sưng mủ...
  • Khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh thì phụ huynh cần nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và điều trị đúng hướng. Chú ý không tự ý cho trẻ dùng thuốc tại nhà để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, ăn đầy đủ dinh dưỡng dưỡng chất và bổ sung thêm nước để tăng khả năng đề kháng cho cơ thể bé.

Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo, các bậc phụ huynh nên lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để kịp thời xử lý khi phát hiện những dấu hiệu bất thường sau tiêm vắc xin phòng lao. Cụ thể:

  • Bé sốt cao > 39 độ C và không đáp ứng thuốc hạ sốt.
  • Sốt kéo dài trên 24 giờ hoặc sốt xuất hiện sau 12 giờ tiêm chủng
  • Bé có triệu chứng khóc kéo dài, mệt mỏi, ngủ  li bì và hôn mê 
  • Co giật.
  • Bé nôn trớ, bú kém, bỏ bú.
  • Phát ban.
  • Bé thở nhanh, khó thở co kéo hõm ức hoặc thở rên, thở ậm ạch, tím môi và các chi.
  • Chi lạnh, bề mặt da bé nổi vân tím.
  • Một số dấu hiệu bất thường khác ở trẻ sau tiêm vắc xin lao  khiến phụ huynh lo lắng.

Tiêm phòng lao cho bé sơ sinh ở đâu an toàn và uy tín?

Hiện tại vắc xin phòng Lao BCG có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, cha mẹ có thể đưa trẻ đến tiêm tại các trạm y tế, trung tâm y tế dự phòng tại địa phương theo lịch chủng ngừa. Ngoài ra phụ huynh có thể chọn tiêm chủng dịch vụ cho con tại các cơ sở y tế như Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hệ thống sân chơi cho trẻ tại Trung tâm tiêm chủng - BVĐK Phương Đông
Hệ thống sân chơi cho trẻ tại Trung tâm tiêm chủng - BVĐK Phương Đông

Tiêm phòng tại Phương Đông, bé sẽ được bác sĩ chuyên khoa khám lâm sàng kỹ lưỡng, đảm bảo sức khỏe trước tiêm. Phụ huynh được bác sĩ tư vấn về vắc xin, đường tiêm, phác đồ tiêm, phản ứng phụ, cách theo dõi và chăm sóc trẻ khi về nhà. 100% trẻ sau tiêm được theo dõi và kiểm tra với bác sĩ trong vòng 30 phút trước khi ra về. Khu vực cấp cứu bố trí ngay cạnh trung tâm tiêm chủng. Nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra, ekip cấp cứu sẽ xử trí nhanh chóng, kịp thời, đúng phác đồ.

Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhiều kinh nghiệm, được đào tạo bài bản. Kỹ thuật viên nhẹ nhàng, thao tác nhanh và chuẩn xác, hạn chế làm trẻ lơ sợ hay đau nhiều trong quá trình tiêm chủng. Bố mẹ được nhắn tin nhắc trước ngày tiêm, không lo nhỡ lịch tiêm chủng của bé.

Nguồn vắc xin tại BVĐK Phương Đông được bảo quản trong điều kiện tốt nhất theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Phòng tiêm thoáng mát, đủ tiện nghi, có phòng thay tã, cho bé bú và khu chơi đầy màu sắc, tủ sách trẻ em hấp dẫn... giúp bé có tâm lý thoải mái như đi chơi. Gia đình đến viện có thể đi dạo giữa khuôn viên xanh mát, trong lành, giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng khi đưa con đi tiêm chủng.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin giúp cha mẹ biết cách chăm sóc bé bị sưng cứng sau tiêm phòng. Để nhận tư vấn chi tiết và đặt lịch tiêm tại Phương Đông, cha mẹ vui lòng liên hệ hotline 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,345

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám