Tiêm phòng vắc xin thương hàn

Nguyễn Mai Phương

06-02-2021

goole news
16

Thương hàn là bệnh truyền nhiễm có thể biến chứng dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất là tiêm vắc xin thương hàn.

Thương hàn là bệnh gì?

Thương hàn là bệnh truyền nhiễm o trực khuẩn Salmonella Typhi và phó thương hàn (Salmonella paratyphi A, B) gây ra. Bệnh thường khởi phát đột ngột, triệu chứng gồm sốt cao kéo dài, toàn thân mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, tiêu chảy hoặc táo bón, mạch chậm, nổi ban đỏ… đôi khi không có biểu hiện triệu chứng nên rất khó nhận biết. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 8 đến 14 ngày. Bệnh có thể biến chứng xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột non dẫn đến tử vong, viêm não, viêm xương, viêm nội tâm mạc, viêm túi mật, viêm cơ tim, viêm phổi, viêm tụy…

Triệu chứng nổi ban đỏ ở vùng ngực, mạn sườn, bụng của bệnh thương hàn

Triệu chứng nổi ban đỏ ở vùng ngực, mạn sườn, bụng của bệnh thương hàn

Thương hàn xuất hiện quanh năm, phổ biến nhất là vào mùa hè, đặc biệt ở những nơi có điều kiện vệ sinh hạn chế, thoát nước kém, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Người mắc bệnh thương hàn là nguồn truyền bệnh chính, trong thời gian ủ bệnh, chưa có triệu chứng lâm sàng có thể lây sang người lành. Người bệnh sau khi khỏi vẫn tiếp tục đào thải vi khuẩn ra môi trường từ vài tuần cho đến 2-3 tháng nên vẫn là nguồn lây nhiễm cần lưu ý. 

Thương hàn có thể lây truyền qua đường trực tiếp và gián tiếp:

- Trực tiếp: Người lành tiếp xúc với vi khuẩn trong chất thải hoặc tay chân, đồ dùng nhiễm khuẩn của người bệnh và người lành mang vi khuẩn.

- Gián tiếp: Người lành ăn uống đồ bị nhiễm khuẩn chưa nấu chín, uống nước lã. Đây là phương thức lây truyền chủ yếu của bệnh và có thể tạo thành dịch lớn.

Bệnh thương hàn đã từng gây ra nhiều đại dịch trên thế giới và là nỗi ám ảnh lớn trước khi có vắc xin. Ngày nay, nhờ triển khai tiêm chủng và kháng sinh được dùng rộng rãi cũng như các tiến bộ về vệ sinh công cộng, vệ sinh cá nhân nên bệnh không còn phổ biến như trước, nếu có mắc bệnh cũng ít trầm trọng và biến chứng hơn.

Tìm hiểu về vắc xin thương hàn

Nhờ có vắc xin thương hàn, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm đi rất nhiều, các biến chứng của bệnh cũng như tỷ lệ tử vong cũng không còn cao như trước. Tuy nhiên đây vẫn là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhất là ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao. Bởi vậy chủ động tiêm phòng đúng lịch, đúng liều là phương pháp tối ưu giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.

Vắc xin thương hàn được phát triển lần đầu tiên vào năm 1896 bởi Almroth Edward Wright, Richard Pfeiffer và Wilhelm Kolle. Đến nay, vắc xin thương hàn nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của WHO, bao gồm những loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất, cần thiết trong một hệ thống y tế.

Tiêm phòng thương hàn là biện pháp hữu hiệu giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh, hạn chế biến chứng 

Tiêm phòng thương hàn là biện pháp hữu hiệu giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh, hạn chế biến chứng 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm phòng thương hàn cho tất cả trẻ em ở vùng dịch hoặc những đối tượng có nguy cơ cao. Tùy thuộc vào loại vắc xin, liều bổ sung được khuyến cáo từ 3-7 năm một lần. Tại Hoa Kỳ, vắc xin chỉ được khuyến cáo tiêm cho những người có nguy cơ cao như du khách đến từ khu vực có dịch lưu hành.

Tại Việt Nam, vắc xin thương hàn được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia từ năm 1997, những năm đầu triển khai kế hoạch tiêm cho trẻ từ 3-5 tuổi tại 6 tỉnh phía Nam gồm:  Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và 2 huyện của 2 tỉnh phía Bắc là Lào Cai, Sơn La. Diện triển khai ngày càng được mở rộng, nhiều nhất là vào năm 2005 tại 35 tỉnh/thành phố. Trong những năm gần đây, vắc xin thương hàn chỉ tiêm tại những vùng có nguy cơ cao.

Các loại vắc xin thương hàn

Việt Nam hiện lưu hành hai loại vắc xin thương hàn là Typhim VI và Typhoid VI.

Vắc xin thương hàn Typhim VI 25mcg/0,5ml chứa 25mcg purified vi capsular polysaccharide của trực khuẩn Salmonella Typhi, sản xuất bởi Sanofi Pasteur (Pháp), là vắc xin bất hoạt, sử dụng qua đường tiêm (không được uống), được bào chế từ các kháng nguyên đã bị làm chết của trực khuẩn thương hàn. 

Vắc xin thương hàn Typhim VI được chỉ định tiêm cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên nhằm tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa bệnh thương hàn, chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với thành phần vắc xin;
  • Không được tiêm bắp cho người giảm tiểu cầu hay rối loạn đông máu;
  • Trẻ em dưới 2 tuổi (do đáp ứng miễn dịch ở đối tượng này thấp).

Vắc xin thương hàn Typhim VI

Vắc xin thương hàn Typhim VI 

Vắc xin thương hàn Typhoid VI sản xuất bởi Viện Pasteur Đà Lạt (DAVAC), chỉ định tiêm cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn, chống chỉ định tiêm trong các trường hợp:

  • Có tiền sử dị ứng với thành phần vắc xin;
  • Phụ nữ mang thai và các trường hợp bắt buộc tiêm cần hỏi ý kiến bác sĩ;
  • Người đang bị sốt, mắc bệnh cấp tính nên hoãn tiêm.

Không được trộn lẫn Typhoid VI với các vắc xin hoặc dược phẩm nào khác trong cùng 1 ống tiêm. Nếu phải tiêm vắc xin khác cùng lúc với Typhoid VI, nên tiêm ở một vị trí riêng biệt với vị trí tiêm Typhoid VI.

Đối tượng cần được tiêm phòng thương hàn

Vắc xin thương hàn được khuyến nghị sử dụng cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn, người sinh sống trong vùng dịch có nguy cơ lây nhiễm cao, người đi du lịch đến nơi có dịch thương hàn. Cụ thể, vắc xin thương hàn được khuyến cáo tiêm cho những đối tượng sau:

  • Người đi du lịch, di cư đến nơi dịch đang lưu hành chủng ngừa ít nhất 2 tuần trước khi đi để vắc xin có đủ thời gian phát huy tác dụng;
  • Nhân viên ngành y tế, quân nhân đi đến các vùng có dịch;
  • Người có tiếp xúc gần với người mang mầm bệnh (trong gia đình, trường lớp, làng xóm...);
  • Nhân viên làm trong phòng thí nghiệm nghiên cứu vi khuẩn thương hàn.

Phác đồ, lịch tiêm vắc xin thương hàn

Vắc xin thương hàn chỉ tiêm một mũi duy nhất cho đối tượng trẻ em trên 2 tuổi và người lớn. Đường tiêm bắp hoặc tiêm dưới da (người có bệnh lý rối loạn chảy máu nên chuyển tiêm dưới da).

Vắc xin thương hàn được tiêm cho trẻ em trên 2 tuổi

Vắc xin thương hàn được tiêm cho trẻ em trên 2 tuổi

Sau khi tiêm khoảng 3 tuần, vắc xin mới phát huy tác dụng phòng bệnh. Tính miễn dịch của vắc xin thương hàn duy trì trong khoảng 3 năm, do đó nên tiêm thêm 1 mũi nhắc lại sau mỗi 3 năm để tăng hiệu quả phòng bệnh, nhất là những người sống trong vùng có nguy cơ cao.

Những trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin thương hàn:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi;
  • Có tiền sử phản ứng nặng với liều tiêm trước;
  • Có phản ứng dị ứng nặng với một trong các thành phần nào của vắc xin thương hàn;
  • Đang bị bệnh thương hàn;
  • Người mắc bệnh suy giảm miễn dịch HIV/AIDS, phải dùng corticoid kéo dài;
  • Người bị ung thư đang xạ trị hoặc hóa trị.

Tiêm vắc xin thương hàn bao nhiêu tiền?

Hiện nay có nhiều đơn vị y tế triển khai dịch vụ tiêm vắc xin, trong đó có vắc xin thương hàn Typhim VI và Typhoid VI với chi phí khác nhau, dao động tùy vào loại vắc xin.

Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, dịch vụ tiêm vắc xin phòng bệnh thương hàn Typhim VI 0,5ml (Pháp) có chi phí 280.000 đồng/mũi. Lưu ý: chi phí tiêm trên bài có thể thay đổi tùy từng thời điểm. Vì vậy, quý khách cần tư vấn và báo giá chính xác vui lòng liên hệ 19001806 hoặc nhắn tin tại website, fanpage Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông để được hỗ trợ nhanh chóng.

Dịch vụ tiêm vắc xin thương hàn tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có chi phí hợp lý

Dịch vụ tiêm vắc xin thương hàn tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có chi phí hợp lý

Một số câu hỏi khi tiêm vắc xin thương hàn

Tiêm thương hàn có sốt không?

Giống như hầu hết các vắc xin khác, sau khi tiêm vắc xin thương hàn có thể để lại một vài tác dụng phụ như sau:

  • Phản ứng tại chỗ gồm: sưng, đau, xuất hiện quầng đỏ tại vết tiêm.
  • Phản ứng toàn thân gồm: sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau bụng, buồn nôn.
  • Dị ứng, phát ban, phản ứng phản vệ (hiếm gặp).

Sốt là phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin

Sốt là phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin

Cần làm gì trước khi được tiêm thương hàn?

Vắc xin thương hàn chỉ có tác dụng phòng bệnh, không dùng để điều trị sốt thương hàn. Việc tiêm vắc xin không đảm bảo 100% khả năng bảo vệ, vì vậy, người đi du lịch qua các nước, nhất là những nơi có dịch thương hàn vẫn cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh như tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh hoặc ăn uống thực phẩm nhiễm bẩn.

Thận trọng khi tiêm vắc xin ở những bệnh nhân có tiền sử rối loạn về chảy máu, người đang điều trị bằng thuốc chống đông hoặc người bệnh bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, phụ nữ trong thời kỳ mang thai và đang cho con bú.

Một số lưu ý khi đi tiêm phòng thương hàn

  • Không tiêm vắc xin thương hàn cho trẻ < 2 tuổi, trẻ đang sốt chưa hồi phục, đề kháng kém. Tiêm Typhim VI cho trẻ mắc bệnh lý suy giảm/ức chế miễn dịch có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin, vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chỉ định phù hợp.
  • Không tiêm đường nội mạch, nên chuyển tiêm đường dưới da với người bị xuất huyết giảm tiểu cầu hay rối loạn chảy máu.
  • Vắc xin Typhim chỉ phòng được sốt thương hàn do Salmonella typhi gây ra, không phòng được bệnh thương hàn gây bởi Salmonella paratyphi tuýp A, B.
  • Ngay cả khi đã tiêm phòng, vẫn cần lưu ý thực hiện biện pháp phòng bệnh để tránh lây nhiễm.
  • Theo dõi tại chỗ sau khi tiêm trong vòng 30 phút, tiếp tục theo dõi khi về đến nhà trong vòng 24 giờ sau đó các tình trạng: ăn ngủ, thở, vị trí tiêm...
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú không có chống chỉ định tuy nhiên việc tiêm vắc xin thương hàn cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Tiêm phòng thương hàn ở đâu Hà Nội?

Đến với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao hoàn toàn khác biệt:

- Đa dạng vắc xin phòng bệnh cho trẻ em và người lớn, nguồn gốc rõ ràng, bảo quản lạnh từ 2-8 độ C đúng tiêu chuẩn cho chất lượng tốt nhất. 

- Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo bài bản về chuyên môn, phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ, có biện pháp giảm đau hiệu quả khi tiêm.

- Khu vực cấp cứu nằm ngay cạnh trung tâm tiêm chủng với ekip luôn túc trực giúp xử trí nhanh chóng, đúng phác đồ khi có sốc phản vệ xảy ra.

- Tất cả khách hàng đều được bác sĩ chuyên môn thăm khám và ra chỉ định tiêm, được theo dõi và kiểm tra sức khỏe sau tiêm ít nhất 30 phút, được tư vấn về các phản ứng phụ của vắc xin, cách theo dõi và chăm sóc tại nhà.

Dịch vụ tiêm vắc xin tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Dịch vụ tiêm vắc xin tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

- Xây dựng các gói tiêm linh hoạt cho khách hàng nhiều lựa chọn, hỗ trợ trả góp 0% lãi suất qua thẻ tín dụng khi mua trọn gói. 

- Lịch sử tiêm của khách hàng được lưu trữ trên hệ thống online, nhắc lịch tiêm và cập nhật vắc xin qua tin nhắn/tổng đài bệnh viện.

- Khoa phòng tiện nghi, không gian thoáng mát với diện tích lớn gần 10hecta, có khuôn viên nhiều cây xanh cho cảm giác thư thái như đi nghỉ dưỡng.

Thương hàn là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả bằng tiêm vắc xin. Vì vậy các gia đình cần lưu ý đưa trẻ từ 2 tuổi đi tiêm phòng đúng lịch để bảo vệ sức khỏe, tránh nguy cơ mắc bệnh và biến chứng. Để đặt lịch tiêm vắc xin thương hàn, nhận tư vấn, báo giá vắc xin, quý khách vui lòng liên hệ 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,272

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám