Tiêu chảy do Rotavirus: Nhận biết triệu chứng lâm sàng nguy hiểm và cách điều trị cho trẻ

Trần Thị Việt Trinh

16-08-2020

goole news
16

Tiêu chảy do Rotavirus là bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ, có tỷ lệ nhập viện cao gấp 3 lần so với tiêu chảy do nguyên nhân khác, thậm chí gây tử vong. Tuy đã có vắc xin phòng bệnh nhưng chính tâm lý chủ quan của một bộ phận bố mẹ khiến nhiều trẻ nhỏ vẫn chưa được chủng ngừa, bệnh dễ bùng phát thành dịch vào mùa hè.

Tiêu chảy cấp do Rotavirus 

Tiêu chảy cấp do Rotavirus hay các bác sĩ chuyên khoa vẫn gọi là nhiễm trùng ruột (viêm dạ dày ruột) do Rotavirus - một tác nhân phổ biến gây ra tình trạng tiêu chảy nặng, nguy hiểm ở trẻ dưới 5 tuổi, trẻ càng nhỏ nguy cơ nhiễm Rotavirus càng cao (Theo thống kê từ WHO).  

Hình ảnh Rotavirus trong đường ruột của trẻ.

Hình ảnh Rotavirus trong đường ruột của trẻ.

Vậy Rotavirus là gì? Rotavirus thực chất là một chủng virus có dạng vòng, được chia thành 7 nhóm: Nhóm A, nhóm B, nhóm C, nhóm D, nhóm E, nhóm F và nhóm G nhưng chỉ có 3 nhóm A, B, C gây bệnh tiêu chảy cấp ở người. Trong đó, thường gặp nhất là nhóm A, nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp tiêu chảy nặng, dịch tiêu chảy ở trẻ em; nhóm B và C thường gây ra tiêu chảy ở trẻ lớn hay người lớn, không gây ra dịch.

Virus Rota được khẳng định có khả năng lây nhiễm cao do sống rất lâu trong môi trường nước. Một khi chúng đã xâm nhập được vào cơ thể sẽ nhanh chóng tấn công hệ tiêu hóa non nớt của trẻ gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm: Tiêu chảy nặng, trẻ bị mất nước, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng ở nước ta, virus Rota là nguồn nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Bệnh này phổ biến không kém gì các bệnh về nhiễm trùng hô hấp cấp tính. Có khoảng 56% trẻ nhập viện do viêm dạ dày ruột cấp xuất phát từ nguyên nhân nhiễm Rotavirus, trong đó, tỷ lệ trẻ tử vong chiếm tới 8% tổng số trẻ dưới 5 tuổi chết do mọi nguyên nhân. 

Ở miền Bắc, bệnh xảy ra nhiều vào mùa thu đông đến mùa xuân với kiểu thời thiết mưa nhiều, ẩm ướt và lạnh. Còn trong miền Nam thì nguy cơ mắc bệnh xảy ra quanh năm, nhiều hơn vào tháng 3 và tháng 9. 

Triệu chứng lâm sàng của bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus 

Trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus thường có nhiều triệu chứng rõ rệt sau 2 ngày ủ bệnh. Các triệu chứng tăng nặng và dễ gây biến chứng hơn nếu xảy ra ở trẻ sơ sinh. Trong đó, việc trẻ bỗng dưng bị nôn nhiều, tiêu chảy phân nước và sốt được coi là đặc trưng của bệnh.  

- Nôn: Là dấu hiệu đầu tiên xảy ra ngay khi trẻ chưa bị tiêu chảy khoảng 6 - 12 tiếng và có thể kéo dài tới 2 - 3 ngày nhưng thường nhẹ hơn khi xuất hiện thêm triệu chứng tiêu chảy. 

- Sốt: Không phải tất cả các trường hợp nhiễm virus Rota đều bị sốt nhưng đây cũng là triệu chứng khởi phát trong 2 - 3 ngày đầu. Trẻ bệnh bị sốt nhẹ và vừa khoảng 38.5 độ C, ít khi sốt cao.

- Tiêu chảy: Khi sốt và nôn giảm đi là lúc trẻ bị đi ngoài phân lỏng toàn nước với tần suất khoảng 10 - 20 lần/ngày. Màu sắc phân đôi khi có màu xanh, đờm nhớt, không có máu. Triệu chứng này kéo dài trong khoảng vài ngày đến một tuần khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và dễ mất nước.  

Bị tiêu chảy là triệu chứng điển hình khi trẻ nhiễm Rotavirus.

Bị tiêu chảy là triệu chứng điển hình khi trẻ nhiễm Rotavirus.

- Đau bụng: Cảm giác đau bụng khiến trẻ ăn uống kém, thậm chí quấy khóc hơn.

- Mất nước: Xảy ra do trẻ bị đi ngoài quá nhiều lần trong ngày, biểu hiện dễ thấy là trẻ khát nước, môi khôi, lưỡi khô, tiểu ít. Tình trạng mất nước rất nguy hiểm với trẻ, không được bù nước kịp thời dễ dẫn đến trẻ bị khô kiệt, mất muối, trụy mạch, tử vong.  

Tiêu chảy cho virus Rota lây truyền như thế nào? 

Nói về lây truyền virus Rota, không ít phụ huynh vẫn thắc mắc “tiêu chảy có lây không” chứ chưa thực sự hiểu về bệnh lý này. Như đã nói ở phần trên, virus Rota sống rất lâu trong nước và có khả năng lây lan rất nhanh. Nên nếu trẻ bị tiêu chảy do virus Rota thì nguy cơ lây nhiễm thậm cao, thậm chí gây thành dịch. 

Con đường lây lan virus chủ yếu gồm: Phân - miệng; tay - miệng. Cụ thể là, virus Rota có thể xuất hiện trên các bề mặt tiếp xúc (đồ chơi, mặt bàn ghế, tay vịn cửa, trên da). Khi trẻ vô tình chạm tay vào các đồ vật này đang có virus rồi đưa tay lên miệng dễ bị lây nhiễm bệnh. Ngoài ra trẻ cũng có thể lây theo đường phân khi ở trong môi trường lớp học có bạn bị tiêu chảy và trẻ vô tình chạm vào phân của bạn đó. 

Thói quen cho mọi thứ vào miệng là con đường lây nhiễm chính bệnh tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ.

Thói quen cho mọi thứ vào miệng là con đường lây nhiễm chính của bệnh tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ.

Theo nghiên cứu, trẻ nhiễm virus Rota thường đào thải ra một lượng siêu vi vô cùng lớn, có khoảng hơn 10.000 tỷ Rotavirus trong mỗi 1ml phân của trẻ bị tiêu chảy cấp do virus Rota. Trong khi thực tế chỉ cần chưa đến 10 virus này đã đủ gây lây nhiễm, phát bệnh cho trẻ.   

Đối tượng nào dễ mắc bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus?

Trẻ em thuộc độ tuổi dưới 5, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi được xếp vào đối tượng có nguy cơ cao mắc tiêu chảy cấp do Rotavirus.  Bên cạnh đó, một số yếu tố dưới đây sẽ khiến trẻ càng dễ bị nhiễm bệnh hơn.

- Trẻ bú bình nguy cơ mắc bệnh cao hơn với trẻ bú mẹ. 

- Trẻ đi lớp sớm dễ bị nhiễm bệnh từ các bạn cùng lớp do dùng chung đồ chơi,...

- Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, có nguồn nước bị nhiễm virus Rota.

- Những trẻ không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh,...  

Hậu quả của bệnh tiêu chảy do Rotavirus gây ra 

Là một bệnh lý nguy hiểm, tiêu chảy do Rotavirus gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe của trẻ. Biến chứng nặng nề nhất chính là tình trạng mất nước do trẻ bị nôn và tiêu chảy liên tục nhiều ngày, khiến trẻ mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kịp thời.

Ngoài ra, ngay sau khi bị bệnh trẻ thường biếng ăn kéo dài, sụt cân nghiêm trọng, kèm theo nguy cơ suy dinh dưỡng. 

Tiêu chảy do virus Rota có thể kiến trẻ bị biếng ăn kéo dài.

Tiêu chảy do virus Rota có thể kiến trẻ bị biếng ăn kéo dài.

Phương pháp điều trị và chăm sóc trẻ khỏi bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus 

Phương pháp điều trị

Thực tế đến nay vẫn chưa có phương thuốc đặc trị cho bệnh tiêu chảy cấp Rotavirus. Bệnh do virus gây ra nên không thể điều trị bằng kháng sinh. Vì thế, việc bù nước, điện giải cộng thêm chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất vẫn là phương pháp điều trị cơ bản được áp dụng trong các trường hợp trẻ tiêu chảy có nguyên nhân từ virus Rota.  

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bố mẹ cứ để trẻ ở nhà cho con uống thật nhiều nước là được. Đa số các trường hợp triệu chứng nặng, trẻ nôn và tiêu chảy liên tục bị kiệt sức rất khó hợp tác trong việc ăn uống. Bố mẹ cần cho con đi khám, nhập viện truyền dịch qua đường tĩnh mạch (nếu cần thiết).  

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus  

Việc bố mẹ chăm sóc và theo dõi sát sao mọi biểu hiện của con góp phần tích cực vào quá trình điều trị. Ngay khi thấy con có những bất thường nghi ngờ tiêu chảy cấp do virus Rota, cần:

- Cho trẻ uống nước bất cứ lúc nào có thể. Bố mẹ nên dỗ dành để con uống nước, dù sau đó con vẫn bị nôn. Ngoài nước ấm thông thường hãy nấu nước cháo muối hay nước gạo rang cho con uống. Những loại nước này được đánh giá là bù điện giải tốt hơn, khuyến khích dùng khi trẻ không chịu uống các loại nước Oresol. Nếu thấy con mệt lả cần đưa con tới ngay bệnh viện gần nhất.

Trẻ bị tiêu chảy do Rota cần được bổ sung nước đầy đủ để tránh mất nước.

Trẻ bị tiêu chảy do Rota cần được bổ sung nước đầy đủ để tránh mất nước.

- Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng. Chú ý chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn từng thìa nhỏ, ngay khi trẻ không muốn ăn hãy dừng bữa ăn đừng cố ép trẻ sẽ khiến con dễ bị nôn. Hạn chế các loại đồ ăn nhiều đường như kẹo, bánh, sữa tươi bởi chúng có thể khiến trẻ tiêu chảy nhiều hơn.  

- Không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy vì loại thuốc này có thể giảm nhu động ruột, liệt ruột, và virus sẽ bị giữ lại trong đường ruột lâu hơn gây chướng bụng, nhiễm trùng,... gây ra nguy hiểm cho trẻ. 

- Nếu trẻ bị đi ngoài dạng phân tóe nước quá 10 lần/ngày, không ăn uống được kèm sốt liên tục, mắt trũng sâu, nôn nhiều, cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.  

Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus 

Do những hậu quả khôn lường của virus Rota gây ra với sức khỏe trẻ nhỏ, việc phòng ngừa bệnh được đặt lên hàng đầu. Để phòng bệnh hiệu quả thì vắc xin là biện pháp hàng đầu. Bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus đã có vắc xin nên bố mẹ cần ghi nhớ lịch để cho trẻ chủng ngừa đúng thời gian. Tất nhiên, bố mẹ vẫn cần cùng con xây dựng các thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày để phòng bệnh:

- Giữ vệ sinh thân thể, đặc biệt rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,.. Bản thân bố mẹ, người lớn nên rửa tay khi chế biến thức ăn hay tiếp xúc với trẻ.

- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi của trẻ, sàn nhà, khu chơi của con.

- Khử khuẩn bồn cầu khi trẻ bị tiêu chảy đồng thời giữ nhà vệ sinh luôn sạch sẽ.

- Cho trẻ ăn uống đa dạng nhưng đảm bảo ăn chín uống sôi, thực phẩm xuất xứ rõ ràng.

Trẻ ăn đa dạng thực phẩm, bổ sung đầy đủ rau xanh giúp đường ruột trẻ khỏe mạnh.

Trẻ ăn đa dạng thực phẩm, bổ sung đầy đủ rau xanh giúp đường ruột trẻ khỏe mạnh.

Đặc biệt, vắc xin phòng tiêu chảy do virus Rota được coi là giải pháp tối ưu để bảo vệ trẻ trong những năm đầu đời. Trẻ được uống vắc xin Rotavirus sẽ có hiệu quả phòng bệnh lên tới 87% và gần như không bị chuyển biến nặng nếu bị mắc bệnh.  

Uống vắc xin Rotavirus ở đâu?

Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tất cả trẻ em từ 6 tuần tuổi nên được uống vắc xin phòng ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus và hoàn thành các liều uống trước 6 tháng tuổi để có đầy đủ miễn dịch bước vào giai đoạn có nguy cơ cao nhiễm virus Rota từ 6 tháng - 2 tuổi. Lịch chủng ngừa cụ thể tùy thuộc vào từng loại vắc xin. Ví dụ:

- Vắc xin Rotateq (Sản xuất tại Mỹ) tổng có 3 liều. Trẻ cần được uống vắc xin theo tuần tự: Lần uống đầu tiên khi đc khoảng 7 - 12 tuần tuổi; 2 liều còn lại uống cách nhau 1 tháng và liều cuối cùng phải hoàn thành trước khi trẻ được 32 tuần tuổi.

- Vắc xin Rotarix (Sản xuất tại Bỉ) gồm có 2 liều. Liều thứ nhất trẻ được uống vào lúc 6 tuần tuổi; liều 2 cách liều đầu tiên tối thiểu 4 tuần và cần hoàn thành trước khi trẻ được 24 tuần tuổi.  

- Vắc xin Rotavin-M1 (Sản xuất tại Việt Nam) gồm 2 liều. Liều 1 nên bắt đầu khi trẻ được 6 tuần tuổi; liều 2 cách liều đầu từ 1 - 2 tháng và cần hoàn thành trước 4 tháng tuổi.  

Đội ngũ y bác sĩ trung tâm tiêm chủng Phương Đông đang cho trẻ uống vắc xin phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rota

Bác sĩ trung tâm tiêm chủng Phương Đông đang cho trẻ uống vắc xin phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus.

Hiện nay, rất nhiều trung tâm tiêm chủng có sẵn vắc xin phòng virus Rota cho trẻ. Nếu phụ huynh không gần với các địa điểm tiêm chủng lớn có thể liên hệ với trạm Y tế xã phường nơi mình sinh sống để được hướng dẫn. Còn phụ huynh đang ở Hà Nội thì nên đưa con tới Trung tâm Tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông uống vắc xin Rotavirus. Trực thuộc bệnh viện Phương Đông - bệnh viện đa khoa với đầy đủ các chuyên khoa bao gồm cả Nhi khoa nên trung tâm tiêm chủng tại đây được đầu tư đồng bộ ngay từ đầu với hệ thống kho lạnh bảo quản vắc xin theo đúng quy định. Trung tâm tiêm chủng còn có khu chờ tiêm rộng, khu vui chơi cho bé thoáng và nhiều trò chơi cùng đội ngũ Y bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, hiểu tâm lý trẻ. Nhờ đó, bố mẹ hoàn toàn yên tâm con được tiêm/uống vắc xin chất lượng, hạn chế rủi ro sau tiêm. 

Khu vui chơi cho trẻ trong trung tâm tư vấn tiêm chủng BVĐK Phương Đông.

Khu vui chơi cho trẻ trong trung tâm tư vấn tiêm chủng BVĐK Phương Đông.

Trung tâm tiêm chủng đặt tại tầng 1 bệnh viện Phương Đông (Số 9 Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Hà Nội) có đầy đủ cả 3 loại vắc xin phòng ngừa bệnh tiêu chảy Rotavirus là: Rotateq, Rotarix, Rotavin-M1. Bố mẹ muốn biết giá từng loại vắc xin hoặc đặt lịch chủng ngừa cho con vui lòng gọi ngay 19001806 để được hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

5,991

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám