Khi nào nên cho trẻ uống vắc xin Rotavirus phòng ngừa tiêu chảy?
Bệnh tiêu chảy do Rotavirus có thể được chủng ngừa bằng vắc xin. Cha mẹ cần lưu ý “thời điểm vàng” cho trẻ uống vắc xin Rotavirus sau đây.
Hàng năm, khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tiếp nhận và điều trị hàng trăm bệnh nhi mắc tiêu chảy cấp. Trong những ngày hè nắng nóng, số bệnh nhi nhập viện vì nguyên nhân này tăng đáng kể. Trẻ bị tiêu chảy cấp nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, kịp thời sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm do mất nước, rối loạn điện giải thậm chí có thể gây tử vong.
Bệnh tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Khi mắc bệnh tiêu chảy, người bệnh có các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, mất nước. Nếu không được xử trí kịp thời, bệnh tiêu chảy cấp rất nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến tử vong
Trẻ bị tiêu chảy cấp là tình trạng trẻ nhỏ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần trong 24h và không kéo dài quá 14 ngày.
Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cho trẻ và được phân ra làm 2 nguyên nhân chính là: tiêu chảy do nhiễm trùng và không nhiễm trùng.
Trẻ nhỏ bị tiêu chảy cấp nhiễm trùng là do virus Rotavirus, Norovirus. Trong đó Rotavirus là nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Ngoài virus, nhiều loại vi khuẩn cũng có khả năng gây tiêu chảy cho trẻ em đó là: E Coli, trực trùng, Shigella, Salmonella, phẩy khuẩn tả, ký sinh trùng, nấm...
Rotavirus là nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em dưới 2 tuổi
Ngoài nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus, một số trường hợp có yếu tố nguy cơ sau dễ mắc tiêu chảy không nhiễm trùng:
Một số biểu hiện lâm sàng của tiêu chảy cấp ở trẻ
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, biểu hiện lâm sàng thường thấy đó là trẻ đi phân lỏng, có thể có sốt, nôn trớ, mệt nhiều. Kèm theo các dấu hiệu mất nước tùy mức độ như khát nước, uống háo hức, môi khô, mắt trũng, dấu hiệu véo da trở về chậm, mạch nhanh, hạ huyết áp, sốc, liệt ruột cơ năng gây bụng chướng và hạ kali máu do tiêu chảy cấp quá nhiều
Không chỉ vậy, hậu quả của tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ là mất nước và các chất điện giải, rối loạn kiềm toan, thiếu dinh dưỡng và nhiễm khuẩn phối hợp. Nếu mất nước và rối loạn điện giải nặng không bù đủ dịch thì có thể dẫn đến tử vong.
Do vậy nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy cấp là bù nước và điện giải cho trẻ ngay từ khi bắt đầu ỉa chảy bằng cách uống dung dịch ORS và ăn theo chế độ ăn của trẻ tiêu chảy.
Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý đến mức độ mất nước ở cơ thể trẻ mà có cách bù dịch phù hợp. Nếu trẻ mất nước nhẹ thì mẹ có thể bù dịch cho con bằng đường uống tại nhà.
Với những trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp, cha mẹ cần nhanh chóng cho bé đến bệnh viện vì trẻ ở độ tuổi này rất dễ bị mất nước và bệnh trở nặng mà người nhà có thể không nhận biết được. Ở trẻ lớn hơn cần nhập viện nếu có các dấu hiệu sau đây:
Cha mẹ cần lưu ý cho trẻ bị tiêu chảy cấp uống oresol đúng cách
Ở các khu vực không có sẵn Oresol có thể thay thế bằng nước cháo muối, nước muối đường, nước dừa non. Nước dừa vị ngon và có nhiều điện giải, có thể thay thế tốt Oresol. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý không để trẻ uống nước dừa vào ban đêm vì có tính lạnh, dễ gây đầy bụng.
Nếu trẻ bú mẹ thì tiếp tục cho bé bú sữa tích cực
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, cha mẹ hay người chăm sóc trẻ cần nắm rõ nguyên tắc dinh dưỡng trong tiêu chảy như sau:
Với các trẻ có dấu hiệu giảm dung nạp đường lactose như phân mùi chua, có bọt, hậu môn đỏ thì nên cho trẻ ăn các thực phẩm có hàm lượng lactose thấp, ví dụ sữa công thức không có hoặc có ít lactose.
Hậu môn của trẻ bị loét đỏ do tiêu chảy mẹ nên vệ sinh, lau khô và thay bỉm thường xuyên cho bé
Khi trẻ nhỏ bị tiêu chảy cấp thường xảy ra hiện tượng hậu môn loét đỏ. Nguyên nhân là do phân trẻ có tính acid, làm viêm hậu môn gây loét đỏ, phân trẻ thường có mùi chua, có bọt, trẻ hay sôi bụng.
Khi thấy hậu môn của trẻ bị loét đỏ, mẹ bé nên thoa các loại thuốc như nước vôi nhì, dung dịch Milian, kẽm oxit… để giúp hậu môn nhanh lành. Ngoài ra mẹ cần thay bỉm cho trẻ ngay lập tức sau khi trẻ đi ngoài, có thể hạn chế phân và nước tiểu tiếp xúc với da trẻ bằng cách thoa 1 lớp dưỡng ẩm mỏng lên da sau khi vệ sinh và lau khô cho bé.
Trẻ đi tiêm phòng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
- Vệ sinh ăn uống: rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi cho trẻ ăn
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, rửa mặt sau khi đi chơi, đi học về.
- Nuôi con bằng sữa mẹ, bú hoàn toàn trong 4 tháng đầu.
- Cải thiện tập quán cho trẻ ăn sam, cho ăn thêm thức ăn chế biến từ ngũ cốc, thêm đậu, thịt và rau, thêm 1 thìa dầu thực vật.
- Thức ăn nấu kỹ, nghiền nhỏ và ăn ngay sau khi chế biến. Sau khi khỏi ỉa chảy, cho ăn thêm mỗi ngày một bữa trong thời gian 2 tuần.
- Thức ăn của trẻ phải đảm bảo, không ăn thức ăn để lâu
- Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh ăn uống.
- Vệ sinh sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn, vệ sinh đồ dùng, dụng cụ: cốc, bát, thìa, đồ chơi, bô...vv...
- Quản lý phân, nước, rác.
Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy, các bậc phụ huynh nên cho con tiêm phòng vắc-xin bởi đây là “tấm lá chắn” hiệu quả nhất ngăn ngừa bệnh tiêu chảy do rotavirus. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã và đang triển khai dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin, quý khách vui lòng gọi hotline 19001806.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Bệnh tiêu chảy do Rotavirus có thể được chủng ngừa bằng vắc xin. Cha mẹ cần lưu ý “thời điểm vàng” cho trẻ uống vắc xin Rotavirus sau đây.