Tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Đào Thị Huyền

13-05-2021

goole news
16

Tiêu chảy là tình trạng rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Với những trường hợp bệnh nhẹ, kết thúc sớm trong vòng 1-2 ngày. Trong trường hợp nặng diễn biến xấu bệnh xuất hiện triệu chứng tiêu chảy kéo dài đến vài tuần. Nếu không khám và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy hiệu rõ được nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị bệnh là cô cùng cần thiết.

Tiêu chảylà tình trạng rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Với những trường hợp bệnh nhẹ, kết thúc sớm trong vòng 1-2 ngày. Trong trường hợp nặng diễn biến xấu bệnh xuất hiện triệu chứng tiêu chảy kéo dài đến vài tuần. Nếu không khám và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy hiệu rõ được nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị bệnh là cô cùng cần thiết.

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy

Nhiễm khuẩn đường ruột: Mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể gây viêm nhiễm là nguyên nhân chính gây tiêu chảy. Thường gặp khi ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn Clostridium, khuẩn tụ cầu, Salmonella… dẫn tới ngộ độc. Việc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, ăn rau sống, đồ tái sống… được tưới bằng nước bẩn sẽ tăng nguy cơ lây truyền vi khuẩn và các loại ký sinh trùng.

Vệ sinh kém: Vệ sinh kém cũng làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng. Vì vậy, mỗi người cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Vệ sinh kém là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy

Vệ sinh kém cũng làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng

Rối loạn vi sinh đường ruột: Lạm dụng thuốc kháng sinh làm vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột, hậu quả là đi ngoài nhiều lần, phân không thành khuôn hoặc phân sống.

Hội chứng ruột kích thích: Do thay đổi thói quen ăn uống, ăn đồ lạ hoặc dùng một số thuốc điều trị bệnh. Nguyên nhân do nhu động ruột co thắt quá mức và kéo dài khiến thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn. Lúc này, nước không được tái hấp thu hoặc tiết ra quá mức từ niêm mạc ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy đột ngột.

Viêm đại tràng: Người bệnh viêm đại tràng thường bị rối loạn tiêu hóa, trong đó có tình trạng tiêu chảy. Bệnh xuất phát do nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, ngộ độc hóa chất, áp lực, căng thẳng tâm lý… 

Ngộ độc thực phẩm: Sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc, chứa các chất phụ gia. Ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện các triệu chứng như: đi ngoài, đau bụng, kèm theo tình trạng nôn mửa, sốt cao, tiêu chảy,… 

 Sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc, chứa các chất phụ gia rất dễ bị tiêu chảy

Sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc, chứa các chất phụ gia rất dễ bị tiêu chảy

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu chảy

  •  Đầy bụng, sôi bụng
  • Tiêu chảy nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước 
  • Bồn nôn, nôn mửa
  • Người mệt lả
  • Có thể bị chuột rút
  • Huyết áp hạ
  • Da nhợt nhạt, xanh xao
  • Sốt

Phân loại các loại bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy được phân chia 4 cấp độ khác nhau bao gồm: tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy mãn tính, tiêu chảy thẩm thấu và tiêu chảy xuất tiết.

Tiêu chảy cấp tính: Là loại bệnh thường gặp ở trẻ em, xuất hiện đột ngột, đi phân lỏng nhiều nước, thường kéo dài 1 tuần. Nguyên nhân do  virus rota, thức ăn không phù hợp hoặc do nhiễm khuẩn thực phẩm gây tiêu chảy nặng và đe dọa đến tính mạng của trẻ dưới 2 tuổi.

Tiêu chảy mãn tính: Tiêu chảy kéo dài hơn 2-4 tuần được coi là mãn tính. Tình trạng này có thể gây phiền toái hoặc trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.  Đối với một người có hệ miễn dịch yếu, tiêu chảy mãn tính có thể là nguyên nhân đe dọa đến tính mạng.

Tiêu chảy thẩm thấu: Tiêu chảy do giảm chất điện giải, dinh dưỡng, hấp thu dịch được coi là tiêu chảy thẩm thấu. Mức độ tiêu chảy từ nhẹ đến vừa, khối lượng phân từ 250ml -1 lít/ngày. 

Tiêu chảy xuất tiết: Là sự rối loạn về chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô của ruột làm tăng sự bài tiết và giảm hấp thu

Bệnh tiêu chảy được phân chia 4 cấp độ khác nhau bao gồm: tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy mãn tính, tiêu chảy thẩm thấu và tiêu chảy xuất tiết

Bệnh tiêu chảy gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy

  • Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm; 
  • Có tập quán ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn thủy hải sản chưa nấu chín kỹ, rau sống 
  • Sử dụng phân tươi, phân chưa được xử lý trong trồng trọt
  • Dân cư tại khu vực bị ngập lụt, sau ngập lụt…

Phương pháp chẩn đoán bệnh tiêu chảy

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu toàn phần cho thấy tác nhân gây ra tiêu chảy.

Xét nghiệm phân: Phát hiện các loại ký sinh trùng, vi khuẩn gây ra bệnh có trong mẫu phân.

Nội soi đại tràng: giúp bác sĩ xem được toàn bộ khung đại tràng, một phần ruột non, từ đó phát hiện những tổn thương tại đây và tìm ra nguyên nhân tiêu chảy. 

Những biến chứng của bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy có thể kéo dài đến một tuần, nếu chủ quan không phát hiện và điều trị kịp thời một số trường hợp có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, rơi vào hôn mê, suy kiệt sức, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây suy dinh dưỡng, mất nước, trụy mạch.. Nếu đi ngoài quá nhiều lần có thể gây hăm loét đỏ ở vùng quanh hậu môn. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ và những người bị suy giảm khả năng miễn dịch, suy dinh dưỡng, tiêu chảy dễ dẫn đến mất chất lỏng và đe dọa tính mạng. Đối với trẻ bị nhiễm HIV, nếu mắc bệnh tiêu chảy, tỷ lệ tử vong cao gấp 11 lần so với trẻ không bị HIV.

Những biến chứng của bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy khiến cơ thể bị suy kiệt sức, mất nước dẫn đến ngất xỉu

Phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy

Bù nước và điện giải khi bị tiêu chảy: Dung dịch muối bù nước là hỗn hợp nước sạch, đường và muối được hấp thụ ở ruột non và thay thế nước và chất điện giải bị mất trong phân. 

Thuốc kháng sinh: Nếu bệnh tiêu chảy được xác định là do ký sinh trùng, vi khuẩn gây ra, thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị hiệu quả. 

Điều chỉnh các thuốc đang sử dụng: Nếu nhận thấy một loại thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng là nguyên nhân gây tiêu chảy, bác sĩ có thể giảm liều dùng xuống hoặc đổi sang loại thuốc khác để giúp chấm dứt tình trạng tiêu chảy này.

Biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy

  • Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ
  • Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi
  • Bảo vệ nguồn nước, dùng nước sạch
  • Xử trí đúng cách khi có người bị tiêu chảy cấp

 Hy vọng qua bài viết trên, Bệnh viện Phương Đông đã giải đáp được thắc mắc nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị của bệnh tiêu chảy. Để đăng ký khám bệnh cũng như điều trị bệnh tiêu chảy vui lòng gọi 1900 1906.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,293

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám