Tiêu xương hàm là gì?
Xương hàm có 2 cấu trúc chính là xương hàm dưới và xương hàm trên. Trong đó, xương hàm dưới là xương thấp nhất nhưng lại mạnh và lớn nhất hệ xương mặt, có vai trò là giữ ổn định các răng dưới, hỗ trợ hoạt động mở miệng và chức năng nhai. Xương hàm trên là khối xương chính ở vùng mặt, có sự liên quan mật thiết đến vùng hốc mũi, hốc mắt, xoang hàm và nền sọ.
Tiêu xương hàm là gì?
Tình trạng tiêu xương hàm (hay bệnh tiêu xương ổ răng) là một trong những hệ quả nghiêm trọng xảy ra khi bị mất răng trong một thời gian dài. Biểu hiện của tiêu xương hàm thường thấy là nướu bị teo nhỏ, gương mặt méo mó, lão hóa và chảy xệ, chức năng của các khớp cắn bị suy giảm đáng kể…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu xương hàm
Các nguyên nhân chính dẫn đến xương hàm bị tiêu biến có thể kế đến như do bị mất răng hoặc bị viêm nha chu. Cụ thể:
Do mất răng
Đây là nguyên nhân gây tiêu xương hàm thường gặp nhất. Xương hàm không lực kích thích của răng khi nhai nên sẽ dần dần tiêu biến và sau đó hình thành khoảng trống trên cung hàm. Theo thời gian, xương hàm ở vị trí xung quanh sẽ xô lệch, đổ về phía khoảng trống đó, làm cho mật độ xương hàm dần dần trở nên thưa và xốp hơn so với trước.
Vậy bạn có đang thắc mắc mất răng bao lâu thì tiêu xương hàm. Theo các chuyên gia, sau khi mất răng khoảng 3 tháng, mật độ của xương hàm sẽ từ từ suy giảm. Trong 12 tháng đầu, xương hàm ở vị trí răng bị mất có thể sẽ tiêu biến khoảng 25%. Sau 36 tháng răng bị mất, khoảng 45 - 60% xương hàm bị tiêu biến.
Mất răng - Nguyên nhân dẫn đến tiêu xương hàm
Do viêm nha chu
Nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị sớm, viêm nha chu sẽ dẫn đến các tình trạng như chảy máu chân răng, sưng, tụt nướu,... Theo thời gian, phần nướu không còn bám chắc vào phần chân răng. Từ đó, dẫn đến hệ quả nghiêm trọng là mất răng và xương hàm.
Những dạng tiêu xương hàm khi mất răng
Sau khi bị mất răng do tai nạn hoặc tuổi tác thì người bệnh có thể bị tiêu xương hàm nếu không trồng răng kịp thời. Các dạng tiêu xương hàm vì nguyên do mất răng bao gồm:
Tiêu xương hàm chiều ngang
Tại vị trí mất chân răng, độ rộng của xương hàm sẽ thu hẹp lại, vùng xương kế cận giãn ra, xâm lấn sang khoảng trống xương bị tiêu. Điều này khiến cho các răng kế cận bị xô lệch và đổ nghiêng, gây mất thẩm mỹ và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.
Tiêu xương hàm chiều dọc
Phần xương hàm dưới ở vị trí mất răng bị tiêu hõm xuống, trũng sâu hơn xương hàm kế cận. Lâu dần, vùng nướu ở vị trí tiêu xương bị teo nhỏ lại.
Tiêu xương khu vực xoang
Các đỉnh xoang sẽ tràn xuống khi bị mất răng ở hàm trên. Theo thời gian, độ rộng của xoang sẽ tăng dần nếu không thực hiện trồng răng giả để thay thế chân răng thật đã mất.
Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt
Thường gặp ở các trường hợp mất nhiều răng ở cả hàm dưới và hàm trên. Người bệnh có thể nhận thấy sự thay đổi rõ ràng của khuôn mặt như xuất hiện nhiều nếp nhăn, khuôn miệng hõm vào,...
Hạ thấp xương hàm
Tiêu xương hàm nếu không được khắc phục sớm thì sẽ tiêu biến dần đến các ống thần kinh nằm sâu bên dưới. Đặc biệt là các trường hợp bị mất nhiều răng sẽ dẫn đến hạ phần xương hàm và gây ra những khó khăn cho quá trình điều trị sau này.
Ảnh hưởng của tiêu xương hàm
Độ cứng chắc của phần xương ổ răng không cao do có cấu tạo chính là từ muối khoáng sinh học. Chính vì vậy, khi không còn răng thì yếu tố gây hại bên ngoài hay vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong và tác động khiến xương tiêu dần, dẫn đến những hệ quả vô cùng nghiêm trọng như:
Suy giảm chức năng ăn nhai
Xương hàm bị tiêu biến khiến các răng lân cận yếu đi, đổ nghiêng và xô lệch, quai hàm dần trũng xuống gây ra tình sai lệch khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới, cơ hàm không còn đủ lực để nhai nát thức ăn. Vấn đề ngày làm chức năng ăn nhai của người bệnh suy giảm, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và cả sức khỏe chung.
Chức năng nhai suy giảm sau khi mất răng và tiêu xương
Gây tụt nướu
Khi xảy ra tình trạng tiêu xương, thành xương hàm sẽ không còn khả năng để nâng đỡ nướu. Vì thế bờ nướu sẽ dần dần bị tụt thấp theo thời gian để lộ ra phần chân răng. Lúc này, các vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập và tấn công vào vùng chân răng, dẫn đến tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý về răng miệng. Đồng thời, tại vị mất răng cũng làm mất thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi cười và giao tiếp.
Răng dễ lung lay
Khi một răng bị mất đi sẽ hình thành một khoảng trống khiến các răng lân cận dần xô lệch vì mất đi chỗ dựa. Điều này khiến các răng dễ bị lung lay, lệch khớp cắn và thậm chí bị rụng. Chính vì thế, khi bị mất răng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có hướng can thiệp kịp thời, giảm tối đa các hệ lụy không mong muốn.
Ảnh hưởng đến khuôn mặt
Răng và hàm là hai yếu tố có quyết định tương đối lớn trong việc hoàn thiện kết cấu của các chi tiết trên gương mặt. Một khi răng bị mất sẽ khiến xương hàm bị tiêu. Theo thời gian có thể thấy được vùng nướu teo dần, má hóp, da mặt chảy xệ và khuôn mặt có dấu hiệu lão hóa sớm.
Khuôn mặt bị lão hóa, già đi một cách nhanh chóng khi xương hàm bị tiêu biến
Ảnh hưởng đến việc điều trị
Sau khi răng mất, xương hàm sẽ bị tiêu biến dần dần nếu không cải thiện kịp thời. Điều này sẽ làm giảm sút chất lượng xương, ảnh hưởng đến quá trình phục hình răng bằng phương pháp cấy ghép Implant. Lúc này, nếu muốn trồng răng Implant thì cần phải thực ghép xương, chi phí điều trị rất tốn kém.
Cách phòng tránh tình trạng tiêu xương hàm
Theo các nghiên cứu, trong 5 năm đầu tiên kể từ thời điểm mất răng, khoảng 75% xương hàm bị tiêu biến, làm thay đổi rõ rệt cấu khúc xương hàm và khuôn mặt. Vì thế, cần phải có những biện pháp phòng ngừa nguy cơ mất răng sớm, tình trạng tiêu xương hàm và ngăn chặn tối đa những ảnh hưởng xấu có thể gặp phải.
Chăm sóc răng miệng đúng cách - Phòng ngừa nguy cơ mất răng sớm
Để ngăn ngừa nguy cơ mất răng (rụng răng) sớm thì bạn nên lưu ý các điểm sau:
- Tạo thói quen đánh răng hằng ngày, ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Nên sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi lần ăn thay vì dùng tăm.
- Lựa chọn loại kem đánh răng có chứa Fluoride tương thích, tốt cho răng và lợi.
- Lựa chọn bàn chải đánh răng có lông mềm mại nhằm tránh gây tổn thương lợi mà có đánh sâu vào cả những kẽ răng.
- Không ăn có nhiều đồ ngọt và uống các loại nước giải khát có đường, đặc biệt là lúc đi ngủ và hạn chế uống rượu bia và hút thuốc lá.
- Đến các cơ sở y tế uy tín để khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ.
Trồng răng Implant – Phương pháp giúp khắc phục tiêu xương hàm hiệu quả
Hiện có 3 phương pháp thường được dùng để phục hình răng đã mất là đeo hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng Implant. Trong đó, kỹ thuật cấy ghép Implant sau mất răng được đánh giá là biện pháp có hiệu quả cao nhất giúp phòng tránh tình trạng tiêu xương hàm diễn ra. Còn đối với hai phương pháp còn lại là cầu răng sứ và đeo hàm giả tháo lắp thì không thể thay thế được hoàn toàn phần chân răng đã bị mất. Nên nếu không được theo dõi sát sao, thì sau một thời gian, xương hàm sẽ tiêu biến và gây ra những hệ quả nghiêm trọng.
Trồng răng Implant - Cách tối ưu để khắc phục tiêu xương hàm
Phương pháp trồng răng Implant được thực hiện bằng cách cắm 1 trụ Implant vào trong xương hàm có tác dụng thay thế chân răng đã mất. Sau đó, nâng đỡ thân răng giả bên trên thông qua 1 khớp nối Abutment. Bằng cách này, răng giả đảm nhiệm chức năng nhai, tiếp tục tác động lực đều lên hàm, hạn chế tối đa quá trình tiêu xương diễn ra.
Bên cạnh đó, trồng răng giả Implant còn mang lại nhiều ưu điểm vượt trội khác như:
- Khôi phục răng đã bị mất một cách toàn diện: răng giả có hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Khả năng chịu lực tốt, đảm bảo chức năng nhai, có thể ăn các đồ ăn các đồ dai và cứng như răng thật.
- Hạn chế tối đa xâm lấn, không cần tác động đến 2 răng bên cạnh như làm cầu răng sứ.
Tóm lại, tiêu xương hàm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của người bệnh. Vì thế, sau khi bị mất răng, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tìm hướng hướng giải quyết phù hợp.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Bệnh viện Phương Đông để được hỗ trợ nhé. Để đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng điền thông tin tại phần hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806.