Tìm hiểu Hematocrit là gì và ý nghĩa của xét nghiệm HTC

Hoàng Lan

04-12-2020

goole news
16

Khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc sàng lọc bệnh lý nào đó, bác sĩ thường chỉ định làm xét nghiệm máu, trong đó có chỉ số Hematocrit. Đây là chỉ số xét nghiệm rất quan trọng, tuy nhiên nhiều người còn chưa biết Hematocrit là gì. 

Khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc sàng lọc bệnh lý nào đó, bác sĩ thường chỉ định làm xét nghiệm máu, trong đó có chỉ số Hematocrit. Đây là chỉ số xét nghiệm rất quan trọng, tuy nhiên nhiều người còn chưa biết Hematocrit là gì

Tìm hiểu chỉ số hematocrit là gì giúp chủ động bảo vệ sức khỏe

Nhiều người còn chưa biết Hematocrit là gì

Vậy chỉ số hematocrit (hay HTC) là gì?

Hematocrit (hay viết tắt là HTC) là thuật ngữ chỉ dung tích hồng cầu. Xét nghiệm Hct là xét nghiệm máu đo tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần. Hct là một chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu.

Hematocrit là một chỉ số của hồng cầu, thể hiện tỉ lệ thể tích các tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) chiếm trong máu. Đây là một trong những chỉ số quan trọng trong xét nghiệm huyết học nói riêng và xét nghiệm y khoa nói chung.

Hỉ số Hematocrit có thể tăng hay giảm do nhiều nguyên nhân. Ngoài nguyên nhân bệnh lý, Hct còn thay đổi tùy vào tình trạng sinh lý của cơ thể hoặc do tác động của hoạt động thể chất.

Xét nghiệm Hct khi nào cần thiết?

Bệnh nhân thường được chỉ định làm xét nghiệm này khi cần kiểm tra sức khỏe. Xét nghiệm Hct nằm trong xét nghiệm công thức máu - một trong những xét nghiệm thường quy được bác sĩ chỉ định khi khám chữa bệnh. 

Mặt khác, các bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm Hct với người bệnh có các biểu hiện bị thiếu máu. Để đo chỉ số Hematocrit, người ta lấy mẫu máu tĩnh mạch để xét nghiệm. Khi lấy máu chỉ có cảm giác hơi đau, chứ không đau nhói như tiêm.

Chỉ số hematocrit có giá trị bình thường là 45% - 52% đối với nam giới và 37% - 48% đối với nữ giới.

Nhiều người chưa biết hematocrit là gì

Để hiểu rõ chỉ số hematocrit là gì cần biết xét nghiệm đo chỉ số này giúp chẩn đoán, theo dõi tiến triển của các bệnh lý

Ý nghĩa của xét nghiệm hematocrit 

Từ kết quả đo chỉ số Hematocrit, có thể xác định được công thức máu. Mà công thức máu lại chỉ rõ tình trạng sức khỏe, thể trạng của người được xét nghiệm. Từ đó giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Trong trường hợp Hct tăng có thể vì các lý do sau: chứng tăng hồng cầu, rối loạn dị ứng, tắc nghẽn phổi mạn tính, xơ hóa phổi, bệnh mạch vành, tim bẩm sinh, giảm lưu lượng máu hoặc những người hay hút thuốc lá, ở trên núi cao, mất nước…

Trường hợp Hct giảm Hematocrit thường tăng lên ở bệnh nhân mắc bệnh phổi như tắc nghẽn phổi mạn tính, xơ hóa phổi. Hoặc các bệnh về tim mạch như bệnh mạch vành, tim bẩm sinh. Hct cũng có thể tăng ở người bị mất nước, gặp tình trạng tăng hồng cầu, rối loạn dị ứng, giảm lưu lượng máu. Hay những người thường xuyên hút thuốc lá, thiếu oxi do ở trên núi cao.

Ngược lại, chỉ số này suy giảm trong trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu, mất máu, người đang trong kỳ thai nghén, xuất huyết do chấn thương, tai nạn hay do bệnh lý. Hoặc khi mắc bệnh bạch cầu, suy dinh dưỡng, thiếu sắt, folate, vitamin B6 và B12.  

Để hiểu rõ chỉ số hematocrit là gì cần biết xét nghiệm đo chỉ số này giúp chẩn đoán, theo dõi tiến triển của các bệnh lý liên quan và đánh giá hiệu quả điều trị.  

chỉ số hct là gì sẽ được bác sĩ giải thích rõ

Nếu thắc mắc với bác sĩ, bạn sẽ được giải thích rõ Hematocrit là gì

Các phương pháp xét nghiệm chỉ số Hematocrit

Để đo chỉ số Hct, hiện có 2 phương pháp bao gồm phương pháp thủ công và phương pháp dùng máy phân tích huyết học tự động. 

Phương pháp thủ công: Mẫu máu được thực hiện chống đông, sau đó để vào ống Hematocrit, có khắc vạch từ 0 – 100. Tiếp theo, kỹ thuật viên sẽ mang ống đi ly tâm và tách được máu thành 2 phần, phần lỏng màu vàng ở phía trên là huyết tương, phần đặc phía dưới là các tế bào máu. Lớp đỏ dày cuối cùng là hồng cầu và kết quả ở lớp màu đỏ dưới cùng chính là chỉ số Hct.

Phương pháp tự động: Kỹ thuật viên sử dụng máy phân tích huyết học tự động để làm xét nghiệm. Thiết bị này sẽ đếm số lượng hồng cầu trong máu và tự tính toán ra chỉ số Hematocrit một cách chính xác hơn so với phương pháp thủ công vì không có khoảng trống giữa các hồng cầu.

Lưu ý trước khi làm xét nghiệm

Cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm: một số xét nghiệm yêu cầu phải nhịn ăn trong vòng 8 – 12 giờ để cho kết quả chính xác như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm các bệnh lý về gan mật.... Xét nghiệm Hct cũng nằm trong các loại xét nghiệm cần nhịn ăn này. 

Tránh uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu: Mặc dù không phải loại thuốc nào cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, tuy nhiên nếu trót uống thuốc trước khi làm xét nghiệm, người sắp làm xét nghiệm cần báo với bác sĩ để có cách xử trí phù hợp. 

Không được dùng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá... trước khi lấy máu.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,998

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám