Trào ngược họng thanh quản: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Phương Loan

21-01-2025

goole news
16

Trào ngược họng thanh quản là tình trạng dịch vị dạ dày chứa axit trào ngược qua thực quản, gây tổn thương cho họng, thanh quản cùng một số cơ quan lân cận. Chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh cần thăm khám, nhận chỉ định can thiệp chuyên sâu trước khi bệnh diễn tiến nguy hiểm.

Trào ngược họng thanh quản là gì?

Trào ngược họng thanh quản (Laryngopharyngeal Reflux - LPR) là hiện tượng dịch vị dạ dày, bao gồm cả axit chảy ngược lên thực quản. Bệnh có biểu hiện trào ngược qua thực quản, lên cao đến thanh quản, họng hoặc một vài cơ quan hô hấp khác.

Bệnh diễn tiến thầm lặng, không có triệu chứng điển hình và rõ ràng. Người bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn khi tình trạng viêm nhiễm, tổn thương hầu họng và thanh quản diễn tiến nặng.

Trào ngược họng thanh quản thường diễn tiến thẩm lặng

Trào ngược họng thanh quản thường diễn tiến thẩm lặng

Trào ngược họng thanh quản còn được gọi với các tên khác như viêm thanh quản sau, viêm thanh quản trào ngược. Để điều trị triệt để, bệnh nhân cần thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng chuyên sâu, ngăn chặn tối đa nguy cơ tái phát.

Xem thêm: Viêm thanh quản kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh

Nguyên nhân viêm họng thanh quản trào ngược

Cơ thắt thực quản trên giãn ra bất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, dâng cao hơn khi đi vào cổ họng. Hầu họng, thanh quản tiếp xúc trực tiếp với axit, enzym dạ dày trong thời gian dài có thể làm tổn thương niêm mạc.

Cơ thể người gồm 2 cơ quan trọng, cơ thắt thực quản trên và dưới, có nhiệm vụ bịt kín thực quản không cho dịch vị hay axit trào ngược lên thực quản. Trong đó cơ dưới ngăn cách thực quản với dạ dày, cơ trên ngăn cách thực quản với cổ họng.

Biểu hiện hội chứng trào ngược họng thanh quản

Một số triệu chứng trào ngược thường gặp ở họng thanh quản như:

  • Giọng trầm, khàn.
  • Cảm giác mắc nghẹn ở cổ họng hoặc sờ thấy khối u.
  • Ho dai dẳng.
  • Cổ họng nhiều đờm, chất nhầy.
  • Nuốt khó.
  • Đau họng mạn tính.
  • Viêm thanh quản, mất giọng.
  • Chảy dịch sau mũi.
  • Thở khò khè.
  • Đường hô hấp trên bị nhiễm trùng thường xuyên.
  • Xuất hiện bệnh hen suyễn.

Triệu chứng trào ngược thanh quản người bệnh cần chú ý

Triệu chứng trào ngược thanh quản người bệnh cần chú ý

Chẩn đoán trào ngược họng thanh quản

Bước đầu của mọi phương pháp chẩn đoán trào ngược thanh quản là điều tra tiền sử bệnh lý, triệu chứng. Tiếp đến bác sĩ kiểm tra cổ họng, thanh quản để phát hiện tổn thương, viêm mô.

Một số xét nghiệm chẩn đoán có thể được chỉ định, khẳng định kết luận trước khi chỉ định sử dụng thuốc. Bao gồm nội soi dạ dày thực quản, kiểm tra pH thực quản hoặc đo áp lực thực quản.

Trào ngược họng thanh quản có nguy hiểm không?

Trào ngược dịch vị dạ dày lên họng thanh quản phần lớn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh, song có thể diễn tiến gây các biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng do tích tụ nhiều chất nhầy.
  • Cổ họng bị kích thích làm thay đổi giọng nói.
  • Chức năng nói, nuốt bị ảnh hưởng.
  • Viêm thanh quản, ung thư thanh quản.
  • Bệnh lý hô hấp thứ phát như hen suyễn, khí thúng, viêm phế quản.
  • Cổ họng hoặc thanh quản xuất hiện mô hạt.
  • Lở loét cổ họng.
  • Nhiễm trùng tai giữa.
  • Tai giữa tích tụ dịch.

Biến chứng nguy hiểm nếu bệnh không được can thiệp điều trị

Biến chứng nguy hiểm nếu bệnh không được can thiệp điều trị

Điều trị bệnh trào ngược họng thanh quản

Có nhiều phương pháp điều trị trào ngược họng thanh quản, tùy thuộc nguyên nhân cũng như mức độ sẽ có biện pháp can thiệp khác nhau. Dưới đây là những hướng chữa trị thường được áp dụng:

Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc kê đơn điều trị nội khoa bao gồm:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Dexlansoprazole, Esomeprazole, Omeprazole, Rabeprazole, Natri Bicarbonate.
  • Thuốc chẹn H2: Famotidine, Nizatidine, Famotidine.
  • Thuốc kích thích nhu động, song không được sử dụng phổ biến vì gây tác dụng phụ lên nhịp tim, dẫn đến tiêu chảy.
  • Bảo vệ màng nhầy bị tổn thương do Sucralfate.
  • Thuốc kháng axit, thường chỉ định với người ợ nóng, nhằm trung hòa axit.

Bệnh nhân được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc

Bệnh nhân được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc

Với trẻ nhỏ, phụ huynh được hướng dẫn cải thiện triệu chứng bằng cách chia nhỏ bữa ăn, giữ trẻ thẳng người ít nhất 30 phút sau bú. Tùy trường hợp được chỉ định sử dụng thuốc chẹn H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton.

Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật không phải phương pháp điều trị trào ngược họng thanh quản hàng đầu. Bác sĩ chỉ đề xuất tiến hành khi người bệnh có các khiếm khuyết liên quan đến cơ vòng thực quản, thoát vị gián đoạn là bệnh lý điển hình.

Phòng ngừa chứng trào ngược thanh quản

Đối tượng mắc bệnh, nằm trong phạm vi nguy cơ cần chủ động phòng tránh với các biện pháp cụ thể:

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không ăn dồn trong một bữa.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều gia vị, đặc biệt có tính cay và axit.
  • Kết thúc bữa tối trước khi ngủ 2 - 3 tiếng.
  • Nên nằm ngủ nghiêng về bên trái.
  • Hạn chế tình trạng ợ hơi quá nhiều.
  • Mặc quần áo rộng, đặc biệt vùng eo, tránh gây áp lực lên bụng.
  • Không hút thuốc lá.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia.
  • Giảm cân với trường hợp béo phì, thừa cân.
  • Nhai kẹo cao su.

Biện pháp phòng ngừa hiệu quả, an toàn tại nhà

Biện pháp phòng ngừa hiệu quả, an toàn tại nhà

Câu hỏi thường gặp

Để hiểu rõ hơn về trào ngược họng thanh quản, bệnh nhân và gia đình tìm hiểu thêm thông tin qua những giải đáp thắc mắc thường gặp dưới đây:

Trào ngược thanh quản nên ăn gì?

Bệnh nhân trào ngược thanh quản ưu tiên tiêu thụ rau, củ, quả tươi. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn trước khi nằm 3 tiếng.

Trào người thanh quản nên kiêng gì?

Người bệnh cần tránh:

  • Ăn quá no.
  • Tránh tiêu thụ thực phẩm kích thích tình trạng trào ngược như socola, chất béo, bạc hà, cam quýt, đồ uống có ga, cà chua, rượu vang đỏ, caffeine.
  • Ăn khuya.
  • Mặc đồ chật, bó phần bụng.

Biện pháp phòng ngừa hiệu quả, an toàn tại nhà

Những thực phẩm cần kiêng khi bị trào ngược thanh quản

Phân biệt trào ngược dạ dày và trào ngược thanh quản

Trào ngược thanh quản là tình trạng axit dạ dày chảy lên thực quản, tràn vào cổ họng hoặc thanh quản. Còn trào ngược dạ dày thực quản xác định khi dịch vị dạ dày chảy vào thực quản.

Triệu chứng cần gặp bác sĩ

Nếu xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm dưới đây, bệnh nhân cần nhanh chóng thăm khám y tế:

  • Ợ hơi, ợ nóng.
  • Hắng giọng thường xuyên.
  • Ho dai dẳng.
  • Cổ có nhiều chất nhầy.
  • Ăn uống khó khăn, chán ăn.
  • Nóng rát, đau cổ họng.
  • Khàn tiếng, giọng nói thay đổi.
  • Chảy dịch sau mũi.
  • Thở khó.

Trào ngược họng thanh quản (LPR) có triệu chứng tương tự trào ngược thực quản, do axit dạ dày chảy ngược qua thực quản, tác động tiêu cực đến vùng họng và thanh quản. Bệnh cần được can thiệp điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khỏe người bệnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

9

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

ĐỖ THÁI SƠN

Bác sĩ Tai mũi họng

ThS.BS

ĐỖ THÁI SƠN

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám