Trẻ 4 tháng tuổi - Những thay đổi về thể chất, giao tiếp và nhận thức

Nguyễn Mai Phương

23-12-2020

goole news
16

Trẻ 4 tháng tuổi có nhiều thay đổi về thể chất cũng như nhận thức. Chính vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nhu cầu và khả năng của bé để có thể hỗ trợ một cách tốt và hiệu quả nhất. Bài viết sau Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ cung cấp toàn bộ những thông tin cần thiết để bạn đọc tham khảo, áp dụng. 

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi về thể chất

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm. Bác sĩ khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết giai đoạn này em bé sẽ tăng cân khá nhanh. Chính vì vậy bố mẹ cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để bé có thể phát triển toàn diện nhất. 

Vậy trẻ 3-4 tháng tuổi biết làm gì, cân nặng, chiều dài và vòng đầu của bé như thế nào là đạt tiêu chuẩn. Bác sĩ chuyên khoa cho biết các chỉ số tiêu chuẩn của em bé 4 tháng tuổi là:

  • Về cân nặng: Trẻ em 4 tháng tuổi thường có cân nặng trung bình từ 5,9 tới 9,1 kg. Mức chung bình được đánh giá là vào khoảng 7,5kg.

Trẻ 4 tháng tuổi thường có cân nặng trung bình khoảng 7,5kg

Trẻ 4 tháng tuổi thường có cân nặng trung bình khoảng 7,5kg

  • Về chiều dài: Thống kê cho thấy các bé gái ở giai đoạn này thường dài 58,6 tới 68,2cm, mức trung bình vào khoảng 63,4cm. Với các bé trai chiều dài sẽ từ khoảng 59,7 tới 69,6cm, mức trung bình là 64,6cm.
  • Vòng đầu: Thông thường các bé trai sẽ có vòng đầu từ 39,7 tới 44,5cm, mức trung bình là 42,1cm. Trong khi đó con số này ở các bé gái là từ 38,8 tới 44,9cm, mức trung bình là khoảng 41,2cm. 
  • Thóp: Phần thóp trước của các bé 4 tháng tuổi thường vẫn chưa khép lại. Riêng phần thóp sau và đường khớp thì có thể đã đóng. 

Trẻ 4 tháng tuổi có thay đổi gì?

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì, bác sĩ chuyên khoa cho biết thời điểm này e bé đã phát triển về nhiều mặt với hành động và nhiều biểu hiện thấy rõ. Cụ thể với những biểu hiện như sau:

Cảm xúc

Trẻ 4 tháng biết làm gì, em bé đã biết cười có ý thức, đồng thời có thể bắt chước được một số biểu cảm trên gương mặt. Bé thường thích được chơi đùa cùng với cha mẹ hoặc người thân. Khi gặp người thân quen em bé có thể cười tự phát,....

Giao tiếp

Cha mẹ đừng bất ngờ khi trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi có thể bập bẹ học nói. Ngoài ra tiếng khóc dày, khỏe có thể thể hiện cảm xúc của bé như đau, mệt hay tã đã bẩn. Em bé thời điểm này đã có thể tự điều chỉnh phản ứng với các sự vật xung quanh, bộc lộ sự thích thú hay không vui thông qua tiếng cười hay ngữ điệu. 

Nhận thức

Em bé 4 tháng tuổi đã biết thể hiện cảm xúc vui buồn

Em bé 4 tháng tuổi đã biết thể hiện cảm xúc vui buồn

Em bé thời điểm này có thể biểu hiện cảm xúc vui buồn để cha mẹ biết và nắm bắt. Trẻ có thể đưa tay với đồ vật hay cho các món đồ chơi vào miệng để gặm. Ngoài ra bé sẽ có phản ứng với các tác động bên ngoài như ánh sáng hay âm thanh. Trẻ cũng có thể nhìn theo các vật chuyển động, nhận biết được người thân ở khoảng cách nhất định hay chăm chú nhìn theo người khác. 

Vận động

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm những gì, dưới đây là những vận động của em bé giai đoạn này có thể thực hiện. 

  • Khi nằm ngửa, bé có thể tự khép 2 tay và đặt trước ngực, tự mình kéo chăn.
  • Khi nằm sấp cánh tay bé có thể đưa về phía trước và ngóc đầu lên nhìn mà không cần trợ giúp.
  • Khi ngồi đầu bé thường gập về phía đằng trước. 
  • Khi bé lắc lư thân mình, phần đầu đôi khi cũng lắc lư theo nhưng đã có thể giữ ổn định hơn những thời điểm trước đó. 
  • Em bé ngồi thẳng được từ 10 đến 15 phút nếu có hỗ trợ. 

Trẻ 4 tháng biết làm gì?

Trẻ sơ sinh 4 tháng biết làm gì là điều nhiều bậc cha mẹ băn khoăn. Em bé thời điểm này có nhiều sự thay đổi về nhận thức và thể chất, bé có thể cầm nắm mọi thứ, đã đủ cứng cáp để làm chủ phần đầu và cổ. Đồng thời em bé cũng có một đôi chân tinh nghịch hơn. 

Cầm nắm mọi thứ

Trong quá trình chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi, cha mẹ cần lưu ý em bé thời điểm này đã có thể sử dụng thành thạo đôi tay. Khi nằm chơi bé có thể đan các ngón tay lại với nhau, đưa vào miệng hoặc cầm nắm những đồ chơi mà bé yêu thích. 

Bé 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết cầm nắm

Bé 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết cầm nắm

Ngoài ra em bé cũng có thể chăm chú đưa mắt nhìn theo các món đồ chơi đang chuyển động và đưa tay ra với. 

Đôi chân tinh nghịch

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi, mẹ đừng quên theo dõi các hoạt động của đôi chân bé. Thời gian này bé đã có thể dồn toàn lực xuống chân khi được đứng trên mặt phẳng cứng. 

Thời điểm này em bé cũng có thể nhún và búng khá mạnh bằng chính đôi chân của mình. Khi mẹ giữ nhẹ phần thân trên của bé, với chân chạm sàn bé có thể bật và nhún nhảy.

Làm chủ phần đầu và cổ

Thêm một điểm cần lưu ý nữa khi các mẹ chăm sóc trẻ 4 tháng là thời gian này bé đã có thể làm chủ phần cổ và đầu của mình. Điều này được nhận thấy khi lắc lư phần thân thì phần đầu của trẻ về cơ bản đã có thể giữ ổn định. Trẻ cũng có thể ngồi thẳng từ 10 tới 15 phút nếu như nhận được sự hỗ trợ của mẹ.

Trẻ 4 tháng tuổi đã có thể làm chủ phần đầu và cổ

Trẻ 4 tháng tuổi đã có thể làm chủ phần đầu và cổ

Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi cần lưu ý gì?

Cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi là điều mà bất cứ cha mẹ nào cũng quan tâm. Phương pháp đúng sẽ giúp em bé có được những điều kiện tốt nhất về thể chất và tinh thần. Nhờ đó trẻ đạt được sự phát triển đầy đủ và chuẩn bị cho những tháng sau này. 

Chế độ dinh dưỡng

Chăm sóc bé 4 tháng tuổi cần chú ý nhất tới chế độ dinh dưỡng. Thức ăn cho em bé giai đoạn này chủ yếu là sữa mẹ do bé vẫn chưa ăn được thức ăn đặc. Trường hợp em bé phát triển nhanh cha mẹ cần bổ sung thêm dinh dưỡng bằng các loại sữa công thức. 

Tuy vậy cha mẹ cần theo dõi nếu như em bé tỏ ra đã sẵn sàng để ăn dặm và có thể đáp ứng tốt với thức ăn đặc thì hoàn toàn có thể cho trẻ ăn dặm ở thời điểm này. 

Giấc ngủ của bé

Trong cách chăm trẻ 4 tháng tuổi, bên cạnh chế độ dinh dưỡng, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý tới giấc ngủ của các bé. Độ tuổi này em bé của bạn có thể ngủ liên tục từ 7 tới 8 giờ đồng hồ vào ban đêm. Cha mẹ không nên quá lo lắng sợ trẻ đói và đánh thức con dậy để bú sữa. 

Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi có thể ngủ liên tục từ 7 tới 8 giờ đồng hồ

Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi có thể ngủ liên tục từ 7 tới 8 giờ đồng hồ

Ngoài ra để giúp bé ngủ ngon, mẹ có thể bật đèn mờ trong phòng hoặc hát ru để em bé ngủ ngon giấc hơn. Khi trẻ thức giấc giữa đêm, cha mẹ nên cố gắng dỗ dành để bé nhanh ngủ lại. 

Mọc răng

Nhiều phụ huynh thắc mắc không biết cách chăm bé 4 tháng tuổi như thế nào. Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết bên cạnh việc quan tâm tới chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ, cha mẹ cần chú ý đến tình trạng răng miệng của bé. Lý do là bởi em bé thời kỳ này có thể sắp mọc răng.

Các biểu hiện như chảy dãi nhiều, thường xuyên gặm ngón tay hay nghiến lợi là sự chuẩn bị mọc răng. Hãy chú ý tới việc chơi đồ chơi của con, tránh để trẻ ngậm các đồ chơi nhỏ gây hóc hoặc đồ vật không đảm bảo vệ sinh gây viêm.

Khi em bé xuất hiện các biểu hiện sau đây, cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị:

  • Trẻ không nhìn theo đồ chơi hay đồ vật đang chuyển động. Trường hợp này em bé của bạn có thể gặp vấn đề trong chuyển động mắt theo hướng. 
  • Em bé không cười nói hoặc không phát ra các âm thanh bao gồm cả tiếng khóc. 
  • Trẻ 4 tháng tuổi không thể nhấc đầu và giữ đầu ổn định.

Cha mẹ cũng cần lưu ý chọn lựa thăm khám cho bé tại các cơ sở y tế uy tín và chất lượng. Hiện nay, khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang là địa chỉ hàng đầu, được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn để thăm khám cho con em mình.

Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ được nhiều phụ huynh lựa chọn

Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ được nhiều phụ huynh lựa chọn

Bệnh viện có khuôn viên xanh, sạch, thoáng, là môi trường lý tưởng để điều trị cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó hệ thống máy móc và thiết bị y tế được nhập khẩu từ những thương hiệu hàng đầu thế giới. Đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ có chuyên môn cao, luôn tận tâm với bệnh nhân chắc chắn sẽ khiến khách hàng hài lòng. 

Làm gì để giúp trẻ 4 tháng tuổi phát triển tốt?

Để giúp trẻ 4 tháng tuổi phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tập nói thông qua các biểu cảm trên gương mặt. Cha mẹ cũng nên thường xuyên nói chuyện, cười đùa và phản ứng lại các âm thanh em bé tạo ra để tăng sự giao tiếp với con. 

Trẻ nhỏ được 4 tháng tuổi có thể phân biệt được màu sắc. Chính vì vậy mẹ nên cho bé chơi các loại đồ chơi nhiều màu, tránh ảnh để tăng khả năng tưởng tượng và sáng tạo của con. 

Cha mẹ cũng cần nhớ 4 tháng tuổi là giai đoạn em bé cần tiêm nhắc lại một số loại vắc xin. Chính vì vậy việc cần làm là theo dõi lịch tiêm và đưa bé tới các điểm tiêm chủng để tiêm phòng đúng thời điểm. 

Cha mẹ cũng nên lập thời gian biểu để đảm bảo em bé có thể ăn ngủ đúng giờ, khoa học, mang đến không gian vui chơi an toàn nhằm giúp em bé khám phá. Hãy theo dõi để biết những điều bé thích hoặc không thích để có quá trình chăm sóc con tốt nhất. 

Trẻ 4 tháng tuổi có nhiều sự phát triển và thay đổi về nhận thức, giao tiếp và thể chất. Cha mẹ cần chú ý theo dõi, quan sát và có chế độ chăm sóc để em bé có được điều kiện tốt nhất. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,440

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám