Trẻ 6 tháng bị ho: Những điều cha mẹ cần làm!

Dương Thị Trà My

04-05-2021

goole news
16

Ho là hiện tượng giúp cơ thể loại bỏ các vi khuẩn, virus, chất nhầy có hại. Trẻ 6 tháng tuổi có sức đề kháng yếu vì vậy thường xuyên bị ho. Đa phần trẻ ho không nguy hiểm nhưng số ít trường hợp ho dai dẳng có thể chuyển biến nghiêm trọng. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ 6 tháng bị ho?

Ho là hiện tượng giúp cơ thể loại bỏ các vi khuẩn, virus, chất nhầy có hại. Trẻ 6 tháng tuổi có sức đề kháng yếu vì vậy thường xuyên bị ho. Đa phần trẻ ho không nguy hiểm nhưng số ít trường hợp ho dai dẳng có thể chuyển biến nghiêm trọng. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ 6 tháng bị ho?

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ 6 tháng bị hoCha mẹ cần làm gì khi trẻ 6 tháng bị ho

Nguyên nhân trẻ 6 tháng bị ho

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu khiến trẻ 6 tháng tuổi thường xuyên mắc những bệnh vặt gây ra hiện tượng ho. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể gây ra ho ở trẻ 6 tháng:

Cảm cúm, cảm lạnh: Đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ho. Bên cạnh hiện tượng ho, trẻ còn có các biểu hiện đi kèm như sổ mũi, nghẹt mũi, ho có đờm, đau họng, đôi khi sốt nhẹ. Những khó chịu này có thể khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn.

Bệnh lý đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản: Các dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là ho, nghẹt mũi, sổ mũi, sốt… Nếu nghiêm trọng, trẻ có thể bị nôn mửa, li bì.

Viêm phổi: Viêm phổi là bệnh lý khiến trẻ bị ho nghiêm trọng kèm theo mệt mỏi li bì, nôn mửa, ra nhiều mồ hôi, khó thở, và có thể xuất hiện các biểu hiện khác như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Dị ứng với một số tác nhân bên ngoài như phấn hoa, lông động vật...: Tùy vào kiểu dị ứng mà bé sẽ có những dấu hiệu khác nhau như ho, mẩn đỏ, sốt, sưng phù…

Việc trị ho cho trẻ sơ sinh khá khó khăn, bởi trẻ không thể tùy tiện uống thuốc và ăn các loại thức ăn đa dạng như người lớn. Do đó, các mẹ cần lưu ý nhiều hơn trong việc chăm sóc trẻ 6 tháng khi bị ho.

Những điều cần làm khi trẻ 6 tháng bị ho

Thông thường, nếu trẻ bị ho nhẹ, bé có thể tự khỏi sau vài ngày nếu được theo dõi và chăm sóc kỹ.

Nếu bé chỉ có những biểu hiện ho của các bệnh lý thông thường như cảm lạnh, cảm cúm… các mẹ có thể áp dụng những cách sau để chăm sóc khi trẻ 6 tháng tuổi bị ho.

Tăng cường bú mẹ

Sữa mẹ không chỉ chứa nhiều dưỡng chất mà còn có nhiều kháng thể giúp giảm kích ứng, nâng cao sức đề kháng cho bé. Việc tăng cường cữ bú còn giúp bù nước hiệu quả đối với những trường hợp mất nước.

Nếu các bé đã ăn dặm, mẹ có thể tăng cường nước ấm, nước trai cây cho bé.

Cho trẻ nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi hoàn toàn, ngủ nhiều hơn, hạn chế tiếp xúc với người lạ hay những tác nhân gây ho có thể giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ nhiều giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe, giảm ho

Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ nhiều giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe, giảm ho

Việc nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể tái tạo hiệu quả và giúp trẻ giữ được năng lượng, tăng cao sức đề kháng bản thân.

Vệ sinh mũi họng

Việc làm sạch mũi họng khi trẻ bị ho là điều vô cùng quan trọng không chỉ giúp bé thông thoáng đường thở mà còn giúp giảm lượng vi khuẩn, virus, tác nhân gây ho, đặc biệt với những trẻ ho có đờm và sổ mũi.

Vệ sinh mũi họng khá đơn giản là cha mẹ sử dụng nước muối sinh lý nhỏ 1-2 giọt vào mũi, họng giúp làm loãng dịch nhầy, long đờm hiệu quả. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để hút bớt chất nhầy bên trong, loại bỏ đờm cho bé.

Tăng độ ẩm không khí

Tăng độ ẩm không khí trong phòng giúp bé dễ thở hơn đồng thời giảm kích ứng, giảm ho hiệu quả. Ngoài ra cha mẹ cần lưu ý nên tắm cho bé bằng nước ấm trong thời gian ngắn và có thể sử dụng vòi hoa sen để bé hưởng hơi nước bay ra từ đó. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lau khô người và giữ ấm nhanh chóng sau khi tắm cho trẻ

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ

6 tháng là thời điểm nhiều bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Vì vậy cha mẹ hãy bổ sung thêm nhiều rau củ, trái cây giúp tăng cường vitamin và sức đề kháng.

Đối với những hợp bị nặng hơn, ho kéo dài kèm biểu hiện khác thì cha mẹ cần đưa trẻ tới thăm khám tại các cơ sở y tế.

Biểu hiện nguy hiểm cần đưa trẻ tới bệnh viện:

Ho khan trên 5 ngày kèm biểu hiện của cảm lạnh.

Ho có đờm kèm sốt cao

Khó thở, thở gấp

Ho nặng từng cơn

Môi và mắt khô, da tím tái

Trẻ li bì, không tỉnh táo

Cha mẹ cần cho trẻ thăm khám ngay khi trẻ bị ho nặng từng cơn

Cha mẹ cần cho trẻ thăm khám ngay khi trẻ bị ho nặng từng cơn

Một số lưu ý khác dành cho cha mẹ khi trẻ 6 tháng bị ho

Bên cạnh những cách chăm sóc hướng dẫn ở trên, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau để bé được chăm sóc một cách tốt nhất khi bị ho:

Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc cho bé sĩ.

Giữ ấm cho bé, đặc biệt là vùng cổ

Vệ sinh nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, tránh tiếp xúc với gió lùa, ô nhiễm, khói bụi

Loại bỏ các nguyên nhân có thể gây dị ứng, nếu có

Nếu trẻ ho có đờm, có thể thử áp dụng biện pháp vỗ long đờm để loại bỏ đờm trong cổ họng.

Vừa rồi là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề ho ở trẻ 6 tháng tuổi. Mặc dù không quá nguy hiểm những các bậc phụ huynh cũng cần theo dõi và điều trị kịp tđể tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Với những trường hợp ho mức độ nặng hơn, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Hãy liên hệ hotline 19001806 để được tư vấn thêm. 

 

 



BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,469

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám