Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không?

Nguyễn Thu Hà

15-03-2021

goole news
16

Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không là thắc mắc của nhiều ông bố, bà mẹ khi thấy những đứa trẻ khác đã mọc răng ở tháng thứ 6 còn con mình 9 tháng chưa mọc răng. 

Theo chuyên gia khoa Nhi, thứ tự mọc răng của bé không phải đều giống như nhau, có trẻ mọc sớm, có trẻ mọc muộn. Thường khi bước sang tháng thứ 6, trẻ sẽ bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên. Nhưng cũng có những trẻ 9 tháng chưa mọc răng khiến không ít phụ huynh lo lắng liệu tiềm ẩn nguy cơ gì sau tình trạng này không? 

Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không?

Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Trẻ mọc răng muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Dựa theo quá trình theo dõi nhiều năm, các chuyên gia đã đưa ra tiêu chuẩn chung cho trình tự mọc răng của trẻ sẽ diễn ra theo các mốc thời gian như sau: 

- 6 - 8 tháng tuổi: 4 răng cửa hàm trên và hàm dưới sẽ mọc

- 7 - 10 tháng tuổi: 4 răng cửa bên sẽ mọc

- 12 - 16 tháng tuổi: 4 răng hàm đầu tiên sẽ mọc

- 14 - 20 tháng tuổi: 4 răng nanh sẽ mọc

- 20 - 32 tháng tuổi: 4 răng hàm thứ 2 sẽ mọc

Theo đó, với những trường hợp bé 9 tháng đến gần 1 tuổi mà vẫn chưa mọc răng thì được xem là trẻ mọc răng chậm. Vậy bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không, sức khỏe có bị ảnh hưởng gì không? Các chuyên gia cho biết tình trạng mọc răng chậm có gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ hay không thì còn tùy thuộc và biểu hiện phát triển thể chất chung của trẻ. Đối với những bé cơ thể vẫn phát triển thể chất bình thường nhưng lại bị chậm mọc răng thì đó là do sinh lý của trẻ. 

Tuy nhiên, nếu chậm mọc răng còn đi kèm theo các dấu hiệu báo động như tăng cân, chiều cao tăng chậm hoặc trẻ bị còi xương thì nguyên nhân là do còi xương hoặc do chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé chưa hợp lý. Với trường hợp đã quá muộn so với thời gian thông thường mà bé chưa mọc được chiếc răng nào thì phụ huynh nên đưa bé đến viện răng hàm mặt để khám và theo dõi. 

Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên phát hiện sớm những trường hợp trẻ chậm mọc răng do liên quan đến thiếu canxi, thiếu vitamin D, thiếu dinh dưỡng, còi xương… để có những biện pháp thay đổi kịp thời như cải thiện bữa ăn hàng ngày của trẻ hay có chế độ chăm sóc cho trẻ phù hợp.   

Trình tự mọc răng ở trẻ là như thế nào?

Thứ tự mọc răng sữa của bé

Thứ tự mọc răng sữa của bé

Trình tự mọc răng ở trẻ không phải lúc nào cũng giống như nhau, có bé mọc sớm có bé mọc muộn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như việc mẹ có bổ sung đủ lượng canxi cho trẻ trong quá trình mang thai hay không. Trình tự mọc răng bình thường ở nhiều trẻ là răng hàm mọc đầu tiên trong khoảng 13 - 19 tháng ở hàm trên, còn hàm dưới là khoảng 14 - 18 tháng. 

Răng hàm thứ 2 ở hàm trên sẽ mọc trong khoảng 25 - 33 tháng tuổi, ở hàm dưới là từ 23 - 31 tháng tuổi. Răng hàm của trẻ là răng hàm sữa vì thế chiếc răng này sẽ tồn tại cùng với quá trình phát triển của trẻ đến năm 6 tuổi. Trước năm 3 tuổi, 20 chiếc răng sữa của bé thường sẽ mọc đủ. Khi trẻ lên 6 tuổi sẽ bước vào quá trình thay răng vĩnh viễn, răng sữa cũng như răng hàm sẽ bắt đầu rụng dần, răng vĩnh viễn sẽ mọc từ từ thay thế cho răng sữa. Khi trẻ 12 hay 13 tuổi, quá trình thay răng sẽ kết thúc.

Một số lý do khiến trẻ 9 tháng chậm mọc răng

Các bậc phụ huynh cần biết được nguyên nhân nào khiến bé 9 tháng chưa mọc răng để có cơ sở đưa ra các biện pháp cải thiện tình trạng răng mọc chậm ở trẻ. Dưới đây là một số lý do khiến trẻ 9 tháng chậm mọc răng:

Yếu tố di truyền

Nếu gia đình có yếu tố mọc răng chậm thì cũng không có gì ngạc nhiên khi con bạn cũng gặp tình trạng tương tự. Theo nghiên cứu, nếu một trong hai người bố hoặc mẹ hồi nhỏ từng chậm mọc răng thì bé có thể ảnh hưởng yếu tố di truyền này nên bạn đừng quá lo lắng. Đây có thể là một trong những lý do tại sao đến tháng thứ 9 bé nhà bạn mới bắt đầu nhú chiếc răng đầu tiên. 

Dinh dưỡng kém

Để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh, quá trình mọc răng theo đúng chu trình thì các bữa ăn hàng ngày của người mẹ luôn phải đảm bảo đủ chất, đủ dinh dưỡng ngay từ giai đoạn thai kỳ. Bởi sữa mẹ có chứa canxi và các dưỡng chất cần thiết khác giúp tăng cường hệ miễn dịch và phát triển thể chất toàn diện cho trẻ. Đặc biệt là canxi, bé của bạn cần điều này cho sự tăng trưởng và phát triển của răng và xương. 

Nếu sữa mẹ kém chất lượng, nghèo dinh dưỡng hay em bé không nhận được đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức mà bé tiêu thụ không đủ dinh dưỡng để đáp ứng tất cả sự phát triển của cơ thể trẻ thì dẫn đến việc trẻ 9 tháng tuổi chưa mọc răng

Trẻ ăn dặm thiếu chất cũng khiến răng mọc chậm

Trẻ ăn dặm thiếu chất cũng khiến răng mọc chậm

Suy giáp và suy tuyến yên

Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ mọc răng chậm có thể do suy giáp. Đây là tình trạng trong đó các tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone tuyến giáp để cơ thể hoạt động bình thường. Tình trạng bệnh này thường ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và sự trao đổi chất trong cơ thể. Nếu bé nhà bạn có tuyến giáp hoạt động kém thì rất có thể bé sẽ phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc mọc răng, nói chuyện, đi bộ…

Ngoài suy giáp thì suy tuyến yên cũng là một tình trạng cơ thể trẻ giảm bài tiết của một hoặc nhiều trong số 8 hormone được sản xuất bởi tuyến yên. Nó có thể khiến trẻ mắc một số bệnh như béo phì, cholesterol cao…

Lý do khác

Bé 9 tháng tuổi chưa mọc răng cũng có thể là một phần của một số tình trạng hoặc rối loạn y tế chẳng hạn như hội chứng Down. Điều này cũng có thể là do sự tắc nghẽn vật lý trong xương hàm hoặc nướu của trẻ khiến răng không trồi lên được. 

Các cách giúp cải thiện tình trạng trẻ 9 tháng tuổi chưa mọc răng

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé

Để cải thiện tình trạng trẻ 9 tháng chưa mọc răng, mẹ vẫn nên cho bé bú cho đến khi bé ít nhất được 12 tháng

Mẹ vẫn nên cho bé bú cho đến khi bé ít nhất được 12 tháng

Trẻ phát triển từng ngày, do đó, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng thay đổi theo thể trạng của bé. Thường đến giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi, sữa mẹ không đủ thỏa mãn bé nên đây chính là thời điểm nhiều bé sẵn sàng cho việc ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ không nên cho trẻ ăn dặm sớm từ tháng thứ 4 vì khi này hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, chưa ổn định, khi ăn dặm sớm trẻ có thể gặp các vấn đề như tiêu chảy, táo bón…

Vậy bé 9 tháng chưa mọc răng phải làm sao? Mẹ hãy thử bắt đầu bằng một bữa ăn dặm trong một ngày để xem mọi việc thế nào. Sau đó, dần chuyển sang ăn hai hoặc ba bữa ăn dặm một ngày. Mẹ có thể thấy rằng bé càng ăn nhiều thức ăn dặm, bé càng bú ít sữa. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn rất quan trọng và bé vẫn nên tiếp tục bú cho đến khi bé ít nhất được 1 tuổi. Bởi sữa mẹ không những hỗ trợ quá trình cung cấp các chất dinh dưỡng cho hệ tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng cho bé mà còn thúc đẩy quá trình mọc răng của bé. 

Ngoài ra, trong chế độ ăn dặm của bé, mẹ cần đặc biệt chú ý đến tỷ lệ cân bằng giữa photpho và canxi để giúp xương và răng của trẻ phát triển chắc khỏe. Để trẻ 9 tháng chưa mọc răng có thể mọc răng nhanh, trong thực đơn hàng ngày của trẻ mẹ nên bổ sung thêm các chất chứa nhiều canxi như sau: 

  • Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa… cung cấp nhiều canxi, protein và các dưỡng chất khác giúp trẻ phát triển chiều cao, xương, răng chắc khỏe.
  • Canxi có nhiều trong các loại ngũ cốc và hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt đậu, hạt mè, hạt điều… 
  • Các loại rau có màu xanh thẫm như rau chân vịt, cải bó xôi, rau cải thìa…
  • Các loại thủy hải sản như cua, tôm, hến, ốc giàu vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ như canxi, vitamin nhóm B, sắt, đồng..

Mẹ có thể chế biến các loại thực phẩm bằng nửa thìa cà phê dầu ăn, dầu ô-liu hoặc mỡ vì dầu mỡ là dung môi hòa tan vitamin A, D để tăng cường hấp thu canxi. 

Bổ sung thêm vitamin D và canxi

Tắm nắng là cách bổ sung thêm vitamin D và canxi cho trẻ nhỏ

Tắm nắng là cách bổ sung thêm vitamin D và canxi cho trẻ nhỏ

Nếu mẹ vẫn lo lắng bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không và làm cách nào để trẻ nhanh mọc răng thì hãy bổ sung thêm canxi và vitamin D để giúp hệ cơ xương cũng như răng phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc hay các loại thực phẩm chức năng bổ sung canxi, việc này cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng và phụ huynh cần làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi việc thừa canxi cũng gây nguy hiểm đến sự phát triển của trẻ. 

Để bổ sung vitamin D cho trẻ, tắm nắng là cách được rất nhiều mẹ lựa chọn. Mẹ có thể cho trẻ tắm nắng vào sáng hoặc chiều do đây là thời điểm mặt trời cung cấp cấp nhiều vitamin D. Mẹ nên lưu ý mặc quần áo mỏng cho bé để quá trình hấp thụ diễn ra hiệu quả. 

Nếu cách làm trên không hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng vitamin D dạng lỏng. Phụ huynh cần dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ, tránh vượt quá liều lượng khuyến nghị. 

Có thể thấy, trẻ 9 tháng chưa mọc răng là việc không quá lo ngại và cha mẹ hoàn toàn có thể giúp răng trẻ nhanh mọc bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ. Hi vọng, qua bài viết trên các bậc phụ huynh đã hiểu được tình trạng trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không và phương pháp giúp răng bé mọc nhanh hơn. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và gọi cho chúng tôi theo số hotline 19001806 để được các y bác sĩ tư vấn trực tiếp. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

3,700

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Trẻ chậm mọc răng: Cha mẹ cần lưu ý đến nguyên nhân và dấu hiệu sớm

Tình trạng trẻ chậm mọc răng không nguy hiểm nhưng nếu không can thiệp kịp thời có thể khiến trẻ nhỏ gặp những biến chứng như sâu răng, răng vĩnh viễn mọc lệch.

19001806 Đặt lịch khám