Giải đáp câu hỏi: “Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không?”

Thu Hiền

13-12-2023

goole news
16

Tắm là hoạt động vệ sinh cơ thể, tạo cảm giác thoải mái và giúp tăng tuần hoàn máu. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lo sợ việc tắm cho trẻ khi bị cảm lạnh sẽ khiến bệnh tình trở nên nặng. Vậy trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không?  Các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm câu trả lời nhé!

Tổng quan về bệnh cảm lạnh:

Cảm lạnh xuất hiện do sự xâm nhập của virus ở mũi và họng. Trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng nhiễm cảm lạnh nhiều nhất. Trẻ em trên 6 tuổi vẫn bị nhiễm bình thường nếu tiếp xúc môi trường bụi bẩn, không đảm bảo vệ sinh, sức đề kháng không tốt. 

Trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng nhiễm cảm lạnh nhấtTrẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng nhiễm cảm lạnh nhất

Các triệu chứng điển hình bao gồm: 

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi (nước mũi có màu vàng, màu trong suốt hoặc xanh). 
  • Ho, đau đầu, cơ thể cảm thấy đau nhức nhẹ. 
  • Cảm lạnh sốt nhẹ, mất vị giác, khó chịu trong người, khó thở. 
  • Niêm mạc đỏ và sưng lên, nếu để lâu xuất hiện hạch ở cổ. 

Những triệu chứng này thường kéo dài từ 3- 7 ngày. Nếu không chữa trị nhanh chóng, những biến chứng có thể xảy ra bao gồm: 

  • Nhiễm trùng tai giữa (viêm tai cấp tính): khi vi khuẩn hoặc virus gây bệnh xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ. Trong trường hợp này, người bệnh bị đau tai, chảy nước mũi màu xanh lá hoặc vàng, sốt cao. 
  • Viêm xoang cấp tính: bệnh thường xuất hiện khi tác nhân gây bệnh xâm nhập sâu vào các hốc xoang. Lúc này, bệnh nhân bắt đầu sốt, đau đầu, nghẹt mũi nghiêm trọng, đờm đặc, đau răng, cường độ hô tăng vào ban đêm. 
  • Ngoài ra, nếu không sớm chữa trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ đối mặt với viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn…

Trẻ bị cảm lạnh liệu có nên tắm cho trẻ không?

Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm?Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm?

Theo các bác sĩ, khi bé bị cảm lạnh vẫn có thể tắm bình thường. Cha mẹ cần vệ sinh cơ thể bé với nước ấm khoảng 30 - 35 độ, tắm trong khoảng 3- 5 phút. Việc này giúp cơ thể bé được sạch sẽ, thông thoáng, dễ chịu hơn. Sử dụng nước ấm để tắm không những làm sạch mồ hôi, loại bỏ bụi bẩn mà ngăn ngừa các bệnh về da hay nhiễm trùng. Ngược lại nếu tắm bé với nước lạnh sẽ khiến thân nhiệt bị giảm, các lỗ chân lông giãn nở khiến không khí lạnh dễ xâm nhập. Từ đó, bệnh tình sẽ trở nên trầm trọng hơn. 

Trường hợp trẻ đang bị cảm lạnh nên được tắm

Tắm rửa sạch sẽ có công dụng kích thích lưu thông máu bên trong cơ thể, giúp làm loãng dịch đờm, long đờm, hỗ trợ cải thiện những dấu hiệu của bệnh tốt hơn. Lưu ý nên tắm bằng nước ấm với nhiệt độ từ 30- 35 độ, tắm trong từ 5- 7 phút và nên lau khô người cho trẻ ngay sau khi tắm xong. Tuyệt đối không cho trẻ tắm quá lâu, cơ thể dễ nhiễm lạnh. Những điều này dẫn đến triệu chứng bệnh nặng hơn có thể gây ra viêm xoang, viêm phế quản. 

Với những trẻ đang bị cảm lạnh, mồ hôi đổ ra nhiều khiến trẻ khó chịu, các phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh cho trẻ vào những thời điểm này. Nếu không tắm cho trẻ thì mồ hôi sẽ bịt lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút dễ xâm nhập và tấn công vào cơ thể gây nhiều bệnh lý về da. 

Trường hợp bé bị cảm lạnh không nên tắm

Tuy tắm được khuyến khích nhưng không phải lúc nào cũng nên tắm, phụ huynh cần chú ý đến triệu chứng của trẻ. Sau đây là những trường hợp không nên vệ sinh cơ thể cho trẻ: 

  • Khi trẻ không có dấu hiệu hạ sốt, ho liên tục

Khi phát hiện trẻ chưa có dấu hiệu hạ sốt, ngược lại sốt cao hơn, ho liên tục trong những ngày, phụ huynh không nên tắm cho trẻ. Vì khi đó, năng lượng của trẻ bị tiêu tốn một cách đáng kể. Nếu phụ huynh vẫn muốn tắm cho trẻ thì cơ thể trẻ dễ bị nhiễm lạnh hơn, bệnh diễn biến nặng hơn, dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, viêm phế quản,...

  • Tắm ngay cho trẻ sau khi ăn

Đối với trẻ đang bị cảm lạnh, cơ thể dễ bị mệt mỏi và yếu. Nếu ba mẹ tắm cho bé sau khi ăn sẽ khiến việc tiêu hoá thức ăn bị cản trở, thậm chí khiến trẻ dễ bị đầy bụng, ợ hơi và nôn. Khi tắm, huyết quản giãn nở, da và các cơ cần nhiều máu hơn làm thiếu lượng máu ở dạ dày. Do đó, không nên tắm cho trẻ sau khi ăn đặc biệt khi đang bị cảm lạnh.

Không nên tắm cho trẻ ngay sau khi ăn vì sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.  Không nên tắm cho trẻ ngay sau khi ăn vì sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng

  • Tắm ngay khi trẻ vừa tỉnh ngủ

Khi vừa thức dậy, thân thể trẻ lúc này khá yếu, ngay lập tức vệ sinh cơ thể sẽ khiến thân nhiệt trẻ giảm nhanh, không thích ứng kịp sự thay đổi nhiệt đổi. Từ đó, bệnh tình của trẻ trở nên nặng hơn.

  • Tắm khuya

Tắm ngay trước khi ngủ khiến não bộ hưng phấn, khiến trẻ khó chìm vào giấc ngủ. Dù rằng sau khi tắm xong, ngay cả khi lau khô tóc cho trẻ thì vẫn khiến trẻ bị nhiễm lạnh, dẫn đến đau đầu, cảm lạnh. Đặc biệt khi trẻ bị cảm lạnh, việc tắm muộn dẫn đến tình trạng bị sốc nhiệt, nặng hơn có thể bị đột quỵ. Nguyên nhân đến từ mạch máu não bị co lại một cách đột ngột. 

Một số lưu ý khi tắm giảm được triệu chứng của cảm lạnh

Những lưu ý khi tắm cho trẻ đang bị cảm lạnhNhững lưu ý khi tắm cho trẻ đang bị cảm lạnh

  • Cần xác định tình hình của trẻ trước khi tắm: nếu bé đã hạ sốt, bớt ho thì cha mẹ có thể tắm cho trẻ bằng nước ấm. Trước khi tắm, nên thử nhiệt độ bằng tay hoặc cùi chỏ tay. Còn nếu trẻ vẫn còn sốt cao, ho liên tục dù đã dùng thuốc tại nhà thì không nên tắm cho trẻ mà hãy đến bệnh viện để được bác sĩ kịp thời chữa trị.
  • Khi tắm, nên tắm ở trong phòng kín, tránh gió và không nên bật điều hoà hay quạt. Vào mùa đông, ba mẹ có thể sử dụng máy sưởi trong 5- 10 phút để làm ấm phòng trước khi tắm. Tuy nhiên, nên tránh để máy sưởi quá lâu trong phòng vì nó sẽ khiến da bị khô, nóng rát hoặc đỏ ửng dẫn đến bị dị ứng. 
  • Thời gian tắm cho trẻ nên từ 5- 7 phút. Vì khi tắm quá lâu khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, tình trạng bệnh nặng hơn và bệnh lâu khỏi hơn. 
  • Cần tránh tắm cho trẻ vào thời điểm trẻ mới tỉnh dậy, tắm ngay trước khi ngủ vì làm vậy sẽ khiến bệnh trở nặng hơn. 
  • Tắm từng phần cơ thể cho trẻ, tránh để toàn bộ cơ thể tiếp xúc với khí lạnh. Khi tắm xong, phụ huynh nên cẩn thận lau khô cơ thể và nhanh chóng mặc đồ cho trẻ. Những bộ phận cần đặc biệt lau khô là đầu và lòng bàn chân. Cha mẹ có thể cho trẻ đi thêm tất để giữ ấm chân ngay lập tức. 
  • Khi vệ sinh cho trẻ, có thể thêm chút dầu tràm hoặc sử dụng dầu gừng để giúp trẻ dễ chịu hơn. Tác dụng của tinh dầu hỗ trợ làm ấm da, mang lại cảm giác dễ chịu, tránh mệt mỏi, ngoài ra giúp trẻ giảm cảm giác ớn lạnh. 

Kết luận

Thắc mắc về việc: trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không? đã được giải đáp rõ qua bài viết trên. Các mẹ cũng cần lưu ý khi tắm cho trẻ cần tắm đúng cách tránh trường hợp tắm sai rất dễ làm cho trẻ bị cảm lạnh. Khi phát hiện những dấu hiệu cảm lạnh trở nên xấu đi, phụ huynh cần đưa trẻ đến các phòng khám gần nhất để kịp thời kiểm tra và điều trị. 

Các mẹ có thể tham khảo và đưa trẻ đến thăm khám tại Bệnh viện đa khoa Phương Đông hoặc liên hệ hotline 1900 1806 để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,241

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám