Dấu hiệu trẻ bị chàm sữa và cách chăm sóc, điều trị chàm sữa hiệu quả

Trần Hồng Nụ

02-02-2021

goole news
16

Chàm sữa là một trong những chứng bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh này thường không gây nguy hiểm tới sức khỏe trẻ nhưng nếu tái phát quá nhiều lần sẽ biến chứng thành chàm thể tạng. Vậy trẻ bị chàm sữa có chữa được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên việc điều trị nhanh hay chậm tùy thuộc vào thể bệnh.

Bệnh chàm sữa là gì?

Chàm sữa còn được biết đến với tên gọi là lác sữa. Đây là căn bệnh có triệu chứng điển hình là viêm da dị ứng và thường gặp ở trẻ sơ sinh đến 2 tuổi. Theo thống kê sơ bộ, có tới 20% số trẻ bị chàm sữa sau sinh.

Chàm sữa không lây lan và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên chứng bệnh nếu không được điều trị dứt điểm sẽ có thể để lại sẹo trên da, gây mất thẩm mỹ.

Các vết chàm sữa thường xuất hiện đầu tiên ở hai bên mát của bé

Các vết chàm sữa thường xuất hiện đầu tiên ở hai bên mát của bé

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Trên thực tế cho tới nay, vẫn chưa có nghiên cứu y khoa nào có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này gồm:

  • Chàm sữa dễ xuất hiện ở những bé trẻ vốn dĩ có cơ địa dễ bị dị ứng hay nhà có gen mắc các bệnh lý như mề đay, da bị mẫn cảm với thời tiết hay hen suyễn.
  • Có khá nhiều trẻ bị chàm sữa do dị ứng với thức ăn mà mẹ dung nạp. Cụ thể, chất lượng sữa sẽ bị ảnh hưởng nếu mẹ ăn quá nhiều hải sản, thủy sản hay đồ ăn giàu chất đạm khác. Biệt bé hấp thu sữa này sẽ rất dễ khiến cơ thể không thích ứng kịp, gây ra dị ứng.
  • Tác nhân thời tiết ô nhiễm, khói bụi hay không gian sống không sạch sẽ cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm sữa ở trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Thông thường chàm sữa thường xuất hiện ở vị trí hai bên má của trẻ sau đó lan dần ra vùng chân tay và toàn cơ thể. Dấu hiệu ban đầu của bệnh này là trên da bé nổi những nốt mẩn đỏ li ti, khi chạm vào có cảm giác thô ráp.

Trẻ bị chàm sữa ở cổ
Trẻ bị chàm sữa ở cổ

Nếu quan sát kỹ, mẹ sẽ thấy em bé vô cùng khó chịu và thường hay đưa lên mặt như muốn dụi và gãi. Bên cạnh đó, bé cũng hay cọ mặt vào gối khiến các mụn nước bị vỡ và tiết ra dịch.

Dịch tiết ra từ mụn nước sẽ làm chặt lên da và tạo nên một lớp hóa sừng bì cứng. Lúc này, nếu bố mẹ không nếu không vệ sinh cẩn thận cho bé sẽ khiến thì bệnh chàm sữa sẽ càng nặng hơn.

Sau khoảng 1 tuần bị chàm sữa, phần da non bong dần ra khiến bé rất ngứa và khó chịu. Thậm chí, trên da có thể bị nứt nẻ dẫn tới rỉ máu và nhiễm trùng và để lại sẹo. Bên cạnh đó, khi bị chàm trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, kém ăn và thường xuyên quấy khóc, nhất là vào ban đêm.

Điều trị và chăm sóc bé bị chàm sữa đúng cách

Chàm sữa là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ và thường không đáng lo ngại. Trẻ bị chàm sữa ở thể nhẹ sẽ biến mất sau khoảng vài tuần nếu bé được ba mẹ chăm sóc, vệ sinh da đúng cách. Ngược lại, các trường hợp bệnh kéo dài và tái phát trong nhiều năm vẫn chưa khỏi thì có thể nó đã phát triển thành chàm thể tạng rất khó chữa.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh thuộc loại bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng thế nên mục đích điều trị chính là nhằm làm bình thường hóa làn da, thúc đẩy nhanh thời gian lành bệnh, và giảm nguy cơ tái phát. Bệnh này diễn ra theo nhiều giai đoạn và mức độ biểu hiện không giống nhau. Do vậy nếu chỉ áp dụng một cách điều trị sẽ không có kết quả tốt mà thay vào đó cần áp dụng nhiều phương pháp đi kèm.

Bé bị chàm sữa có thể được chữa khỏi bằng các biện pháp đơn giản
Bé bị chàm sữa có thể được chữa khỏi bằng các biện pháp đơn giản

Khi bé bị chàm sữa thì cha mẹ không nên tự ý áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà. Tuyệt đối không dùng các bài thuốc lá hay đắp thuốc theo mẹo dân gian bởi điều này rất có thể khiến bệnh trở nên nặng nề hơn. Tốt nhất là bạn hãy đưa bé đi khám da liễu và sử dụng loại thuốc bôi theo sự đơn kê của bác sĩ.

Theo các chuyên gia, bác sĩ, trong quá trình điều trị chàm sữa cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý:

  • Tuyệt đối không dùng kháng sinh liều cao cho trẻ, ngoại trừ trường hợp trẻ đã bị bội nhiễm. Thế nhưng, cũng cần phải lưu ý kĩ vì loại thuốc này rất dễ gây ra sốc phản vệ.
  • Đối với những trẻ bị chàm sữa có các vết sang thương nổi đỏ hay tiết dịch thì phụ huynh có thể dùng thuốc dạng dung dịch, có tính sát trùng nhẹ.
  • Trường hợp em bé bị chàm sữa có biểu hiện đỏ da, khô da và tróc vảy, bạn nên dùng thuốc chứa corticosteroid với nồng độ thấp để bôi trong thời gian ngắn khoảng 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con cũng như hạn chế bệnh phát nặng.
  • Tuyệt đối không dùng corticosteroid với hàm lượng cao để bôi cho bé. Bởi loại thuốc này sẽ gây teo da, mất màu da, thậm chí khuyến bé bị suy tuyến thận nếu dùng lâu dài.

Phòng ngừa chàm sữa trẻ em

Để phòng ngừa chàm sữa cho trẻ hiệu quả, phụ huynh cần áp dụng đồng thời các biện pháp: Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, giữ vệ cơ thể trẻ và môi trường xung quanh thật sạch sẽ.

Chế độ dinh dưỡng

Bạn hãy cố gắng cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi. Sau khoảng thời gian này, bạn hãy bắt đầu đa dạng loại thức ăn hơn theo sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa nhiều bệnh tật và hạn chế nguy cơ trẻ bị chàm sữa. Ngoài ra, với những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản hay đồ lên men... thì bạn hãy test thử trước khi cho bé ăn.

Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cũng là biện pháp phòng ngừa chàm sữa ở trẻ em hiệu quả
Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cũng là biện pháp phòng ngừa chàm sữa ở trẻ em hiệu quả

Vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ mỗi ngày

Để phòng ngừa chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ba mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng xà phòng, sữa tắm, dầu gội đầu. Nếu muốn dùng thì bạn chỉ nên chọn những sản phẩm dịu nhẹ, không gây kích ứng da và phù hợp với làn da của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, hãy thay tã thường xuyên cho trẻ và luôn giữ cơ thể bé khô thoáng.

Đảm bảo môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ

Môi trường xung quanh trẻ cần được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ các yếu tố gây hại như vi khuẩn, virus, nấm mốc. Bên cạnh đó, phòng ngủ của bé cũng cần thoáng mát, đủ độ ẩm và độ sáng cần thiết.

Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh chăn gối của trẻ. Bởi đây là những đồ vật tiếp xúc trực tiếp với làn da vốn dĩ còn yếu ớt của bé. Một khi chúng bị bẩn, vi khuẩn gây hại sẽ rất dễ dàng xâm nhập vào da bé.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế trẻ tiếp xúc với chó mèo. Đặc biệt là những bé đang bị chàm sữa khác để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo.

Trẻ bị chàm sữa, mẹ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Thức ăn chủ yếu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là sữa mẹ. Đặc biệt, chất lượng nguồn sữa mẹ lại có liên quan đến những thức ăn hàng ngày của mẹ. Do đó, nếu mẹ không may ăn phải thực phẩm gây dị ứng, hay ăn quá nhiều thực phẩm dinh dưỡng cũng có thể bé không thể hấp thụ, tiêu hóa hết qua đường sữa mẹ dẫn đến nổi chàm. Vậy thì bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Chế độ ăn uống của mẹ cũng có ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Chế độ ăn uống của mẹ cũng có ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Thực phẩm mẹ nên ăn khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa:

  • Các loại cá béo: Khi trẻ bị chàm sữa, mẹ nên tăng cường bổ sung các loại cá béo như cá mòi, cá hồi, cá thu,....bởi chúng rất giàu ARA, omega-3,...Đây là những chất giúp chống lại các bệnh lý dị ứng rất tốt.
  • Thực phẩm giàu Magie: Trong hạt điều, hạnh nhân, táo,…chứa hàm lượng lớn magie. Đây là chất có tác dụng chống các histamin gây dị ứng cực tốt. Do vậy khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa, mẹ nên tích cực bổ sung mẫu thực phẩm này vào cơ thể.
  • Rau xanh: Trong lá của các loại rau xanh có chứa dầu rosmarinic. Đây là loại dầu có tác dụng chống viêm, giúp làm dịu các triệu chứng dị ứng vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, trong rau xanh cũng chứa nhiều chất xơ và các khoáng chất tốt cho cơ thể. Đó là lý do vì sao, mẹ bỉm sữa nên tăng cường các món ăn từ rau xanh khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa.
  • Trái cây giàu vitamin C: Những mẫu trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, dưa hấu, táo,…sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả những tế bào viêm sản sinh ra histamin. Ngoài ra, loại vitamin này còn giúp điều trị viêm do các histamin tự do gây ra khá hiệu quả. Do vậy, các mẹ hãy bổ sung thật nhiều trái cây giàu vitamin C khi bé bị chàm sữa nhé!
  • Tỏi: Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn mà theo Đông y chúng còn là một loại kháng sinh tự nhiên vô cùng hiệu nghiệm. Bởi trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất Allicin sở hữu khả năng chống viêm, kháng khuẩn, sát trùng và làm ấm đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa. Do vậy, mẹ ăn nhiều tỏi sẽ giúp bé sơ sinh nâng cao được hệ miễn dịch, ngăn ngừa dị ứng và cải thiện triệu chứng chàm sữa. 

Tỏi có chứa nhiều hoạt chất Allicin sở hữu khả năng chống viêm, kháng khuẩn, sát trùng
Tỏi có chứa nhiều hoạt chất Allicin sở hữu khả năng chống viêm, kháng khuẩn, sát trùng

Đối với trẻ đang bú sữa mẹ mà bị chàm sữa thì các mẹ cần kiêng hoàn toàn các thực phẩm dễ gây dị ứng sau:

  • Thực phẩm tanh: Tôm, cua, cá hay tảo là những thực phẩm mà mẹ bỉm sữa nên kiêng khi con bị chàm sữa. Bởi chúng đều có chứa những thành phần dễ gây dị ứng cho bé.
  • Thực phẩm giàu chất béo: Khi mẹ ăn nhiều thức ăn giàu chất béo như thịt mỡ, thức ăn chiên rán có nhiều dầu,…  có thể làm kích hoạt cơ địa dị ứng khiến chàm sữa ở trẻ dễ phát sinh triệu chứng nghiêm trọng.
  • Thực phẩm cay: Ớt, tiêu,... có thể gây ngứa và tiết nhiều mồ hôi khiến trẻ bị chàm sữa có các biểu hiện trầm trọng hơn. Ngoài ra, nếu mẹ ăn thức ăn có gia vị mạnh như vậy sẽ khiến sữa mẹ bị nóng và ảnh hưởng đến trẻ.

Như vậy trẻ bị chàm sữa là hiện tượng thường gặp và có thể được chữa khỏi hoàn toàn nên phụ huynh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bé, bạn phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định điều trị của bác sĩ đồng thời đảm bảo chế độ ăn uống dinh dưỡng và vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày. Nếu cha mẹ còn lăn tăn bất kỳ vấn đề nào hay thắc mắc câu hỏi nào thì hay liên hệ ngay với Bệnh viện Phương Đông. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Nếu trẻ có dấu hiệu tình trạng bệnh chuyển nặng hãy đưa ngay đến Khoa Nhi của Bệnh viện Phương Đông để được thăm khám và điều trị. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,975

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám