Có nên lo lắng khi trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày?
Một số mẹ đang nuôi con nhỏ cũng như làm mẹ lần đầu, đang rất băn khoăn và lo lắng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của trẻ không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời:
- Số lần đi ngoài của trẻ cũng như màu sắc phân thay đổi theo từng ngày đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Do đó các mẹ không nên quá lo lắng khi thấy trẻ bị đi ngoài nhiều lần.
- Đối với trẻ sơ sinh ngày đầu tiên sau khi bé được chào đời, phân của bé ở dang su, không mùi có màu xanh đậm của quả ô liu. Chúng hầu hết là các tiểu bào mô ruột, nước mật , nước ối, lông tơ chất nhầy.
- Sau một tuần bé chào đời, phân của con sẽ bắt đầu thay đổi về màu sắc và cấu trúc phân cũng dần ổn định hơn. Do thức ăn chính của trẻ là sữa mẹ nên sẽ có mùi hơi chua, màu phân sẽ chuyển từ màu xanh sang gam màu vàng hoặc nâu.
- Số lần đi ngoài của bé ở giai đoạn này thường 6-7 lần/ngày. Khi trẻ đi ngoài thường đỏ mặt hoặc quấy khóc, đây là những dấu hiệu bình thường của trẻ, chính vì vậy mẹ không nên quá lo lắng vì đây là những biểu hiện bình thường ở trẻ.
- Ở khoảng thời gian 3-4 tuần sau sinh, số lần trẻ đi ngoài vẫn nhiều, nhưng vẫn có một số trẻ giảm số lần đi ngoài. Tuy nhiên các mẹ không nên lo lắng về việc trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần hoặc giảm tần suất.
Tùy vào từng tần suất và tính chất sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ rất non nớt và nhạy cảm với vi khuẩn, vi rút, các loại thức ăn lại. Chính vì vậy để phát triển hệ tiêu hóa của trẻ một cách an toàn thì các bậc cha mẹ cần chú ý tránh xa các tác nhân được cho là nguyên nhân chính gây ra tiêu chảy ở trẻ nhỏ như:
Vệ sinh chưa sạch sẽ
Vui chơi sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về trí não, tuy nhiên việc vui chơi khó tránh khỏi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn vi rút bán vào cơ thể, tay chân. Sức đề kháng của trẻ nhỏ non yếu nếu không vệ sinh đúng cách trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là trẻ sơ sinh, nguy cơ tiểu chảy sẽ càng cao.
Vệ sinh chưa sạch sẽ khiến bé dễ bị nhiễm khuẩn gây nên tiêu chảy
Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý
Đối với trẻ lớn một thực đơn có nhiều chất béo, thực phẩm có chứa nhiều đạm, đồ ăn tanh, ít chất xơ, đều có thể khiến trẻ bị tiêu chảy. Đối với trẻ sơ sinh việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, uống các loại sữa công thức không phù hợp cũng dẫn đến tình trạng đi ngoài.
Trẻ bị dị ứng với sữa mẹ
Chế độ dinh dưỡng của người mẹ đang cho con bú có ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bé đi ngoài nhiều lần trong ngày, vậy nên mẹ nên xem xét kỹ lưỡng chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình.
Trẻ nhiễm ký sinh trùng
Ký sinh trùng lây lan qua thực phẩm và nguồn nước mà trẻ sử dụng hàng ngày, có thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ bị nhiễm ký sinh trùng trẻ sẽ xuất những biểu hiện như có máu trong phân, tiêu chảy ra nước,…. Ký sinh trùng còn chặn quá trình hấp thụ chất béo khiến trẻ thường xuyên buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, biếng ăn đôi khi thân nhiệt trẻ cao.
Dùng thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc kháng sinh có vai trò tiêu diệt vi khuẩn có hại tuy nhiên lại gây ra tác dụng phụ làm mất đi sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây rối loạn tiêu hóa. Điều này không chỉ đi vệ sinh nhiều lần mà phân cũng trở nên lỏng kèm theo chất nhầy, phân có màu xanh hoặc vàng và năng hơn là phân có lẫn máu.
Sử dụng thuốc kháng sinh gây nên tình trạng trẻ đi ngoài
Dị ứng với thức ăn
Trong thực phẩm có protein là thành phần chính và cũng là nguyên nhân gây ra dị ứng ở trẻ dẫn đến trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó trẻ còn xuất hiện nhiều triệu chứng như buồn nôn, khó thở, đau bụng đặc biệt hơn có một vài trường hợp khó thở, tụt huyết áp. Nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất là thực phẩm có chứa nhiều chất đạm.
Do mọc răng
Bất kỳ em bé nào cũng phải trải qua quá trình mọc răng. Có rất nhiều trẻ khi mọc những chiếc răng đầu đời thường có biểu hiện sốt nhẹ và kèm theo đó là đi ngoài nhiều lần. Khi con mọc răng thường bị ngứa lợi bé sẽ cho những đồ vật chưa được vệ sinh sạch sẽ vào miệng khiến các vi khuẩn, virus xâm nhập gây rối loạn đường ruột và hệ tiêu hóa của trẻ.
Mọc răng cũng khiến trẻ có thể đi ngoài nhiều lần trong ngày
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày
Tình trạng tiêu hóa ở trẻ sơ sinh hầu hết được biểu hiện qua màu sắc và tính chất của phân. Tuy nhiên việc bé đi ngoài nhiều lần trong ngày là bình thường, nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây bạn nên mang bé tới bác sĩ hoặc bệnh viện.
- Trẻ đau quặn từng cơn, đau bụng, đau nhói khó chịu.
- Vã mồ hôi khắp cơ thể.
- Thân nhiệt cơ thể trẻ cao kèm theo biểu hiện khát nước.
- Đi ngoài phân lỏng, thậm chí thành nước.
- Đại tiện nhiều lần trong ngày, đại tiểu tiện không tự chủ.
- Trẻ không muốn đùa chơi, cơ thể mệt mỏi, có cảm giác như muốn lả đi.
Khi con có các dấu hiệu trên việc bố mẹ đưa con tới các cơ sở y tế gần nhất là rất cần thiết, càng sớm càng tốt. Vì nếu không đưa đi điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm, nguy cơ nhiễm trùng đường ruột cao, do cơ thể trẻ mất nước quá nhiều.
Trẻ thường xuyên đi ngoài nhiều lần trong ngày là biểu hiện rõ nhất
Những quan niệm sai lầm khi trị đi ngoài nhiều lần cho trẻ
Nếu các bậc phụ huynh không chăm sóc trẻ đúng cách trong thời điểm trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày sẽ trở nên rất nghiêm trọng. Vì vậy khi trẻ bị đi ngoài cha mẹ nên tránh những suy nghĩ sai lầm sau:
Không cho trẻ uống nhiều nước
Nhiều người cho rằng khi trẻ bị đi ngoài không nên uống nhiều nước sẽ khiến con đi ngoài nhiều hơn. Thực chất uống nhiều nước không phải là nguyên nhân chủ yếu mà là do ruột bị kích thích bởi các tác nhân gây bệnh. Nên lúc này bố mẹ phải cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể bé, nếu lượng nước không được đáp ứng đủ cơ thể trẻ sẽ bị nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng.
Uống thuốc cầm tiêu chảy
Thực chất việc đi ngoài là một phản ứng có lợi cho trẻ, nhằm đào thải các mầm bệnh và độc tố ra bên ngoài cơ thể của bé. Khi bị nhiễm khuẩn đường ruột, nếu các mẹ sử dụng thuốc cầm tiêu chảy sẽ làm cản trở quá trình. Gây ra tác hại như phân dồn ứ lại trong ruột gây tắc ruột, các độc tố tích tụ lại trong cơ thể gây nhiễm độc.
Có nhiều quan niệm sai lầm khi con bị tiêu chảy
Kiêng ăn nhiều món
Nhiều cha mẹ suy nghĩ rằng cho con ăn nhiều, trẻ không tiêu hóa được thức ăn sẽ gây ra tiêu chảy. Thực tế trẻ bị đi ngoài nhiều lần khiến trẻ bị kiệt sức và chậm hồi phục chính vì vậy phải cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho trẻ, để cho con mau lấy lại sức.
Đổi sữa cho con
Khi trẻ đang bú mẹ hoàn toàn chuyển sang sữa công thức hoặc đổi sữa công thức, đều gây ra hiện tượng đi ngoài ở trẻ. Hệ tiêu hóa của trẻ đang non nớt chưa thể hấp thụ và làm quen với các dạng sữa mới.
Điều trị tiêu chảy ở trẻ như thế nào là hiệu quả
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi khi trẻ có dấu hiệu của bệnh ở mức độ nhẹ nên áp dụng một số biện pháp đối phó với tiêu chảy tại nhà như:
Bổ sung nước
Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi, cho trẻ uống oresol pha đúng tỉ lệ và liều lượng. Ngoài ra có thể bổ sung cho trẻ thêm nước đun sôi, nước dừa, nước cam,… Hạn chế cho con uống nước ngọt và các đồ uống có ga, bởi các loại đồ uống đó tìm ẩn nguy cơ gây đau bụng.
Bổ sung nước cho trẻ để bù lại lượng nước mất đi
Cho trẻ ăn rau xanh
Bổ sung thực phẩm rau, củ quả có nhiều chất xơ như rau ngót, mướp, cà rốt,…. Giúp đường ruột của con được đào thải tác nhân có hại ra bên ngoài, ngăn ngừa tiêu chảy.
Nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám
Sau khi khám và làm các xét nghiệm cần thiết các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày. Để được có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy
Đây cũng là một trong những quan tâm hàng đầu của các bà mẹ đang chăm con nhỏ. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả:
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Nếu trẻ còn đang bú mẹ nên cho con bú sữa mẹ nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ vô trùng và không bao giờ gây tiêu chảy. Hơn nữa sữa mẹ còn chứa chất đề kháng giúp trẻ chống lại vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa tiêu chảy.
- Nếu bé đang bú bằng sữa bình thì phải rửa bình sạch sẽ, núm vú, sau đó luộc qua bình để diệt vi khuẩn.
Hãy cho bé bú sữa mẹ nhiều lần trong ngày đảm bảo an toàn
Bổ sung thực phẩm giàu probiotics
Ruột và dạ dày của bé luôn tồn tại song song vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm cân bằng giữa hai loại vi khuẩn.
Cho trẻ ăn từng ít một
Thức ăn của trẻ cần đảm bảo vệ sinh từ khâu chọn nguyên liệu đến sơ chế, cho trẻ ăn chín uống sôi. Nên cho bé ăn từng ít một để cơ thể con thích nghi dần.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Nên rửa tay sát khuẩn cho con mỗi lần đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với môi trường gây bệnh. Đặc biệt không nên cho trẻ đưa các đồ vật chứa đực vệ sinh sạch sẽ vào miệng.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé đảm bảo vi khuẩn không tấn công
Tiêm đủ các loại vắc xin
Để phòng ngừa và ngăn chặn các loại bệnh về đường ruột, bạn nên đến tiêm đầy đủ các loại vắc xin liên quan đến bệnh tiêu chảy. Việc tiêm vắc xin này sẽ theo chỉ định của các bác sĩ.
Khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện ĐK Phương Đông
Hiện nay, có nhiều bệnh viện cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ trong đó Bệnh viện ĐK Phương Đông là địa chỉ uy tín nhất trong nhiều năm qua. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ giỏi có trình độ chuyên môn cao đặc biệt là chuyên khoa nhi.
Cùng với đó là hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, máy móc đầy đủ phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh hiệu quả. Các phòng khám, phòng điều trị khang trang, sạch sẽ cho bệnh nhân môi trường nghỉ ngơi thoải mái nhất. Với giá cả phải chăng cùng với thủ tục nhanh gọn đảm bảo thuận tiện nhất trong khám và điều trị.
Hãy đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đảm bảo an toàn và uy tín
Như vậy, thông tin bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày. Khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường, cha mẹ hãy đưa trẻ thăm khám, để đặt lịch khám vui lòng liên hệ tới Bệnh viện ĐK Phương Đông với số hotline 1900 1806.