Hầu hết trẻ em đều đã từng gặp phải tình trạng sốt. Nhưng không phải cha mẹ cũng biết rõ “trẻ em bao nhiêu độ là sốt?”. Việc biết chính xác và biết cách đo thân nhiệt cho bé vô cùng quan trọng. Điều này giúp các bậc phụ huynh có cách chăm sóc trẻ đúng đắn.
Trẻ em bao nhiêu độ là sốt
Trẻ em bao nhiêu độ là sốt?
Sốt xuất hiện khi thân nhiệt cơ thể trẻ tăng cao hơn so với bình thường. Để tránh những biến chứng nguy hiểm do sốt gây ra. Phụ huynh cần biết nhiệt độ ở nách trẻ bao nhiêu là sốt hay cách đo thân nhiệt cho bé và cách xử trí thích hợp khi trẻ bị sốt. Bằng cách dùng nhiệt kế để cho nhiệt độ, cha mẹ sẽ biết chính xác thân nhiệt của con.
Cách lấy nhiệt độ cơ thể
- Có thể đo nhiệt độ trẻ tại nách, miệng, hậu môn, tai, trán/thái dương.
- Đối với trẻ sơ sinh, nên sử dụng nhiệt kế điện tử để kẹp vào nách.
- Với trẻ từ 3 tháng - 5 tuổi, có thể lấy nhiệt độ tại nách hoặc tai.
- Với trẻ lớn, mẹ có thể kẹp nhiệt kế ở nách.
Nhận biết khi trẻ bị sốt
Thông thường, trẻ khỏe mạnh sẽ nhiệt độ hậu môn từ 36,5 - 37,5 độ C. Nếu nhiệt độ hậu môn trên 38 độ C tức là trẻ đã sốt. Trong đó, nhiệt độ hậu môn bằng nhiệt độ nách + 0,5 và bằng nhiệt độ tai + 0,3.
Nếu thấy trẻ có các biểu hiện như mệt mỏi, má hồng, người nóng, toát mồ hôi. Mẹ nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể của trẻ ngay.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi
Sử dụng nhiệt kế đo trực tràng để đo nhiệt độ cơ thể trẻ dưới 3 tháng tuổi. Nếu nhiệt độ đo được ở trực tràng của bé là 38 độ C hoặc cao hơn, mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ ngay.
Trẻ dưới 4 tuổi
Đối với trẻ dưới 4 tuổi, mẹ có thể kẹp nhiệt kế ở nách để xác định nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ đo được ở nách từ 37,2 độ C trở lên được coi là sốt.
Trẻ trên 4 tuổi
Đối những trẻ trên 4 tuổi, nhiệt độ đo tại miệng sẽ chính xác nhất. Trẻ được gọi là sốt khi nhiệt độ đo tại miệng từ 37,8 độ C trở lên.
Một số lưu ý mẹ cần cân nhắc khi trẻ bị sốt
Rất nhiều bậc phụ huynh cho rằng con sốt thì không nên tắm. Tuy nhiên việc cho trẻ tắm với nước ấm lại giúp nhiệt độ cơ thể trẻ giảm đáng kể.
Lau cho trẻ bằng nước ấm, không lau bằng nước mát. Nước ấm làm lỗ chân lông giãn nở và thoát nhiệt ra ngoài, giúp cơ thể trẻ hạ nhiệt. Việc lau mát có thể gây co mạch, làm cơ thể giữ nhiệt, gây nguy hiểm cho trẻ.
Cha mẹ cần chú ý không dùng đồng thời paracetamol và ibuprofen. Việc này không những không hạ sốt cho trẻ mà sẽ gây nguy hiểm, tăng tác dụng không mong muốn.
Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị sốt
Chế độ dinh dưỡng tại thời điểm này cũng quan trọng không kém. Đối với những trẻ còn bú mẹ, cần cho trẻ bú đều đặn để tránh tình trạng mất nước. Nếu trẻ đã ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn loãng như: cháo, canh, uống nhiều nước. Mục đích là để bù nước cho cơ thể với trẻ trên 6 tháng.
Trường hợp nào cần đưa trẻ tới cơ sở y tế
➤ Trẻ sơ sinh bị viêm họng cần được chăm sóc thế nào?
- Trẻ xuất hiện co giật
- Sốt cao trên 40 độ C
- Trẻ nhỏ hơn 2 tháng tuổi
- Bé bị mất nước với các biểu hiện: da khô, mắt trũng, khóc không ra nước mắt
- Đau đầu, nôn nhiều, cứng cổ bất thường
- Phát ban trên da
- Không kiểm soát được nhiệt độ cơ thể, ngay cả khi đã cho uống thuốc hạ sốt
- Xuất hiện thay đổi tri giác như: lơ mơ, li bì, khó đánh thức, quấy khóc nhiều, bứt rứt
- Khó thở và không cải thiện sau khi làm sạch mũi
- Không thể nuốt thức ăn, không bú được, không uống nước được
Việc trẻ bị sốt sẽ không quá nghiêm trọng nếu ba mẹ phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời. Hy vọng với những chia sẻ về vấn đề “trẻ em bao nhiêu độ là sốt” có thể giúp cha mẹ nhận biết rõ hơn về hiện tượng sốt ở trẻ. Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Hãy liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo hotline 19001806 để được tư vấn và hỗ trợ.