Nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm và cách tiêu đờm hiệu quả

Thu Hiền

29-02-2024

goole news
16

Trẻ ho có đờm là tình trạng bệnh phổ biến mà nhiều trẻ mắc phải, đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Tình trạng ho đờm kéo dài sẽ có thể gây ra các bệnh khác liên quan đến sức khỏe của trẻ. Để giúp cha mẹ tìm ra nguyên nhân và cách tiêu đờm hiệu quả cho bé, hãy theo dõi bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm

Ho là một phản xạ của cơ thể để giúp loại bỏ những dị vật và bụi bẩn trong đường hô hấp, trong đó có đờm. Ho có đờm là biểu hiện đẩy các chất dịch nhờn làm tắc nghẽn đường hô hấp trong khí quản, phế quản, phế nang của phổi để trẻ có thể thở dễ hơn. Một số nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm: 

Thời tiết thay đổi đột ngột

Trong những ngày giao mùa có thể làm cho cả trẻ con và người lớn dễ mắc bệnh. Do thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể chưa kịp thích nghi. Đặc biệt là ở trẻ em, tình trạng ho khan, ho có nhiều đờm, sổ mũi,... thường xuyên xảy ra.

Viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn

Cơ thể sẽ có cơ chế tiết ra dịch nhầy (đờm) để bảo vệ lớp niêm mạc đường hô hấp nếu có sự xâm nhập của các yếu tố lạ như virus, vi khuẩn. Phản ứng bảo vệ này giúp hệ hô hấp giảm thiểu tối đa sự tổn thương khi bị tác động. 

Nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm do viêm đường hô hấp từ virus, vi khuẩn gây nên  Nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm do viêm đường hô hấp từ virus, vi khuẩn gây nên  

Bụi bẩn, ô nhiễm môi trường

Nếu trẻ sống trong môi trường không sạch, thoáng khí sẽ là yếu tố khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là tình trạng ho có đờm. 

Cấu trúc giải phẫu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện

Cấu trúc giải phẫu của trẻ chưa được hoàn thiện nên bé không thể tự chống lại các bệnh vặt như người lớn. 

Hệ miễn dịch của trẻ em còn yếu, chính vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, đặc biệt là hệ hô hấp. 

Cách giúp trẻ tiêu đờm ba mẹ cần biết

Hiện nay, có nhiều cách để làm giảm tình trạng trẻ ho có đờm. Tuy nhiên, ba mẹ nên lựa chọn những phương pháp phù hợp, an toàn đối với bé để làm giảm đờm hiệu quả nhất. Dưới đây là một số cách tiêu đờm mà mẹ có thể áp dụng cho bé:

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Cha mẹ có thể sử dụng ống tiêu cỡ lớn (đã bỏ kim tiêm) hoặc bình bóp rửa mũi chuyên dụng để rửa mũi cho bé. Cho nước muối sinh lý vào bình, để bé nghiêng đầu rồi đưa vòi vào một bên mũi của trẻ và tiến hành bơm từ từ nước muối vào mũi. 

Bằng cách này, dịch nhầy (đờm) sẽ được đẩy ra khỏi cổ họng và mũi, kích thích phản xạ ho để loại bỏ đờm ra khỏi hệ hô hấp, từ đó giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt, có thể sử dụng cách này bất kỳ lúc nào khi trẻ ho có đờm.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp trẻ loại bỏ đờm ra khỏi cổ họng và mũiRửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp trẻ loại bỏ đờm ra khỏi cổ họng và mũi

Uống nước ấm

Nước sẽ làm đờm có trong cổ họng bé được loãng ra. Nhờ đó mà tình trạng ho có đờm sẽ giảm đáng kể, nên sử dụng nước ấm để giúp bé có cảm giác dễ chịu hơn

Sử dụng thuốc tây y

Các loại thuốc có tác dụng làm loãng đờm ở những nơi khó thể loại bỏ bằng ho hoặc hắt hơi. Nếu lâu ngày mà bé vẫn không giảm triệu chứng, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại thuốc có thể dùng cho bé như: Acetylcystein, Ambroxol, Guaifenesin,....

Sử dụng các bài thuốc dân gian

Một số các bài thuốc dân gian mà mẹ có thể cho áp dụng cho bé để giảm ho, tiêu đờm như: 

  • Đường phèn chưng quất: Quất (tắc) có vị chua, vỏ hơi đắm thuộc họ nhà cam, chanh nên tinh dầu có trong quất có tác dụng trị ho, giảm đờm hiệu quả. Ngoài ra, quất có chứa vitamin C, canxi, kẽm,... giúp tăng cường sức đề kháng. Đường phèn có vị ngọt thanh, chứa nhiều vitamin B12, khoáng chất. Vì vậy có thể kết hợp chúng với nhau để tạo thành bài thuốc trị ho hiệu quả, an toàn. 
  • Lá diếp cá trị ho có đờm, ho dai dẳng: Rau diếp cá còn được coi là kháng sinh tự nhiên. có thể ức chế các tác nhân gây bệnh về đường hô hấp. Dịch chiết trong lá diếp cá giàu vitamin A, B, C, chứa nhiều chất xơ và canxi. Do đó, diếp cá có khả năng kháng viêm, chống oxy hoá,... Từ đó, lá diếp cá có tác dụng chữa bệnh ho có đờm ở trẻ khá tốt. 

Đường phèn chưng quất là bài thuốc dân gian hiệu quả giúp giảm hoĐường phèn chưng quất là bài thuốc dân gian hiệu quả giúp giảm ho

Khi nào trẻ ho có đờm cần gặp bác sĩ

Có rất nhiều cha mẹ băn khoăn không biết nên cho trẻ ho có đờm nhập viện vào thời điểm nào? Nếu trẻ ho kéo dài hơn 2 tuần hoặc trẻ do dai dẳng do các đợt bệnh liền nhau, cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện. 

Ngoài ra, một số các biểu hiện mà trẻ cần được đi khám ngay như: 

  • Trẻ có dấu hiệu suy hô hấp như: Thở nhanh, co lõm ngực bụng, cánh mũi phập phồng,...
  • Trẻ thở rít, tiếng thở có sự bất thường, trẻ mệt mỏi, lừ đừ và tái xanh. 
  • Trẻ bị nôn, mất nước, trẻ sốt cao,... cần nhập viện ngay

Tốt nhất, nếu trẻ có bất kỳ những dấu hiệu nào cho thấy sức khỏe không tốt, cha mẹ nên đứa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chữa trị sớm nhất có thể. 

Nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị từ sớmNên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị từ sớm

Chăm sóc trẻ ho có đờm

Vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm là nên chăm sóc trẻ ho có đờm như nào để cải thiện tình trạng này hiệu quả nhất. Cha mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây khi trẻ bị ho có đờm, ho dai dẳng: 

  • Vỗ rung cho trẻ: Đây là phương pháp giúp bé dễ long đờm hơn. Nhờ đó mà đường thở trở nên thông thoáng, bé có thể hít thở dễ dàng. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ là tức thời, không thể giảm ho, tiêu đờm dứt điểm được. 
  • Tắm nước ấm: Việc này giúp trẻ được làm ấm, làm ẩm đường hô hấp giúp đờm được loại bỏ dễ dàng hơn do các liên kết của đờm bị phá vỡ. 
  • Cung cấp cho trẻ đủ nước: Cung cấp đủ nước cho trẻ giúp trẻ tránh được tình trạng khô họng, từ đó tránh được tình trạng kích ứng và viêm. 
  • Tạo độ ẩm không khí: Các bậc phụ huynh nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà. Vi độ ẩm không khí quá thấp hoặc quá cao đều có khả năng khiến trẻ bị các bệnh lý hô hấp cũng như làm tình trạng ho có đờm trở nên dai dẳng và nghiêm trọng hơn.
  • Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý: Làm sạch mũi họng bằng nước muối sinh lý có thể làm giảm nghẹt mũi mà còn giảm đau họng, ho có đờm ở trẻ. 
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin: Các loại vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Có thể cho trẻ uống nước cam tươi hoặc ăn cam mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng. 
  • Sử dụng thuốc ho: Khi các phương pháp trị ho tự nhiên không giúp trẻ giảm ho, mẹ có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để bé sử dụng hiệu quả, tránh tác dụng phụ. 

Thăm khám và điều trị cho trẻ ho có đờm tại BVĐK Phương Đông

Với những thông tin mà Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã chia sẻ ở trên, chắc hẳn cũng giúp cho các mẹ có thêm nhiều phương pháp giảm tình trạng trẻ ho có đờm hiệu quả khi thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng của bé không thuyên giảm và xuất hiện các biểu hiện bất thường khác đi kèm thì hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị hiệu quả.

Quý khách hàng có thể Đặt lịch khám và điều trị các bệnh lý về Tai Mũi Họng cũng như các bệnh lý khác, có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ nhân viên của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
889

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám