Trẻ mấy tháng biết bò? Dấu hiệu trẻ sắp biết bò

Hồ Trinh

12-03-2021

goole news
16

Tập bò là một trong số cột mốc vô cùng quan trong các giai đoạn phát triển của trẻ. Việc biết bò sẽ giúp trẻ có thể tự khám phá những điều thú vị xung quanh, tăng khả năng nhận biết và phát triển toàn diện. Vì vậy, không ít các bậc phụ huynh thắc mắc “trẻ mấy tháng biết bò” và “dấu hiệu trẻ sắp biết bò”. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp hết thắc mắc cho các bậc phụ huynh nhé!

Bé mấy tháng biết bò?

Trẻ mấy tháng biết bò là nỗi băn khoăn của không ít các bậc làm cha mẹ. Bởi, thời gian biết bò của trẻ sẽ phụ thuộc vào sự phát triển và chế độ chăm sóc của từng gia đình.

Một số trẻ biết bò sớm, một số thì lại biết bò muộn. Thậm chí có những bé bỏ hẳn giai đoạn bò, và tiến thẳng đến giai đoạn tự bám vào đồ đạc xung quanh để học cách đứng dậy. Vậy nên cha mẹ cũng đừng quá lo nhé!

Trẻ mấy tháng biết bò? Trẻ sẽ bắt đầu biết bò từ 6 đến 12 tháng tuổi, còn một số trẻ lại bắt đầu từ 7 đến 10 tháng tuổi

Trẻ sẽ bắt đầu biết bò từ 6 đến 12 tháng tuổi, còn một số trẻ lại bắt đầu từ 7 đến 10 tháng tuổi

Khi nào bé biết bò? Thông thường trẻ sẽ bắt đầu biết bò từ 6 đến 12 tháng tuổi, còn một số trẻ lại bắt đầu từ 7 đến 10 tháng tuổi . Đối với nhiều bé, khi đã cảm nhận được sự độc lập của mình bé có thể bắt đầu tự đứng dậy và tập đi, lúc này giai đoạn bò sẽ kết thúc sớm.

Một điều nữa, các mẹ cần nhớ là không phải tất cả đứa trẻ nào cũng đều bò theo cùng một cách. Có bé hầu như chỉ bò bằng hai tay, có bé lại dùng cả hai tay và đầu gối hoặc cũng có bé trườn bằng bụng nhờ sự trợ giúp của hai khuỷu tay.

Tóm lại, trẻ con mấy tháng biết bò là phát triển bình thường và tự nhiên thì câu trả lời đó là bé tròn 1 tuổi đã hoàn thành xuất sắc giai đoạn tập bò. 

Dấu hiệu trẻ sắp biết bò

Cùng với sự quan tâm trẻ mấy tháng biết bò đó là dấu hiệu nhận biết trẻ sắp biết bò. Nếu trong thời gian nằm sấp, mẹ thấy bé đu đưa phần cổ và lưng liên tục thì chứng tỏ bé sắp biết bò. Khi các bé lắc lư như vậy sẽ học được cách lấy đà và đẩy cơ thể về phía trước.

Các mẹ nên kích thích bé nhoài người lên phía trước bằng cách đặt những món đồ chơi thú vị trước mặt để bé chộp được món đồ.

Không phải bé nào cũng biết bò, đứng và đi dễ dàng sau 12 tháng tuổi. Trẻ mấy tháng biết bò sớm hay muộn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nếu sau 12 tháng tuổi bé gặp khó khăn trong việc di chuyển cũng như hoạt động không được linh hoạt, mẹ nên cho bé đi khám ngay.

Trẻ học bò như thế nào?

Nằm sấp làm chắc khỏe cơ cổ, cơ vai và cơ lưng rất tốt cho việc tập bò

Nằm sấp làm chắc khỏe cơ cổ, cơ vai và cơ lưng rất tốt cho việc tập bò

Trẻ mấy tháng biết bò đã được giải đáp ở phần trên thế nhưng dấu hiệu trẻ sắp biết bò và nó bắt đầu như thế nào hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo này. 

Thông thường, dấu hiệu bé sắp biết bò xuất hiện trong khoảng thời gian bé nằm sấp. Thời điểm này trẻ đã có thể điều khiển đầu thành thạo để quan sát xung quanh và chân, tay, cơ cổ, vai của trẻ cũng phát triển cứng cáp hơn, đủ khỏe giúp trẻ không bị ngã mỗi khi vươn mình lên bò. 

Đầu tiên bé sẽ học ngẩng đầu và vai, chống đỡ thân mình bằng khuỷu tay. Khả năng kiểm soát sức mạnh và sử dụng cơ bắp hỗ trợ cho bé rất tốt trong việc tập bò. 

Tuy nhiên, khi bé khỏe hơn, trẻ không chỉ dừng ở những động tác đó mà có thể thực hiện một trong số những động tác sau: 

  • Giữ thăng bằng trên 2 tay và đầu gối hoặc trên 2 tay và 2 chân
  • Xoay vòng tròn
  • Đung đưa qua lại trên bàn tay và đầu gối
  • Tiến lên trước bằng tay, đầu gối và bụng
  • Tập ngồi dậy trong tư thế nằm sấp dưới sàn
  • Trẻ muốn tiến lên nhưng thay vì thế lại tụt lùi về đằng sau

Chỉ sau khoảng 2 tháng, trẻ sẽ tự tin hơn khi thay đổi tư thế từ ngồi sang bò và di chuyển băng bằng khắp nhà. Khi đã thành thạo, trẻ sẽ thay đổi từ tư thế bò sang ngồi một cách chuyên nghiệp. Thậm chí, có trẻ còn có thể bò bằng cách di chuyển tay chân ngược nhau thay vì cùng một phía. Đến khi trẻ 1 tuổi, cha mẹ sẽ thấy rằng bé yêu đã trở thành một “tay bò” không có đối thủ rồi đó. 

Các tư thế bò đáng yêu của bé

Có rất nhiều kiểu bò và mỗi bé sẽ tìm ra kiểu thích hợp nhất với bản thân

Có rất nhiều kiểu bò như kiểu bò cổ điển, lăn, bò trườn kiểu quân nhân...

Trên thực tế, có rất nhiều kiểu bò và mỗi bé sẽ tìm ra kiểu thích hợp nhất với bản thân. Dưới đây là một số tư thế bò đáng yêu, phổ biến nhất của bé: 

  • Kiểu bò cổ điển: Em bé sẽ bò trên sàn nhà bằng tay và đầu gối với phần bụng của bé nằm trên sàn. 
  • Trườn kiểu mông: Trẻ sơ sinh sẽ ngồi và dùng tay đẩy mình phía trước.
  • Lăn: Có nhiều trẻ thích lăn cả thân người về phía mà trẻ muốn
  • Bò trườn kiểu quân nhân: Tư thế bò này còn được gọi là “bò biệt kích”. Trẻ ở trong tư thế nằm sấp, chân dang ra sau và dùng tay kéo hoặc đẩy người về phía trước. Tư thế này tương tự như tư thế trườn người ở trong quân đội. 
  • Trườn cua: Trẻ sơ sinh đẩy mình về phía trước bằng tay không khi đầu gối vẫn được giữ cong. Lúc này nhìn bé giống như một con cua đang lướt trên cát nên được gọi là trườn cua. 
  • Bỏ kiểu gấu: Đây là một biến thể của tư thế bò kiểu cổ điển. Bé sơ sinh giữ chân thằng và lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất. 
  • Trườn sâu đo: Đây là tư thế biến thể của bò kiểu bằng bụng. Trẻ kéo người về phía trước bằng cả 2 tay, đồng thời nhổm người dậy sau đó tiếp đất bằng bụng. Với cách di chuyển này trẻ có thể giữ thăng bằng bằng 2 chân trong thời gian ngắn. 

Cách hướng dẫn và khuyến khích trẻ tập bò

Ngoài việc tìm hiểu trẻ mấy tháng biết bò, mẹ cũng cần tìm hiểu cách hỗ trợ để giúp con học bò nhanh hơn. Trong trường hợp trẻ lười bò có xu hướng chậm bò các bậc phụ huynh có thể hỗ trợ trẻ bằng một số cách như sau:

Cho bé nhiều thời gian nằm sấp - tummy time

Trong những tháng đầu đời, cha mẹ nên tập cho trẻ nằm sấp và chơi cùng đồ chơi ít phút mỗi ngày. Hành động này sẽ giúp phát triển được các nhóm cơ cần thiết, tăng khả tập bò về sau. Đồng thời cũng hạn chế được đầu trẻ bị bẹp do nằm quá nhiều.

Dùng đồ chơi để thu hút bé

Cha mẹ chỉ cần đặt món đồ chơi yêu thích ở xa tầm với của trẻ một chút, để trẻ có động lực cố gắng di chuyển nhiều hơn. Đây là một trong số những cách tốt nhất để khuyến khích trẻ thích bò.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể đặt một số đồ như gối, những vật mềm để tạo thành chướng ngại vật giúp trẻ không cảm thấy sợ hãi, tự tin nhanh nhạy hơn để vượt qua trở ngại. 

Mẹ hãy đặt những món đồ chơi thú vị trước mặt để bé chộp được món đồ

Mẹ hãy đặt những món đồ chơi thú vị trước mặt để bé chộp được món đồ

Tạo không gian vui vẻ

Cha mẹ nên để trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm như bàn ghế, những vật dụng có cạnh cứng trong nhà và đặc biệt là cầu thang. Chỉ khi nào trẻ đã đi thật vững, cha mẹ mới cho trẻ đến gần những khu vực trên.

Tập bò là một trong nhiều cột mốc quan trọng, đánh dấu khả năng di chuyển đầu tiên của trẻ. Cha mẹ hãy tạo cho con một môi trường an toàn thể thực hiện cột mốc quan trọng này nhé.

Một số lưu ý đảm bảo an toàn cho bé khi đang tập bò

Cha mẹ cần lưu ý vấn đề các ổ điện trong nhà cần có nắp bảo vệ để tránh trẻ chạm phải

Trẻ rất hay nghịch ổ điện nên cha mẹ cần lưu ý lắp nắp bảo vệ ổ điện

Để đảm bảo an toàn cho bé khi đang tập bò, cha mẹ hay người chăm sóc trẻ cần lưu ý một số điều sau: 

  • Ở các ngăn tủ đều nên có các chốt hoặc khóa an toàn, đặc biệt nếu trong tủ chứa các sản phẩm tẩy rửa, thuốc, diêm, bật lửa, dao hoặc các vật dụng có thể gây hại cho trẻ nhỏ. 
  • Những sợi dây lủng lẳng từ rèm, cửa sổ có thể là một vật rất hấp dẫn để trẻ sơ sinh nắm lấy nhưng chúng cũng là nguy cơ gây nghẹt thở cho bé.
  • Với những gia đình ở nhà riêng, từ 2 tầng trở lên thì nên dùng rào chắn an toàn để có thể giữ bé không bị ngã nhào xuống cầu thang. Cha mẹ nên lắp đặt rào chắn ở cả đầu và cuối cầu thang. 
  • Trẻ nhỏ luôn bị hấp dẫn bởi các ổ cắm điện, do đó người lớn trong nhà nên mua các nắp ổ cắm và lắp chúng vào tất cả các ổ điện đề phòng bé yêu có thể chạm phải. 
  • Các góc nhọn ở bàn, ghế, tủ, cạnh giường cũng là một mối nguy hiểm đối với trẻ đang tập bò. Cha mẹ nên thay thế các bàn trong nhà nếu nó có các góc sắc nhọn. Hoặc có thể sử dụng các tấm chắn góc cạnh bằng cao su để đồ nội thất trong nhà an toàn hơn với trẻ mỗi khi bé tập bò hay tập đi. 
  • Tivi hay giá sách hoặc các vật nặng, đồ đạc trong nhà nên được treo hoặc lắp cố định để tránh trường hợp trẻ nghịch ngợm và vô tình chúng đè lên trên trẻ. 
  • Đối với cửa sổ chưa có lưới an toàn thì cha mẹ nên lắp các tấm chắn cửa sổ đặc biệt hoặc tốt nhất nên sử dụng lưới an toàn để ngăn chặn nguy hiểm trẻ có thể bị rơi từ cửa sổ ra ngoài.

Khi nào cần lưu tâm khi thấy trẻ vẫn chưa tập bò?

Khi tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trẻ mấy tháng biết bò nhưng thấy bé yêu của mình không tỏ ra thích bò hay chậm biết bò như con nhà người ta thì nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng và sốt ruột. Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên bình tĩnh vì mỗi đứa trẻ sẽ có mốc thời gian phát triển các kỹ năng khác nhau và trẻ sinh non có thể biết bò hay đạt được các mốc khác chậm hơn vài tháng so với các bạn cùng lứa tuổi. 

Nếu bé yêu nhà bạn được 9, 10 hay 12 tháng tuổi mà chưa biết bò, hãy kiểm tra lại những vấn đề sau:

  • Cha mẹ hay người chăm trẻ đã để bé chơi trên sàn nhà nhiều chưa?
  • Cha mẹ có hay cho trẻ sử dụng các loại xe đẩy, ghế ngồi bệt hoặc những trò chơi tại chỗ không?
  • Cha mẹ có khuyến khích bé tìm đồ chơi trên sàn nhà hay không?

Nếu “cục cưng” nhà bạn không gặp bất kỳ vấn đề về sức khỏe hay sự phát triển nào và bạn đã làm tất cả những điều đó thì bạn cần kiên nhẫn để tập cho trẻ đạt được cột mốc này. Hãy cho bé thời gian để thử nghiệm và học cách biết bò. 

Trẻ 1 tuổi mà không biết bò, đứng hoặc đi thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ

Trẻ 1 tuổi mà không biết bò, đứng hoặc đi thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ

Tuy nhiên, khi trẻ được 1 tuổi và vẫn không tỏ ra hứng thú với việc bò, đứng hoặc đi thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ vì đây có thể là một dấu hiệu nghi ngờ của một bệnh lý nào đó. Đôi khi, trẻ nhỏ có thể gặp vấn đề về thần kinh hoặc vấn đề về phát triển cơ thể. Bác sĩ có thể đề nghị cho trẻ sử dụng vật lý trị liệu để giải quyết tình trạng này. 

Có thể thấy, tập bò là một trong những cột mốc quan trọng, đánh dấu khả năng trẻ bắt đầu di chuyển được và dần dần khám phá thế giới xung quanh. Hãy tạo một môi trường an toàn để bé yêu có thể tập bò thành thục. 

Mong rằng bài viết “Trẻ mấy tháng biết bò” sẽ mang đến cho bậc phụ huynh những kiến thức để xây dựng cho con một sự phát triển hoàn hảo nhất. Nếu có những dấu hiệu bất thường trong giai đoạn phát triển của con, cha mẹ hãy đặt lịch hẹn các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm của Khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 19001806 để được tư vấn, thăm khám kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

5,858

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z

Lần đầu tiên làm mẹ biết bao bỡ ngỡ, chăm sóc trẻ sơ sinh thế nào mới đúng? Mẹ hãy cùng các chuyên gia Phương Đông gỡ rối nhé.

19001806 Đặt lịch khám