Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi phát triển toàn diện

Hoàng Lan

24-12-2020

goole news
16

Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi là giai đoạn nhạy cảm, trẻ vẫn còn non nớt và nhỏ bé nên cần được chăm sóc một cách đặc biệt. Do vậy, chỉ cần một cử động hay trở mình cũng khiến cho ba mẹ lo lắng liệu mình đã chăm con đúng cách chưa? Dưới đây là cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi phát triển toàn diện để mỗi người yên tâm bước vào hành trình làm "cha mẹ".

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

Để biết được cách chăm sóc trẻ 2 tuần tuổi tốt nhất thì bố mẹ cần biết ở giai đoạn này con yêu đã phát triển như thế nào cũng như phải nắm được nhu cầu sinh lý của con.

Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi đã bắt đầu có những thay đổi nhẹ mà mẹ có thể nhận thấyTrẻ sơ sinh 2 tuần tuổi đã bắt đầu có những thay đổi nhẹ mà mẹ có thể nhận thấy

1. Về cân nặng

Thông thường vào ngày thứ 10 sau sinh, cân nặng của bé sẽ trở lại mức khi sinh, cũng có thể giảm một chút so với tuần đầu tiên của cuộc đời hoặc nặng hơn cân nặng khi sinh.

Ở giai đoạn này trẻ vẫn tiếp tục phát triển rất nhiều, mỗi tuần tăng khoảng 20- 30 gram và đạt khoảng 4,5 đến 5cm vào cuối tháng đầu tiên.

2. Về cơ thế

Khi sinh ra trẻ có thể bị trầy xước nhẹ hoặc có vết bầm tím trên mí mắt thì ở tuần thứ 2 này nó sẽ biến mất. Một số trẻ còn có thể bị vỡ mạch máu ở mắt do lực rặn của mẹ khi sinh thì những đón này cũng hết ở tuần tuổi này.

Đặc biệt, trong tuần này mẹ hãy lưu ý sự xuất hiện của bất kỳ vết bớt nào, nó được gọi là U mạch (hemangioma), không xuất hiện khi sinh mà đột nhiên xuất hiện vài tuần sau đó. Các vết bớt sẽ ngày càng tối màu khi trẻ lớn lên. Dù là như nào thì chỉ cần thấy vết bớt bất thường ở trẻ hãy đưa con đi khám ngay bởi có một số loại cần được điều trị nhất là khi chúng xuất hiện ở trên hoặc gần mắt, miệng.

3. Não

Khi được 2 tuần tuổi bé sẽ có thể:

  • Khóc khi đòi hỏi một nhu cầu nào đó
  • Không nhận biết được sự khác biệt giữa ngày và đêm
  • Nghe được tiếng động lớn
  • Phản xạ sợ hãi (moro reflex): khi giật mình bé thường giơ 2 tay 2 chân lên và mở rộng lòng bàn tay, tiếp đến là đưa 2 tay và 2 chân lại gần nhau, một số bé có thể khóc. Phản xạ này có giá trị rất lớn về mặt y khoa vì nó giúp bác sĩ kiểm tra chuyển động của chân tay trẻ có đều giữa 2 bên không
  • Nâng đầu lên nhưng cổ vẫn còn yếu nên cần hỗ trợ để giữ đầu
  • Nhìn khuôn mặt mẹ ở khoảng cách ngắn, tầm nhìn tốt nhất sẽ tương đương với khoảng cách khi bú mẹ.

4. Nhu cầu sinh lý của trẻ

  • Bé ngủ nhiều hơn là thức, tổng cộng từ 15- 18 h/ngày

Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi thường ngủ từ 15 - 18 tiếng mỗi ngàyTrẻ sơ sinh 2 tuần tuổi thường ngủ từ 15 - 18 tiếng mỗi ngày

  • Em bé 2 tuần tuổi có thể nhìn về hướng có giọng nói nhẹ nhàng và thích động tác âu yếm, dỗ dành
  • Bé khóc từ 2- 3h mỗi ngày
  • Thích nhìn những đồ có màu sáng như đỏ, đen, trắng
  • Thường bú mỗi vú khoảng 10 phút, mỗi lần bú cách nhau khoảng 2 giờ đồng hồ, có nhiều trẻ có thể đòi bú suốt cả đêm.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi để bé phát triển toàn diện

Cho trẻ bú đúng cách

Khi được 2 tuần tuổi, trẻ đã quen dần với sữa mẹ nên sẽ bú nhiều hơn, thường là từ 8 đến 12 lần một ngày, có thể ít hoặc nhiều hơn tùy vào mỗi bé và trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn. Do vậy, giai đoạn này mẹ cần uống nhiều nước, đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học để đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.

Theo bản năng, trẻ sẽ tự biết tìm tư thế thoải mái và thích hợp nhất khi bú sữa mẹ, thế nhưng mẹ cũng cần chú ý để tránh tình trạng nôn trớ, cho trẻ nghỉ ngơi khoảng 2 giờ sau mỗi lần bú.

Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi bú từ 8 đến 12 lần một ngàyTrẻ sơ sinh 2 tuần tuổi bú từ 8 đến 12 lần một ngày

Nếu bé bú nhiều hơn thì mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé, đây không phải do mẹ thiếu sữa mà là bé phát triển nhanh. Trường hợp mẹ thật sự ít sữa, không đủ nhu cầu của trẻ thì cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để chọn sữa công thức phù hợp với con.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

Bé 2 tuần tuổi dành thời gian chủ yếu để ngủ, chỉ thức dậy khi đói hoặc chơi đùa một lúc. Ngủ không đủ giấc sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc hoặc bỏ bủ. Do vậy mẹ cần ưu tiên giấc ngủ của con.

Con dành phần lớn thời gian để ngủ nên mẹ cần chú trong đến giấc ngủ của conCon dành phần lớn thời gian để ngủ nên mẹ cần chú trong đến giấc ngủ của con

Khi con có dấu hiệu buồn ngủ thì chỉ cần ôm chặt hoặc quấn chăn đu dưa là một lát sau bé sẽ chìm vào giấc ngủ, hoặc ngủ ngay sau khi bú mẹ. Nếu được mẹ vỗ về cưng nựng thì còn có yên yên giấc cả ngày và đêm do trẻ có được cảm giác yên tâm.

Để tránh trẻ giật mình trong giấc ngủ thì mẹ hãy giữ không gian yên tĩnh, ít ánh sáng. Ngoài ra mẹ cũng cần tập cho trẻ phân biệt được ngày đêm, tránh tình trạng ngày ngủ đêm chơi, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ.

Ban đêm mẹ hãy tắt hết điện, tạo không gian yên tĩnh còn ban ngày thì để phòng thông thoáng, có ánh sáng tự nhiên và không cần phải quá yên tĩnh. Khi đó trẻ sẽ dần dần phân biệt được ngày đêm và có sự ổn định trong chu kỳ giấc ngủ.

Chăm sóc rốn

Đối với trẻ sơ sinh, rốn là bộ phận rất quan trọng. Dây rốn của trẻ được bác sĩ cắt ngay sau khi chào đời và chừa lại phần cuống rốn. Cuống rốn này sẽ rụng sau 8- 10 ngày. 

Khi rốn chưa rụng không được để ướt, lau khô ngay sau mỗi lần tắmKhi rốn chưa rụng không được để ướt, lau khô ngay sau mỗi lần tắm

Khi cuống rốn chưa rụng thì mẹ cần phải chú ý mỗi khi tắm. Luôn giữ cho rốn khô và sạch, không ngâm mình bé quá lâu trong nước bởi rất dễ bị nhiễm trùng rốn. Tắm xong cần dùng khăn bông mềm lau nhẹ nhàng để làm không cuống rốn. 

Chăm sóc da và tắm nắng cho bé đúng cách

Về chăm sóc da

Bé 2 tuần tuổi nên được tắm với miếng bọt biển nhỏ hoặc khăn tắm cho tới khi dây rốn rụng hẳn. Khi tắm cho trẻ, bạn có thể làm sạch da dầu bằng dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh, lấy khăn mềm để chà xát da đầu và thân thể cho bé một cách nhẹ nhàng để ngăn ngừa sự phát triển của viêm tiết bã nhờn. 

Tắm rửa và thay tã thường xuyên để tránh tình trạng hăm tãTắm rửa và thay tã thường xuyên để tránh tình trạng hăm tã

Tiếp đến là dùng khăn lau sạch vành tai ngoài, tuyệt đối không dùng bông ngoáy vào bên trong tai trẻ. Có thể bôi kem dưỡng da cho trẻ sau khi tắm.

Để tránh cho bé bị rôm sảy, hăm tã thì mẹ cần thay tã thường xuyên, ở giai đoạn 2 tuần tuổi cần thay 6- 8 lần tã mỗi ngày đặc biệt là khi bé rặn, vặn mình hoặc đỏ mặt. Có thể dùng kem, dầu chống hăm, tránh việc dùng khăn ướt chứa cồn hoặc chất kích thích lau cho trẻ.

Về tắm nắng

Khi được 1- 2 tuần tuổi mẹ có thể tắm nắng để cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D từ sữa mẹ. Thời gian tốt nhất là từ 6 giờ đến trước 9 giờ sáng bởi lúc này ánh sáng dịu nhẹ, tia hồng ngoại và tia cực tím từ mặt trời yếu nên không gây hại cho da.

Thời gian cụ thể còn phụ thuộc vào vị trí địa lý và mùa trong năm:

  • Mùa hè: nắng lên sớm và gay gắt hơn nên bố mẹ nên tranh thủ cho con tắm nắng trước 7h sáng, cụ thể là 6-7h khi mặt trời vừa mọc lên tia nắng đầu tiên.
  • Mùa thu: trời se lạnh nên mẹ có thể cho con tắm muộn hơn chút nhưng phải đảm bảo không trễ hơn 9h.

Thời gian tắm nắng là 20- 30 phút mỗi sáng, nếu cho trẻ tắm nắng lần đầu thì chỉ nên kéo dài 10 phút rồi tăng dần để trẻ làm quen.

Chiều cao và cân nặng

Các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa đưa ra bảng cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn của bé 2 tuần như sau:

  • Chiều cao: trai: 44,9- 52,0cm. Bé gái: 45,0- 52,0cm;
  • Cân nặng: bé trai: 2,23- 3,79kg. Bé gái: 2,25- 3,73kg.

Tiêm chủng

Trong giai đoạn này mẹ cần chú ý đến lịch tiêm phòng của trẻ. Đặc biệt là các mũi phải tiêm trong tháng đầu tiên sau sinh, trong đó có vaccine phòng lao.

Chế độ dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng hằng ngày

Các chuyên gia dinh dưỡng nhi khuyến cáo, trẻ sơn sinh 2 tuần phải được bú sữa mẹ hoàn toàn cho tới ít nhất là 6 tháng đầu, trường hợp mẹ thiếu sữa có thể bổ sung sữa công thức. Tuyệt đối không cho trẻ ăn dặm, uống nước hoa quả hay chất rắn.

Sau khi cho con bú, mẹ hãy dùng miếng vải nhỏ sạch hoặc gạc lau để làm sạch nướu của bé 1- 2 lần mỗi ngày. Nhiều bố mẹ chủ quan con chưa mọc răng, chưa ăn thức ăn nên không cần vệ sinh răng miệng dẫn tới tình trạng nấm miệng.

Đo thân nhiệt cho bé

Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi rất nhạy cảm, dễ có phản ứng với các yếu tố từ môi trường dẫn tới ốm sốt nên mỗi gia đình nên trang bị một nhiệt kế.

Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ xem trẻ có bị sốt hay khôngSử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ xem trẻ có bị sốt hay không

Theo dõi nhiệt độ cho con trẻ bạn cần biết:

  • Có thể dùng dụng cụ đo điện tử qua trán hoặc lỗ tai nhưng tốt nhất vẫn là nhiệt kế thủy ngân.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu sốt hãy đo nhiệt độ, hạ sốt bằng cách lau cơ thể bằng khăn ấm và tiếp tục theo dõi, không tự ý dùng thuốc hạ sốt.
  • Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là 36,5 đến 37,5 độ C
  • Nếu nhiệt độ của trẻ dưới 36,5 độ C thì cần ủ ấm ngay
  • Nếu nhiệt độ cao hơn 37,5 độ C thì để trẻ thoáng, bỏ bớt chăn, quần áo dày, lau ấm, cho trẻ bú nhiều và theo dõi nhiệt độ liên tục
  • Trường hợp nhiệt độ cơ thể trẻ trên 38 độ C cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn cách xử lý.

Cùng chơi với bé

Mẹ hãy tranh thủ thời gian con thức để nói chuyện, giao tiếp với con, hoặc đọc sách, hát cho con nghe, cho con xem những đồ vật có màu sáng, điều này sẽ giúp ích cho sự phát triển của não bộ bé được nhanh hơn.

Mẹ hãy tranh thủ lúc con thức để nói chuyện, điều này sẽ làm cho bộ não của bé phát triển nhanh hơn.Mẹ hãy tranh thủ lúc con thức để nói chuyện, điều này sẽ làm cho bộ não của bé phát triển nhanh hơn.

Ở tuần tuổi thứ 2, trẻ đã biết nhìn vào mặt mẹ nên khi nói chuyện mẹ hãy dùng nhiều ngữ điệu khác để thu hút sự chú ý của con. Bé chỉ có thể nhìn ở cự ly gần nên mẹ hãy kề sát mặt với con yêu nhé.

Hy vọng với cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi phát triển toàn diện mà bài viết cung cấp sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức để giảm căng thẳng, lo lắng trong việc nuôi dạy con. Nếu bạn đọc còn vấn đề thắc mắc hãy liên hệ tới số Hotline 1900 1806 của BVĐK Phương Đông để được giải đáp nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,817

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám