Trẻ sơ sinh không đi ngoài: Nguyên nhân và cách xử lý

Thu Hiền

08-03-2024

goole news
16

Trẻ sơ sinh không đi ngoài có thể khiến cha mẹ lo lắng rất nhiều. Không thể loại trừ tình trạng khó tiêu là do các vấn đề của đường tiêu hoá. Tuy nhiên, nhìn chung, trẻ không đi cầu còn phải xem xét về chế độ ăn, giai đoạn phát triển và các yếu tố khác.

Tại sao trẻ sơ sinh không đi ngoài?

Trẻ sơ sinh không đi ngoài mấy ngày là bất thường?

Đối với trẻ sơ sinh, tùy tình trạng sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng mà tần suất đi ngoài của các bé cũng khác nhau:

  • Đối với trẻ sơ sinh nuôi bằng sữa mẹ: 7 - 10 ngày, thậm chí 13 - 15 ngày không đại tiện.
  • Đối với trẻ sơ sinh nuôi bằng sữa ngoài: khoảng 3 - 5 ngày không đi vệ sinh

Tuy vậy, các yếu tố bất thường còn được đánh giá dựa trên tình trạng phân và biểu hiện của trẻ sơ sinh khi đi ngoài.

Tần suất đi ngoài trong những ngày đầu tiên của trẻ sơ sinh bình thườngTần suất đi ngoài trong những ngày đầu tiên của trẻ sơ sinh bình thường

Vì sao trẻ sơ sinh không đi ngoài?

Hiện tượng trẻ sơ sinh không đi ngoài có thể là do các lý do sau đây:

Táo bón

Nếu trẻ sơ sinh chuyển sang ăn dặm, thực đơn của bé xuất hiện thức ăn cứng thì bé rất dễ bị táo bón không đi ngoài được. Mặt khác, tắc nghẽn dạ dày cũng có thể khiến em bé đau, sợ dẫn đến né tránh đi ngoài. Nếu lý do là do táo bón, trẻ sơ sinh không đi ngoài được có thể kèm theo các triệu chứng:

  • Chán ăn
  • Cứng bụng
  • Quấy khóc, rặn nhưng không đi được
  • Đi ngoài dính vệt máu đỏ trong phân
  • Kết cấu phân đặc, viên phân cứng như hòn sỏi

Trẻ sơ sinh không đi ngoài có thể thường xuyên quấy khóc vì khó chịuTrẻ sơ sinh không đi ngoài có thể thường xuyên quấy khóc vì khó chịu

Ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng

Lượng thức ăn, số bữa ăn và chất lượng thực phẩm có thể ảnh hưởng đến tình trạng đi ngoài của trẻ sơ sinh. 

  • Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ: phân mềm, tần suất đi ngoài ổn định. 
  • Đối với trẻ sơ sinh dùng sữa công thức: phân cứng, lượng phân nhiều và dày. Số lần đi ngoài nhiều hơn trẻ uống sữa mẹ. Thông thường trẻ sẽ đi ngoài ít nhất 1 lần/ ngày.

Hệ tiêu hoá chưa hoạt động hiệu quả

Trong giai đoạn đầu hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện. Chính vì vậy, đường ruột của trẻ nhạy cảm và dễ phản ứng hơn người lớn. Kết quả là số lần đi ngoài có thể từ vài lần/ ngày sang vài lần/ tuần. 

Cách xử lý trong trường hợp trẻ sơ sinh không đi ngoài

Nếu trẻ sơ sinh không đi ngoài trong từ 2 - 3 ngày trở lên, cha mẹ nên chủ động giúp trẻ đi cầu dễ dàng hơn bằng các biện pháp sau

Kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng cho bé

Nếu trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài thì cha mẹ nên kiểm tra lại lượng nước trẻ nạp hàng ngày. Đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thì bố mẹ cần đánh giá được trẻ có bú đủ cữ, đủ lượng sữa không. Ngược lại, nếu trẻ đang dùng sữa ngoài thì cha mẹ nên kiểm tra bé có đang được uống sữa pha đúng công thức theo chỉ dẫn của NSX hay không. 

Mẹ nên kiểm tra lại chế độ ăn của bé và cho bé bú bù nếu trẻ lười bú, bỏ búMẹ nên kiểm tra lại chế độ ăn của bé và cho bé bú bù nếu trẻ lười bú, bỏ bú

Trong trường hợp trẻ mới chuyển sang ăn dặm thì cha mẹ nên bổ sung trái cây, rau xanh vào chế độ ăn của bé. Một số loại thực phẩm có thể kể đến như: hạt xay, ngũ cốc, đậu, rau xanh, trái cây,...

Đổi sữa cho bé

Nếu bé đang uống sữa ngoài và không đi ngoài được, rất có thể là do sữa chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất khó tiêu. Khi đó, mẹ có thể đổi cho bé sang loại sữa khác có nhiều thành phần chất xơ, probiotic,... để dễ tiêu hơn. 

Đồng thời, mẹ cũng có thể tham khảo một số loại sữa dành riêng cho trẻ sơ sinh đang bị táo bón để giúp trẻ đi cầu nhanh hơn.

Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ

Trong trường hợp bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, chế độ ăn của mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng đi cầu của bé. Để tăng cường lượng chất xơ trong sữa mẹ, thực đơn của mẹ nên bổ sung rau mồng tơi, rau dền, rau bina, ngọn khoai lang, lê, táo,... Do đó, chất xơ được bổ sung sẽ giúp trẻ kích thích nhu động ruột tốt hơn, giữ nước và làm mềm phân cho bé.

Bổ sung nhiều nước

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài có thể là do thiếu nước. Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ, cha mẹ có thể bổ sung nước cho trẻ bằng cách tăng cữ bú, đảm bảo bé bú đủ lượng sữa. Tuy nhiên, tần suất cho bú cũng không nên quá nhiều để tránh hiện tượng trẻ quá no, bị nôn trớ.

Bên cạnh đó, nếu bé có hiện tượng lười bú, cha mẹ cũng có thể kết hợp

  • Bổ sung nước bằng các loại nước ép hoa quả: táo, lê, nho, việt quất,...
  • Tập cho trẻ uống vài ngụm nước nhỏ mỗi ngày (không quá 4 muỗng)

Massage bụng cho bé

Cha mẹ có thể mát xa bụng cho bé để kích thích hệ tiêu hoá giúp trẻ nhanh đi ngoài hơn. Gia đình có thể tham khảo cách thực hiện sau đây:

  • Rửa tay sạch sẽ
  • Đặt bé nằm ngửa trên chăm mềm trong phòng thoải mái, kín gió.
  • Đặt lòng bàn tay phải lên bụng bé, nhẹ nhàng xoa theo chiều kim đồng hồ đều đặn.
  • Lặp lại động tác từ 50 - 100 lần/ lượt massage.

Tắm nước ấm

Việc cho trẻ tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm từ 5 - 10 phút cũng có tác dụng tương tự massage bụng. Nhu động ruột của trẻ sẽ được kích thích, em bé có cảm giác thư giãn và dễ đi ngoài hơn. Hoặc đối với các bé nhỏ hơn, đặt một chiếc khăn ấm vắt kiệt nước lên bụng trẻ cũng có tác dụng tương tự.

Thay bỉm thường xuyên

Không chỉ giúp vé giữ gìn vệ sinh, tránh hăm và tổn thương da mà bé cũng có thể thoát khỏi cảm giác khó chịu khi tã không sạch sẽ. 

Đưa trẻ đến Bệnh viện

Đây là biện pháp cuối cùng và bắt buộc nếu tình trạng chậm tiêu của trẻ kéo dài, cha mẹ đã kết hợp các biện pháp hỗ trợ nhưng không hiệu quả.

Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh không đi ngoài đi khám?

Nếu trẻ sơ sinh có 3 ngày trở lên không đi ngoài và có các dấu hiệu như: đau bụng, rặn ỉa khó, phân cứng vo tròn. Một số trường hợp có lẫn máu trong phân. Trẻ thường quấy khóc, khó chịu mỗi lần đi ngoài thì đây chính là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến đường tiêu hoá. Bố mẹ nên đưa bé đến Bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ ngay lập tức.

Khám Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Nếu cha mẹ đang tìm kiếm một địa chỉ thăm khám an toàn, uy tín và dứt điểm cho trẻ sơ sinh tại Hà Nội thì Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một gợi ý đáng quan tâm. Bởi: 

  • Quy tụ các bác sĩ chuyên khoa Nhi, điều dưỡng giàu kinh nghiệm lâm sàng và thấu hiểu tâm lý con trẻ. 
  • Hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu từ Châu Âu và công nghệ AI được ứng dụng vào khám bệnh. Do đó, khám tiêu hoá không gây đau đớn, cho kết quả chính xác dù là nhỏ nhất và ở vị trí khó phát hiện nhất. 
  • Sẵn sàng hỗ trợ các vấn đề về dinh dưỡng, chế độ ăn để nuôi dưỡng, chăm sóc phòng bệnh và tiêm chủng trẻ sơ sinh. 
  • Chương trình ưu đãi thường xuyên, các chương trình ưu đãi, kết hợp BHYT, BHBL khi đi khám. 

Phòng vui chơi thuộc Khoa Nội - Ngoại Nhi của BVĐK Phương ĐôngPhòng vui chơi thuộc Khoa Nội - Ngoại Nhi của BVĐK Phương Đông

Như vậy, trên đây là tổng hợp các thông tin giúp cha mẹ hiểu và xử lý tình trạng trẻ sơ sinh không đi ngoài. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường khác, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Để đặt lịch khám nhi, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

103

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám