Xì hơi hay đánh rắm là phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ không khí trong ruột ra ngoài giúp bụng không bị đầy hơi. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh xì hơi nhiều mà không đi ngoài thì mẹ cần chú ý bởi có thể hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề.
Xì hơi hay đánh rắm là phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ không khí trong ruột ra ngoài giúp bụng không bị đầy hơi. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh xì hơi nhiều mà không đi ngoài thì mẹ cần chú ý bởi có thể hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề.
Sau khi bú mẹ, thỉnh thoảng bé sẽ xì hơi hoặc ợ hơi để giúp cơ thể dễ chịu hơn sau khi ăn. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh xì hơi nhiều tức là hệ tiêu hóa của trẻ đang không khỏe. Các chuyên gia cho biết trẻ chỉ nên đánh rắm không quá 10 lần/ ngày, nếu bé xì hơi thối nhưng không ị, phát ra tiếng lớn thì có thể bé đang có một trong các vấn đề như: đầy hơi, táo bón… Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé.
Bên cạnh đó, tần suất đi ngoài cũng sẽ thay đổi khi bé ở những độ tuổi khác nhau với chế độ dinh dưỡng khác nhau nên mẹ cần nắm kỹ điều này để biết tần suất xì hơi và đi ị của con có bình thường không.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé sơ sinh đánh rắm nhiều, dưới đây là một số lý do mà bố mẹ cần lưu ý:
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chế độ dinh dưỡng của phụ nữ cho con bú ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ sơ sinh. Nếu mẹ ăn uống nhiều thực phẩm khó tiêu, có nhiều caffeine như trà, cà phê, nước ngọt có ga và socola… hay những món ăn có nhiều gia vị thì hệ tiêu hóa của bé cũng bị ảnh hưởng, khiến trẻ sơ sinh đầy bụng, xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài được. Vì thế, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày của mình để nguồn sữa được tinh khiết, giàu dinh dưỡng, giúp nuôi dưỡng bé tốt hơn.
Xì hơi là cách để lưu thông khí cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh
Bên cạnh thức ăn của mẹ khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều thì cũng có thể do thức ăn và cách ăn của bé:
- Bé bú quá nhiều sữa đầu sẽ dễ bị đầy hơi: Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết sữa đầu của mẹ là đợt sữa có nhiều nước và đường lactose - một chất khó dung nạp khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa. Lời khuyên của chuyên gia là mẹ phải nhớ bỏ bớt đi lớp sữa trong chảy ra ban đầu và cho trẻ bú lớp sữa đục và đặc sau đó để hạn chế tình trạng bé sơ sinh bị đầy hơi.
- Tư thế khi bé bú không đúng: Nếu mẹ sử dụng bình sữa cho bé bú không có chỗ thoát hơi hay cách cho con bú không đúng tư thế sẽ dẫn đến bé nuốt nhiều không khí. Lúc này, cơ thể sẽ tống khí dư thừa trong hệ tiêu hóa ra ngoài bằng cách đánh rắm và ợ hơi. Bởi vậy, mẹ nên cho trẻ bú ở đúng tư thế, đó là đầu lúc nào cũng nằm cao hơn phần thân. Ngoài ra, sau khi bú mẹ cũng cần hỗ trợ cho bé ợ hơi dùng trẻ bú mẹ hay bú bình.
- Ăn dặm sớm và ăn những thực phẩm khó tiêu: trẻ dưới 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện nên nếu mẹ cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi sẽ khiến con gặp vấn đề trong quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm, dẫn đến hiện tượng đầy hơi, khó tiêu và xì hơi nhiều thường xuyên xảy ra. Vì vậy, mẹ hãy đợi trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi mới nên bắt đầu ăn dặm và hãy cho con ăn thực phẩm giàu chất xơ, dễ tiêu để hỗ trợ hệ tiêu hóa dung nạp thức ăn. Không nên cho trẻ ăn thịt, mỡ động vật hay cá ngay trong những bữa ăn dặm đầu tiên.
- Nước ép cam quýt cũng là nguyên nhân: nước ép cam quýt là một trong những loại thực phẩm tạo nhiều bọt khí trong dạ dày. Khi mẹ cho trẻ uống nước ép cam quýt thường xuyên sẽ dẫn đến đầy hơi và làm trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều.
- Đồ ăn dặm không đảm bảo vệ sinh: khi trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ cần phải chú ý rất nhiều điều, đặc biệt là vấn đề đảm bảo thức ăn dặm của trẻ luôn tươi mới. Nếu đồ ăn dặm không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến nhiều loại vi khuẩn sinh sôi có khả năng lên men thức ăn, làm thức ăn có mùi vị chua, bị thiu sau đó tiếp tục sinh hơi trong đường ruột dẫn tới hậu quả là bé xì hơi nhiều nhưng không ị.
Xì hơi hay đánh rắm là hiện tượng bình thường của cả người lớn và trẻ nhỏ. Vì thế, để biết được trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có phải là bất thường không thì mẹ cần phải đếm số lần đánh rắm trong một ngày và mỗi lần xì hơi em bé có những biểu hiện bất thường nào hay không.
Nếu trẻ sơ sinh đánh rắm ít hơn 10 lần trong ngày thì mẹ không phải lo lắng vì hệ tiêu hóa của bé hoàn toàn khỏe mạnh. Ngược lại, trường hợp trẻ sơ sinh xì hơi trên 10 lần trong ngày kèm theo triệu chứng chướng bụng, nôn trớ thì rất có thể hệ tiêu hóa của bé đang gặp phải vấn đề. Có thể do thức ăn của trẻ, chế độ ăn uống của mẹ hoặc do yếu tố bên ngoài.
Hiện tượng bé xì hơi nhiều báo động cho mẹ cần lưu ý sức khỏe của trẻ đang gặp vấn đề
Khi trẻ sơ sinh bắt đầu bú mẹ, dấu hiệu đánh rắm cũng xuất hiện bởi sau khi bú sữa no bụng, nếu hơi được thoát ra ngoài bằng cách xì hơi bé sẽ cảm thấy nhẹ bụng và thoải mái hơn. Nhưng liệu bé sơ sinh xì hơi nhiều có sao không?
Bác sĩ Nhi khoa cho biết, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất non yếu nên việc chống chọi với những thức ăn khó tiêu sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tượng bé xì hơi nhiều báo động cho mẹ cần lưu ý những vấn đề như: trẻ bị đầy bụng, thức ăn ứ đọng trong ruột lâu ngày dẫn tới bị táo bón, kém ăn, nôn trớ, kém ngủ… Nếu để tình trạng này kéo dài, không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của bé. Như vậy, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều không còn là chuyện nhỏ đâu mẹ nhé!
Đánh rắm nhiều không phải là bệnh nên mẹ hoàn toàn có thể giúp bé thoát khỏi tình trạng này ngay tại nhà. Sau đây là những phương pháp đơn giản giúp trẻ khắc phục chứng xì hơi nhiều mà mẹ nên áp dụng:
Tư thế bú đúng sẽ giúp giảm tình trạng nôn trớ và xì hơi nhiều
Khi mẹ cho bé bú đúng tư thế sẽ góp phần đáng kể ngăn chặn tình trạng nuốt khí dẫn đến đánh rắm ở trẻ. Cách cho trẻ bú mẹ đúng tư thế là đặt trẻ sao cho đầu trẻ lúc nào cũng nằm cao hơn phần thân để lượng sữa khi vào đến cơ thể sẽ xuống ngay dạ dày và để lại phần khí dư bên trên. Những hoạt động như ợ hơi hay đánh rắm tiếp theo sẽ là bước tống đẩy lượng khi dư này ra ngoài cơ thể.
Nếu trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị kéo dài có thể dùng cách chườm ấm bụng cho bé để xử lý. Mẹ có thể sử dụng khăn ấm hoặc những vật dụng đựng nước ấm để chườm bụng cho bé. Khi thực hiện cách này mẹ cần phải cẩn thận, chú ý không dùng nước quá nóng khiến trẻ bị bỏng, gây nguy hiểm.
Massage phần lưng và phần bụng giúp trẻ sơ sinh bớt đầy hơi, khó chịu
Massage bụng cho bé thường xuyên cũng là cách khắc phục chứng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều. Thực hiện các động tác vuốt ve, massage nhẹ nhàng ở vùng bụng và lưng trẻ để lưu thông máu, giảm đầy hơi, dễ tiêu hóa, khiến trẻ có cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, không được thực hiện thao tác này khi trẻ vừa mới ăn xong hoặc ăn no.
Ngoài massage, mẹ có thể thực hiện thêm những động tác vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi trẻ bú một lúc để giảm thiểu hiện tượng bé xì hơi nhiều.
Một số cách vỗ ợ hơi cho bé mẹ có thể tham khảo như:
Chế độ ăn uống của phụ nữ trong thời kỳ cho con bú cực kỳ quan trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mà trẻ sẽ bú. Nếu mẹ ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, khó tiêu thì bé cũng dễ bị đầy bụng. Vì vậy, nếu thấy con mình đánh rắm nhiều thì mẹ nên kiểm tra lại thực đơn ăn uống của mình và điều chỉnh sao cho tốt với bé nhất.
Bình sữa phù hợp là những sản phẩm được nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ lưỡng, giúp bé ăn sữa dễ dàng và ít phái nuốt quá nhiều không khí. Nếu bình sữa mẹ mua chưa đạt tiêu chuẩn khiến con nuốt phải không khí quá nhiều thì cần thay ngay, vì đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh đầy bụng, xì hơi thường xuyên.
Tập chân là động tác tác động đến hệ tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng đầy hơi ở trẻ
Ngoài các phương pháp đơn giản trên, các chuyên gia cũng mách mẹ cách tập chân hỗ trợ tiêu hóa cho bé. Để trẻ ở tư thế nằm ngửa rồi nắm lấy hai chân bé, nhẹ nhàng di chuyển chân bé trong tư thế giống như khi đạp xe đạp. Động tác này sẽ tác động đến hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu, đặc biệt là trường hợp trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị.
Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều mặc dù không phải là bệnh nhưng cũng khiến bé khó chịu và làm cha mẹ lo lắng. Cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này là tránh cho bé bị đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời mẹ cần lưu ý những điều sau khi bé xì hơi nhiều:
Đa phần hiện tượng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều là do chế độ ăn uống. Mẹ chỉ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày và áp dụng những cách trên. Nếu vẫn không giúp bé cảm thấy thoải mái hơn thì lúc này mẹ nên cho con đến gặp bác sĩ để thăm khám và được điều trị dứt điểm.
BVĐK Phương Đông - Địa chỉ khám nhi uy tín được hàng ngàn mẹ tin tưởng
Chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những địa chỉ thăm khám được nhiều mẹ Hà thành và các tỉnh lân cận tin tưởng lựa chọn. Đội ngũ y bác sĩ giỏi, chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, yêu trẻ sẽ giúp mẹ giải quyết những nỗi lo về sức khỏe của bé một cách an toàn và hiệu quả nhất. Đặc biệt, có khu vui chơi dành riêng cho trẻ đầy màu sắc, giúp trẻ có cảm giác như đi chơi, không sợ đến viện. Để được tư vấn và đặt lịch khám, cha mẹ vui lòng liên hệ Hotline 19001806.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.