Trị hăm tã bằng dầu dừa có hiệu quả và an toàn không?

Dương Thị Trà My

04-05-2021

goole news
16

Trị hăm tã bằng dầu dừa là phương pháp được nhiều mẹ bỉm sữa truyền tai nhau từ xưa tới nay. Dầu dừa vốn là nguyên liệu phổ biến, dễ tìm nên được áp dụng khá rộng rãi. Vậy thực hư hiệu quả và độ an toàn của phương pháp này ra sao, cùng Phương Đông tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Trị hăm bằng dầu dừa có hiệu quả và an toàn không?

Dầu dừa là loại dầu được chiết xuất từ những trái dừa già. Đây là nguyên liệu được ông bà ta sử dụng nhằm khắc phục các vấn đề về da, bao gồm cả trị hăm tã. Thực tế cho thấy dầu dừa rất an toàn và có hiệu quả cao đối với những trường hợp mắc bệnh da liễu.

Trị hăm tã bằng dầu dừa có an toàn không?

Trị hăm tã bằng dầu dừa có an toàn không?

Bên cạnh đó, nghiên cứu “Tác dụng chống viêm và bảo vệ da của một số loại dầu thực vật” gần đây đã cho thấy dầu dừa có tác dụng thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương. Dầu dừa chứa lượng lớn axit béo thiết yếu. Ngoài ra trong dầu dừa còn có rất nhiều các vitamin A, D, E, K và khoáng chất tan trong chất béo như canxi, magie, beta carotene giúp cơ thể có thể hấp thụ ngay giúp ích cho sức khỏe.

Hơn thế nữa, dầu dừa còn chứa các hoạt chất kháng khuẩn, kháng nấm giúp bảo vệ vết thương. Kết hợp với vitamin E, chất béo giúp làm lành vết mẩn đỏ, hăm tã, giảm ngứa rát, thâm nhanh chóng, mang tới làn da mịn màng.

Nhìn chung, dầu dừa là nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên nên khá an toàn, kể cả với trẻ sơ sinh.

Trị hăm tã bằng dầu dừa đúng cách

Thoa trực tiếp dầu dừa lên da bé

Với các thành phần dưỡng ẩm da, kháng nấm, giảm ngứa, thoa trực tiếp dầu dừa lên da bé là phương pháp hiệu quả giúp giảm hăm tã.

Rửa sạch vùng da bị hăm tã bằng nước ấm và thấm khô bằng khăn bông sạch.

Dùng 2 thìa dầu dừa ấm (hấp cách thủy hoặc sử dụng lò vi sóng) thoa nhẹ lên vùng da hăm.

Mỗi ngày bôi 1-2 lần sau khi thay tã cho trẻ

Cha mẹ có thể thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng bị hăm của trẻ

Cha mẹ có thể thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng bị hăm của trẻ

Dầu dừa kết hợp tinh dầu oải hương

Tinh dầu hoa oải hương cũng là một nguyên liệu tự nhiên chứa các thành phần chống viêm cho da. Có thể kết hợp dầu dừa và tinh dầu hoa oải hương để trị hăm tã cho trẻ theo cách sau:

Trộn dầu dừa và tinh dầu oải hương theo tỷ lệ 1:1, sau đó để hỗn hợp này vào ngăn mát tủ lạnh.

Vệ sinh vùng bị hăm bằng nước ấm rồi thấm khô bằng khăn bông sạch.

Thoa đều hỗn hợp dầu dừa – tinh dầu oải hương lên da cho bé khoảng 15 - 20 phút rồi mặc tã.

Nên bôi 1-2 lần mỗi ngày.

Làm kem trị hăm từ dầu dừa và bơ hạt mỡ

Bơ hạt mỡ là nguồn giàu vitamin A, E nên cũng có công dụng kháng viêm và dưỡng ẩm. Kết hợp dầu dừa và bơ hạt mỡ là phương pháp được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng để trị hăm tã cho con:

Bơ hạt mỡ: 2 thìa

Dầu dừa: 1 thìa

Sáp ong: 2 thìa

Sau đó đem hỗn hợp bơ hạt mỡ, dầu dừa, sáp ong đun nóng đến khi tan toàn hoàn. Cho thêm 2 thìa Glycerin, ½ thìa bột kẽm oxit và khuấy đều.

Xay nhuyễn hỗn hợp thành kem để sử dụng lâu dài.

Mỗi ngày bôi từ 2 đến 3 lần.

Lưu ý khi sử dụng dầu dừa trị hăm cho bé

Làn da của trẻ rất mỏng manh vì vậy khi sử dụng dầu dừa trị hăm cho bé, cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng sát khuẩn.

Lựa chọn dầu dừa tại các cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo không chứa hóa chất độc hại.

Thực tế, dầu dừa chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng hăm tã mà không giúp điều trị triệt để. Mặt khác, đối với những em bé có làn da đặc biệt nhạy cảm, dầu dừa có thể khiến tình trạng hăm tã trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi sử dụng dầu dừa trị hăm cho bé.

Với những trường hợp bị hăm tã nặng, cha mẹ tuyệt đối không được sử dụng dầu dừa bởi dấu dữa có thể gây bít lỗ chân lông và khiến vùng hăm thêm nghiêm trong hơn.

Không bôi dầu dừa lên vùng da bị hăm tã nặng

Không bôi dầu dừa lên vùng da bị hăm tã nặng

Để phòng ngừa và giảm tình trạng hăm tã cho bé, thay vì sử dụng dầu dừa cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau:

Hạn chế đóng bỉm cho bé, chỉ nên đóng vào ban đêm.

Thay bỉm mỗi 4 tiếng 1 lần

Vệ sinh sạch sẽ cho bé, đặc biệt là vùng đóng bỉm hoặc các khu vực da nếp gấp để tránh tích tụ chất thải, mồ hôi gây viêm nhiễm, lở loét.

Lau khô vùng bị hăm bằng khăn sạch sau khi vệ sinh, nên để trẻ thông thoáng khoảng 30 phút rồi tiếp tục đóng bỉm mới.

Sử dụng tã mềm, mịn. thấm hút tốt và phù hợp với kích thước, cân nặng của bé.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề Trị hăm tã bằng dầu dừa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hoặc có nhu cầu thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, Quý khách hàng vui lòng liên hệ HOTLINE 19001806!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,408

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám