Triệu chứng ung thư gan giai đoạn đầu, giai đoạn cuối là gì?

Ngọc Anh

17-08-2024

goole news
16

Theo GLOBOCAN 2020, Việt Nam ung thư gan là bệnh có tỷ lệ mắc mới và tử vong cao nhất trong các bệnh ung thư thường gặp có thêm 26.418 người mắc ung thư gan và 25.272 người tử vong vì mắc bệnh. Nhận diện các triệu chứng ung thư gan nhanh chóng để kịp thời can thiệp y tế có thể góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và giúp người bệnh có nhiều cơ hội sống hơn. 

Ung thư gan là gì? Ung thư gan có mấy giai đoạn?

Theo Bệnh viện K, ung thư gan là tình trạng các tế bào ở gan tăng sinh,  phát triển không kiểm soát và hình thành nên khối u, lấn át các tế bào bình thường và dẫn đến sự hoạt động bất thường của gan và toàn bộ cơ thể. Bệnh được chia ra thành ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát với các triệu chứng ung thư gan khác nhau.

Đối với ung thư gan thứ phát, khối u ở gan di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể chứ không khởi phát từ gan. Ngược lại, ung thư gan nguyên phát, khối u được phát triển từ gan. Trong đó loại ung thư gan phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). 

(Hình 1 - Ung thư gan là sự phát triển quá mức của các tế bào bị phá huỷ DNA)

(Hình 1 - Ung thư gan là sự phát triển quá mức của các tế bào bị phá huỷ DNA)

Căn cứ theo hệ thống phân loại BCLC (Barcelona Clinic Liver Cancer) ung thư gan được chia thành 05 giai đoạn dựa vào đặc điểm khối u (kích thước, số lượng, xâm lấn xung quanh), chức năng gan (Child-Pugh) và chỉ số toàn trạng của người bệnh PS (performance status):

  • Giai đoạn rất sớm (giai đoạn 0): Một khối u, kích thước < 2 cm, không có tăng áp lực tĩnh mạch cửa; chức năng gan Child-Pugh A (5-6 điểm); thể trạng sức khỏe hoạt động bình thường, không hạn chế PS 0
  • Giai đoạn sớm (giai đoạn A): một hoặc 3 khối u, mỗi khối không quá 3 cm. Chức năng gan Child-Pugh A (5-6 điểm) hoặc Child B (7-9 điểm). Thể trạng sức khỏe hoạt động bình thường PS 0
  • Giai đoạn trung gian (B): nhiều khối u, u lớn , chức năng gan còn được bảo tồn, PS 0
  • Giai đoạn tiến triển (C): khối u xâm lấn mạch, di căn, chức năng gan còn được bảo tồn, PS 1-2
  • Giai đoạn kết thúc (D): khối u xâm lấn mạch, di căn, chứng năng gan giai đoạn cuối, PS 3-4

(Hình 2 - Các giai đoạn của quá trình ung thư gan)

(Hình 2 - Các giai đoạn của quá trình ung thư gan)

Các triệu chứng ung thư gan giai đoạn đầu

Các bác sĩ của Bệnh viện K cho biết: Triệu chứng ung thư gan giai đoạn đầu rất khó phát hiện. Đa số người bệnh đến Bệnh viện khi bệnh đã diễn biến đến giai đoạn muộn khiến việc điều trị vô cùng khó khăn. Ở giai đoạn sớm, người bệnh có thể quan sát các dấu hiệu của bệnh viêm gan mạn tính hoặc xơ gan tiến triển như sau:

Sụt cân bất thường

Đây là hệ quả của biểu hiện chán ăn, mệt mỏi ở người mắc bệnh K gan. Ngoài ra, một số ca bệnh vẫn ăn uống bình thường nhưng cơ thể vẫn sụt cân bất thường.

Cân nặng đột ngột giảm khi quá trình chuyển hoá ở gan bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư. Điều này dẫn đến việc người bệnh có thể giảm 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 1 - 3 tháng kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, hốc hác, kiệt sức.

(Hình 3 - Người bệnh có dấu hiệu sụt cân không rõ nguyên nhân)

(Hình 3 - Người bệnh có dấu hiệu sụt cân không rõ nguyên nhân)

Vàng da, vàng mắt

Vàng da một trong các triệu chứng ung thư gan giai đoạn đầu dễ nhận biết nhất bằng mắt thường. Khi chức năng gan suy giảm khiến bilirubin không được xử lý hiệu quả, các chất này giải phóng vào máu nhiều gây ra tình trạng vàng da, vàng mắt. 

Tuy nhiên, tình trạng vàng da cũng có thể báo hiệu người bệnh có khối u nằm ở vị trí gây tắc ống mật chủ hoặc khối u đang xâm lấn khiến quá trình tiết dịch mật bị gián đoạn. 

Mệt mỏi, chán ăn

Các biểu hiện mệt mỏi, chán ăn do ung thư gan thường kéo dài hơn, trầm trọng hơn so với những cơn mệt mỏi thông thường. Bệnh nhân có biểu hiện này có thể do các tế bào ung thư phát triển bất thường gây rối loạn tiêu hoá, rối loạn hấp thu dinh dưỡng. Hoặc tế bào gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm làm cho người bệnh bị rối loạn chuyển hoá.

(Hình 3 - Mệt mỏi, chán ăn là một trong các biểu hiện thường thấy của K gan)

(Hình 3 - Mệt mỏi, chán ăn là một trong các biểu hiện thường thấy của K gan)

Nước tiểu sẫm màu

Nước tiểu màu vàng đậm xuất hiện lâu dài không do chế độ ăn, tác dụng phụ của thuốc,... có thể là biểu hiện của khối u ở gan. 

Đau và sưng vùng hạ sườn phải

Vùng bụng dưới hạ sườn phải là vị trí của gan. Người bệnh có thể cảm thấy đau không liên tục, đau nhẹ như căng cơ do vận động hoặc chỉ đau khi ấn vào ở vị trí này.

Đau vai phải

Tưởng chừng không liên quan nhưng đau bả vai phải cũng cảnh báo căn bệnh ác tính này. Các tế bào ung thư gan sẽ kích thích dây thần kinh và truyền tín hiệu từ xương bả vai đến não, nhưng thực ra là nó đến từ gan. 

Về sau, cơn đau này có thể lan đến lưng. Nếu các cơn đau kéo dài và không rõ nguyên nhân thì bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác. 

Đau ở thượng vị

Ngoài vùng hạ sườn, bạn cũng có thể nhận biết đau thượng vị như một trong các triệu chứng ung thư gan giai đoạn đầu. Khi các cơn đau xuất hiện âm ỉ với mức độ tăng dần thành đau dữ dội, lan ra sau lưng, không thuyên giảm thì bạn có thể nghi ngờ đây là dấu hiệu của ung thư gan. 

Tình trạng này xảy ra do các tế bào ác tính tăng sức ép lên gan hoặc bộ phận xung quanh. 

(Hình 4 - Đau ở vùng thượng vị là cảm giác của đa số người bệnh ung thư tiêu hoá)

(Hình 4 - Đau ở vùng thượng vị là cảm giác của đa số người bệnh ung thư tiêu hoá)

Ngứa, da xuất hiện nhiều mụn

Bạn có thể cảm thấy ngứa da toàn thân như người bị xơ gan mạn tính do chức năng gan đang bị rối loạn. Bên cạnh đó, các vùng da ở mặt, lưng. mông,... cũng có thể xuất hiện các nốt trứng cá, mụn bọc chứa mủ. Lưu ý, mụn có thể là dấu hiệu của chức năng gan đang suy yếu, cơ thể không thải được độc ra ngoài dẫn đến tích tụ mụn trên da. 

Các triệu chứng ung thư gan giống cảm cúm

Trên thực tế lâm sàng các bác sĩ cũng ghi nhận một số bệnh nhân có biểu hiện giống với cảm cúm. Có thể kể đến như sốt, yếu cơ, mệt mỏi quá mức, đau đầu, ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi,...

Triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối

Trái ngược với giai đoạn đầu, các triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối xuất hiện rầm rộ, rõ ràng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người bệnh như:

Mệt mỏi sút cân, suy kiệt

Khi tế bào ung thư gan đã phát triển sâu rộng, người bệnh có thể cảm thấy ăn uống không ngon miệng, luôn mệt mỏi dù không làm gì. Người bệnh K gan giai đoạn muộn có thể sụt 5 - 6 kg trong vòng 1 tháng, thậm chí sụt cân nhanh và nhiều hơn. 

Rối loạn tiêu hoá

Đầy bụng, chướng bụng, đầy hơi,... mặc dù không ăn gì, ăn rất ít hay thường xuyên tiêu chảy, táo bón, đau bụng dữ dội là dấu hiệu của tình trạng hệ tiêu hoá đang bị rối loạn. Đặc biệt, khi quan sát phân qua đại tiện sẽ thầy người bệnh có nhiều phân nát và nhiều chất nhầy trong phân. 

(Hình 5 - Bệnh nhân dễ gặp các bất thường ở hệ tiêu hoá)

(Hình 5 - Bệnh nhân dễ gặp các bất thường ở hệ tiêu hoá)

Đau tức vùng bụng hạ sườn liên tục

Những cơn đau quặn thắt ở gan và lan đến dạ dày là điều người bệnh K gan phải chịu đựng khi bệnh đã tiến dần đến giai đoạn cuối.

Gan to

Khi bạn có thể sờ thấy những khối u gan ở trên cơ thể tức cơ quan này đã bị tàn phá nghiêm trọng. Một số bệnh nhân còn có thể dễ dàng nhìn thấy sờ được các khối u dạng cục to nhỏ khác nhau trên bề mặt bụng.

Cổ trướng 

Hiện tượng chi dưới bị phù, bụng phình lớn và thường có màu vàng cỏ úa hoặc màu đỏ là một trong các biểu hiện thường thấy ở người bệnh ung thư giai đoạn muộn. K gan gây ra các chất dịch trong khoang bụng khiến bụng chướng to, bệnh nhân cảm thấy khó chịu.

(Hình 6 - Người bệnh ung thư gan có vùng bụng phình to)

(Hình 6 - Người bệnh ung thư gan có vùng bụng phình to)

Vàng da

Biểu hiện vàng da của người bệnh thể hiện trầm trọng hơn khi bạn mắc ung thư gan giai đoạn 4. 

Tiên lượng sống sót của bệnh nhân ung thư gan 

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh nhân ung thư gan cụ thể như sau: 

  • Đối với người bệnh được phát hiện ung thư giai đoạn khu trú trước khi nó lan ra bên ngoài gan, tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 31%.
  • Đối với bệnh nhân ung thư gan có tế bào ung thư xâm lấn các cơ quan lân cận hoặc hạch bạch huyết vùng, tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 11%.
  • Đối với bệnh nhân ung thư gan có khối u di căn đến các cơ quan xa, tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 3%.

Chẩn đoán phát hiện ung thư gan bằng cách nào

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành khai thác tiền sử bệnh lý, tìm hiểu triệu chứng lâm sàng và chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng chuyên sâu. 

Xét nghiệm sinh hoá máu

  • Xét nghiệm AFP:  AFP là một protein thường thấy ở bào thai nhưng ở người trưởng thành, nồng độ AFP rất thấp. Khi có tế bào gan bị ung thư, chúng sẽ sản xuất ra một lượng lớn AFP. Nếu nồng độ AFP tăng cao thì khả năng cao người bệnh mắc ung thư gan, đặc biệt là ung thư tế bào gan nguyên phát (HCC). Đây là xét nghiệm có độ nhạy và đặc hiệu tương đối cao, nhưng không phải là tuyệt đối.
  • Xét nghiệm nồng độ AFP - L3: Đây là xét nghiệm tìm kiếm AFP - L3 - dạng biến thể của AFP, thường xuất hiện ở các tế bào ung thư gan. Nếu tỷ lệ  AFP - L3 tăng thì có thể người bệnh đang mắc K gan. 
  • Xét nghiệm Des - Gamma - Carboxy Prothrombin: Khi gan bị tổn thương, đặc biệt là ung thư gan, khả năng tổng hợp PIVKA-II phục vụ cho quá trình đông máu của gan giảm đi, dẫn đến nồng độ PIVKA-II trong máu tăng lên.

(Hình 7 - Xét nghiệm sinh hoá máu là một trong các xét nghiệm không thể thiếu)

(Hình 7 - Xét nghiệm sinh hoá máu là một trong các xét nghiệm không thể thiếu)

Chẩn đoán hình ảnh

  • Siêu âm để phát hiện các khối u gan, đánh giá kích thước và cấu trúc của chúng.
  • Chụp CT phát hiện các tổn thương nhỏ, đánh giá sự lan rộng của khối u và các biến chứng. Thông thường, hơn 90% khối u gan có đường kính trên 3 cm được phát hiện bằng phương pháp này.
  • Chụp MRI: Với độ chính xác hơn 97% với các khối u có kích thước > 2cm và đánh giá mức độ tổn thương xâm lấn tĩnh mạch, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân chụp CT kết hợp với MRI.
  • Chụp động mạch gan giúp đánh giá mạch máu nuôi khối u, hỗ trợ trong việc điều trị bằng phương pháp can thiệp.

Sinh thiết gan

Kỹ thuật viên sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ gan để kiểm tra dưới kính hiển vi. Đây là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất để xác định loại tế bào ung thư, đánh giá mức độ xâm lấn và đáp ứng điều trị của khối u. Người bệnh có thể lấy mẫu mô qua da, tĩnh mạch hoặc trong quá trình phẫu thuật.

(Hình 8 - Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô ở gan để quan sát dưới kính hiển vi)

(Hình 8 - Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô ở gan để quan sát dưới kính hiển vi)

Cách điều trị ung thư gan

Căn cứ vào giai đoạn bệnh, tình trạng cơ thể người bệnh, khả năng đáp ứng thuốc,... người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp như sau:

  • Phẫu thuật: Cắt bỏ khối u là phương pháp điều trị hiệu quả nhất nếu khối u còn nhỏ và chưa di căn. Bác sĩ sẽ cắt bỏ hoàn toàn khối u và một phần mô gan lành xung quanh. Chỉ định ghép gan được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân xơ gan nặng hoặc nhiều khối u nhỏ. Gan bị bệnh sẽ được thay thế bằng một lá gan khỏe mạnh từ người hiến tặng.
  • Đốt sóng cao tần: Sử dụng nhiệt độ cao (60 - 100 độ C) để làm nóng và tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Áp lạnh: Làm đông bằng nitơ lỏng để phá hủy tế bào ung thư.
  • Tiêm cồn vào khối u để làm chết tế bào ung thư.
  • Hoá trị bằng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
  • Xạ trị là cách điều trị dùng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị thường được sử dụng để làm giảm kích thước khối u hoặc giảm đau.
  • Liệu pháp nhắm trúng đích: Bệnh được chữa bằng các loại thuốc đặc hiệu để nhắm vào các tế bào ung thư và tiêu diệt chúng mà không gây hại cho các tế bào khỏe mạnh.
  • Liệu pháp miễn dịch: Kích thích hệ miễn dịch của cơ thể để nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư
  • ….

Tầm soát ung thư gan sớm tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Tầm soát ung thư định kỳ 6 - 12 tháng/ lần là cực kỳ cần thiết để phát hiện bệnh lý ác tính này. Đặc biệt những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh ung thư đường tiêu hoá, có thói quen thuốc lá, uống rượu bia kéo dài.

Thực hiện tầm soát ung thư sớm là cách chủ động bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình. Bằng phương pháp này, bạn có thể phát hiện nhưng tổ chức ung thư khi còn rất nhỏ, điều trị để tiêu diệt và giảm thiểu tối đa nguy cơ tiến triển thành bệnh lý trầm trọng. 

(Hình 9 - Bệnh nhân mổ u tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

(Hình 9 - Bệnh nhân mổ u tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

Là một trong số các Khoa Ung bướu hiếm hoi được đầu tư theo tiêu chuẩn áp dụng mô hình điều trị đa mô thức và cá thể hoá trong điều trị ung thư tại Hà Nội. Quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao như PGS.TS. BS Nguyễn Trung Chính, TTUT.PGS.TS.BS cao cấp Trần Đình Hà, BS CKI Mai Văn Lạc,... luôn hỗ trợ chăm sóc chuyên biệt cho từng bệnh nhân. 

Cơ sở vật chất công nghệ cao như hệ thống phòng phẫu thuật hiện đại, máy nội soi Fuji 7000 giúp phóng đại tổn thương tới 290 lần, máy MRI 1.5 Tesla, máy chụp CT 128 dãy,... đảm bảo hỗ trợ tầm soát, điều trị hoá chất, chăm sóc giảm nhẹ hiệu quả nhất. 

Như vậy, các triệu chứng ung thư gan có thể khác nhau giữa các giai đoạn và người bệnh. Để chủ động bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình, bạn nên thăm khám sức khoẻ định kỳ và đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các hiện các dấu hiệu bất thường.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
196

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

ThS. BS

NGUYỄN TUẤN DŨNG

Trưởng Trung tâm Nội soi tiêu hóa

ThS. BS

NGUYỄN TUẤN DŨNG

Trưởng Trung tâm Nội soi tiêu hóa
19001806 Đặt lịch khám