Xét nghiệm AFP xác định dị tật thai nhi và ung thư gan

Nguyễn Thị Vân Anh

19-08-2022

goole news
16

Trong cơ thể con người thường sẽ tồn tại một lượng nồng độ AFP nhất định và lượng chất này sẽ thay đổi khi mang thai hoặc mắc một số các bệnh lý về gan. Vậy xét nghiệm AFP có mang lại tác dụng gì trong việc chẩn đoán các bệnh lý gan hay dị tật thai nhi không? Câu trả lời sẽ được Bệnh viện Phương Đông giải đáp ngay ở bài viết dưới đây.

Nồng độ AFP trong cơ thể là gì?

AFP là viết tắt của từ khoá Alpha-Feto Protein, là một loại huyết tương tồn tại trong máu thai nhi với nồng độ cao. Thông thường một Protein AFP được tạo ra bởi tế bào gan chưa trưởng thành và ở trong bào thai. Về mặt sinh lý, vào những năm đầu đời, nồng độ AFP của trẻ sơ sinh khá cao và càng lớn lên sẽ càng giảm dần trở về mức thông thường. 

Đối với những người trưởng thành và khỏe mạnh, không mang thai, nồng độ AFP trong máu thường sẽ rất thấp, chỉ khoảng dưới 10mg/ml. Do đó, lượng chất này tăng chính là báo hiệu những thay đổi bất thường trong cơ thể và người bệnh cần thực hiện xét nghiệm AFP sớm để xác định được nguyên nhân ra tình trạng thay đổi nồng độ AFP.

AFP là huyết tương được sinh ra từ tế bào gan trong thai nhiAFP là huyết tương được sinh ra từ tế bào gan trong thai nhi

Chức năng chính của AFP trong cơ thể

AFP được sản xuất ở gan của thai nhi và các bộ phận khác của phôi thai trong quá trình từ khi bắt đầu hình thành và phát triển lớn dần để ngăn sự vận chuyển hormone qua nhau thai đến thai nhi. Nếu thai phát triển bình thường, nồng độ AFP được tìm thấy trong huyết thanh của mẹ sẽ tăng lên. Vẫn còn lại một lượng không đáng kể tồn tại trong dòng tuần hoàn sau khi sinh xong.

AFP cũng được xem như một chất chỉ điểm các khối u đối với với một số dạng ung thư gan, đặc biệt là ung thư gan dạng nguyên phát. Các loại ung thư đặc trưng điển hình bằng những tế bào không được biệt hoá nên thường vẫn mang chất chỉ điểm ở bề mặt và tương tự các chất chỉ điểm ở bào thai. 

Khi đồng độ AFP tăng lên càng cao, nguy cơ bị ung thư gan càng lớn. Chính vì lý do đó nên người bệnh thường được bác sĩ chỉ định xét nghiệm AFP để có thể xác định rõ hơn các nguyên nhân gây tăng AFP.

Huyết tương AFP đóng vai trò quan trọng trong cơ thểHuyết tương AFP đóng vai trò quan trọng trong cơ thể

Xét nghiệm AFP là gì?

Như đã nói, nồng độ AFP trong cơ thể người trưởng thành thông thường rất nhỏ nhưng khi mắc bệnh lý về gan, một số bệnh ung thư hoặc đang mang thai sẽ xuất hiện nhiều hơn các chất này trong máu. Và để kiểm tra nồng độ chất này, ta cần thực hiện xét nghiệm AFP để xác định chính xác lượng AFP đang có trong máu. 

Xét nghiệm AFP chính là định lượng nồng độ AFP có trong máuXét nghiệm AFP chính là định lượng nồng độ AFP có trong máu

Để kiểm tra được nồng độ của loại Protein này, xét nghiệm định lượng sẽ được tiến hành theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, nồng độ AFP cao hơn so với mức bình thường không đồng nghĩa với việc bạn mắc phải các vấn đề sức khỏe bởi có nhiều nghiên cứu đã chứng minh có nhiều trường hợp nồng độ AFP bình thường trong một số người cao hơn so với người khác.

Các xét nghiệm kiểm tra nồng độ AFP cũng được ứng dụng trong việc phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Theo đó, xét nghiệm máu sẽ được tiến hành khi thai nhi được 15 - 16 tuần tuổi nhằm định lượng mức AFP do chính thai nhi sinh ra và hòa lẫn vào máu mẹ. 

Chính vì thế, việc tiến hành xét nghiệm AFP sẽ giúp xác định được chính xác lượng AFP do thai nhi sinh ra. Xét nghiệm được thực hiện sẽ giúp chỉ điểm các nguy cơ khiến ống thần kinh bị khiếm khuyết, thai không đầu (hay còn gọi là thai nhi thiếu não) hoặc nguy cơ bị bệnh Down bẩm sinh.

Giá trị lâm sàng của thay đổi nồng độ AFP

Lượng huyết tương AFP bình thường ở nam giới và nữ giới không có thai thường sẽ ở mức dưới 4.0 ng/ml hoặc thấp hoặc 7.75 UI/ml. Nếu phụ nữ đang có thai, nồng độ AFP sẽ được quy chiếu bình thường dựa vào độ tuổi của thai nhi. AFP thay đổi chính là báo hiệu cho sự biến động tiêu cực trong cơ thể và sẽ có 2 chiều hướng như sau.

Nồng độ AFP tăng lên

Rất nhiều bệnh lý đã được phát hiện khi nồng độ AFP trong máu người trưởng thành tăng lên đột biến. Một số các nguyên nhân được cho là khiến lượng AFP thay đổi có thể kể đến:

  • Mắc một số các bệnh lý về gan như viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan, viêm gan cấp do virus gây ra.
  • Mắc các bệnh lý ung thư về đường tiêu hoá.
  • Khả năng di căn từ các bệnh ung thư tuyến tụy, ung thư đại tràng hoặc ung thư dạ dày.
  • Mắc một số các bệnh ung thư khác như ung thư phổi, ung thư buồng trứng hoặc ung thư tinh hoàn.
  • Ống thần kinh của thai nhi bị khuyết tật, đa thai, dị tật giãn mao mạch thất điều, nồng độ Tyrosine trong máu tăng lên,...

AFP tăng lên là hiện tượng có thể thấy thường xuyênAFP tăng lên là hiện tượng có thể thấy thường xuyên

Nồng độ AFP giảm xuống

Trường hợp nồng độ AFP giảm xuống khi xét nghiệm AFP sẽ ít gặp hơn so với tình trạng tăng. Thường thì chỉ thấy lượng huyết tương này giảm ở các bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai. Nguyên nhân khiến cho hiện tượng này xuất hiện có thể kể đến như sau:

  • Thai nhi bị hội chứng Down.
  • Thai bị chết lưu.

AFP giảm xuống thường thấy ở thai phụAFP giảm xuống thường thấy ở thai phụ

Khi nào cần được thực hiện xét nghiệm kiểm tra AFP?

Người bình thường sẽ hiếm khi chú ý tới nồng độ AFP trong cơ thể và chỉ đi thực hiện xét nghiệm khi thấy cơ thể có những thay đổi bất thường và dấu hiệu bệnh biểu hiện ra bên ngoài. Xét nghiệm AFP được bác sĩ khuyến cáo thực hiện nếu bệnh nhân thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Tất cả những thai phụ đã được 15 - 20 tuần tuổi cần thực hiện để sàng lọc một số các dị tật bẩm sinh và xét nghiệm kiểm tra nồng độ AFP được lồng ghép vào trong xét nghiệm Triple Test tổng thể.
  • Những bệnh nhân nghi ngờ mắc một số các bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan cấp và mãn tính, ung thư gan nguyên phát,...
  • Những bệnh nhân muốn xét nghiệm để phát hiện sớm khả năng tái phát các bệnh ung thư.

Các trường hợp người bệnh cần tiến hành kiểm tra AFPCác trường hợp người bệnh cần tiến hành kiểm tra AFP

Quy trình thực hiện xét nghiệm AFP

Trước khi tiến hành làm bất cứ xét nghiệm nào, trong đó có của kiểm tra nồng độ AFP, người bệnh cần tìm hiểu rõ về các lưu ý và cảnh báo cần thiết. Điều này sẽ được bác sĩ tư vấn rõ tại phòng khám bệnh lâm sàng. Đồng thời, bạn cũng sẽ được hướng dẫn quy trình lấy máu và chờ kết quả xét nghiệm như thế nào.

Mẫu bệnh phẩm được sử dụng để làm xét nghiệm AFP là máu tĩnh mạch được lấy từ cánh tay và đựng trong ống nghiệm chuyên dụng để gửi tới phòng thí nghiệm. Sau khi thực hiện công việc lấy máu, người bệnh cần được ngồi nghỉ và có thể sẽ xuất hiện vết bầm tím nhỏ tại vị trí lấy máu nhưng không ảnh hưởng tới sức khỏe, kết quả sẽ có sau khoảng 30 - 40 phút.

Lấy máu và xét nghiệm kiểm tra AFP diễn ra rất nhanh chóngLấy máu và xét nghiệm kiểm tra AFP diễn ra rất nhanh chóng

Ý nghĩa quan trọng của xét nghiệm AFP

Xét nghiệm định lượng nồng độ AFP đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán và tầm soát bệnh ung thư gan sớm hoặc các dị tật thai nhi. Đồng thời, đây cũng là cách để bạn phát hiện các vấn đề sức khỏe để từ đó bác sĩ có thể đưa được phác đồ điều trị kịp thời.

Ý nghĩa đối với xét nghiệm xác định dị tật thai nhi

Việc kiểm tra nồng độ AFP trong máu mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định dị tật thai nhi bới AFP lúc này tồn tại với nồng độ cao và do tế bào gan của thai nhi sinh ra. Việc kiểm tra lượng huyết tương này được xác định như sau:

  • Nếu nồng độ AFP nhỏ hơn 30.25ng/ml, kết quả xét nghiệm là âm tính hoặc bình thường, đồng nghĩa với thai nhi khỏe mạnh bình thường.
  • Kết quả xét nghiệm là dương tính khi nồng độ AFP cao khoảng 2.5 lần hoặc hơn so với mức bình thường, chứng tỏ thai nhi có nguy cơ dị tật như bị nứt đốt sống. 
  •  Nếu kết quả dương tính do nồng độ AFP giảm, có thể nghi ngờ thai nhi đã mắc hội chứng Edwards hoặc hội chứng Down.

Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng nếu kết quả xét nghiệm AFP bất thường bởi trong suốt thời gian thai kỳ, nồng độ AFP có thể tăng liên tục do thai nhi tạo ra AFP nhiều hơn. Một lý do khác, có thể là bạn sinh đôi và 2 em bé sẽ tạo ra nhiều AFP nhiều hơn. Ngoài ra, một số các vấn đề khác như cân nặng, tiểu đường cũng khiến kết quả ảnh hưởng.

Nếu trong trường hợp sinh non, bác sĩ sẽ theo dõi bạn và bé một cách chặt chẽ. Nếu xét nghiệm cho thấy em bé của bạn bị dị tật bẩm sinh hoặc một số vấn đề khác, hãy xin ý kiến của các bác sĩ để có thể đưa ra một lựa chọn hợp lý nhất, tốt nhất cho mình và gia đình.

Xét nghiệm dị tật thai nhi không thể thiếu xét nghiệm AFPXét nghiệm dị tật thai nhi không thể thiếu xét nghiệm AFP

Ý nghĩa đối với xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư gan

Do AFP là loại huyết tương Protein được sản sinh từ tế bào gan nên nồng độ thay đổi chính là cảnh báo dấu hiệu mắc một số các bệnh lý liên quan tới gan. Lượng chất này sẽ tăng rất cao so với mức bình thường trong máu bạn nếu nghi ngờ có nguy cơ mắc bệnh gan,

Một số các bệnh lý ung thư hoặc bệnh về gan như viêm gan, xơ gan hoặc vết thương gan đang trong quá trình hồi phục chính là nguyên nhân gây tăng nồng độ AFP. Khi đó, bạn cần tiến hành xét nghiệm AFP để nắm được kết quả chính xác nhất. 

Nếu lượng AFP nằm ở mức từ trên 200 ng/ml hoặc 500 - 1000 ng/ml cho thấy bạn đang có dấu hiệu ung thư gan. Những người có lượng AFP tăng nhưng nhỏ hơn 200 ng/ml sẽ được yêu cầu xét nghiệm kiểm tra nồng độ AFP-L3% (L3AFP) nhằm xác định rõ bạn bị bệnh gan mãn tính hay xơ gan. 

Theo đó, kết quả L3AFP từ 10% trở lên cho thấy bạn có nguy cơ bị mắc ung thư gan cao và bác sĩ sẽ theo dõi để tìm ra dấu hiệu đặc trưng của ung thư gan. Các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ rất hữu ích trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Chẩn đoán bệnh ung thư gan thường ứng dụng xét nghiệm AFPChẩn đoán bệnh ung thư gan thường ứng dụng xét nghiệm AFP

Một số lưu ý lâm sàng về xét nghiệm định lượng AFP

Xét nghiệm AFP là một phương thức quan trọng, với ý nghĩa chẩn đoán bệnh lý ung thư và dị tật nên khá được chú trọng trong y khoa. Người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây đối với kiểm tra nồng độ AFP như sau:

  • Xét nghiệm này được chỉ định như một test hỗ trợ cho việc chẩn đoán và theo dõi các khối u sản xuất AFP. Chẩn đoán ung thư cần được thực hiện cùng với các thủ thuật chuẩn hóa khác.
  • Nồng độ AFP trong máu không có mối tương quan chặt chẽ với những đặc điểm lâm sàng của ung thư gan nguyên phát như giai đoạn bệnh, kích thước u hay thậm chí là tiên lượng.
  • Sau khi phẫu thuật bắt bỏ u gan được 1 tháng, giá trị của AFP không trở lại mức bình thường có thể vẫn còn tồn dư ở mức nào đó. Trái lại, việc tăng trở lại giá trị của AFP sau khi đã trở về mức bình thường chính là gợi ý u tái phát.

Đối với kết quả xét nghiệm AFP, đôi khi sẽ không được chính xác nếu chịu tác động của một số các yếu tố như sau:

  • Tiểu đường trong thai kỳ.
  • Nhiễm máu của thai nhi trong dịch ối.
  • Sử dụng các chất chứa đồng vị phóng xạ.
  • Thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
  • Thai phụ mang thai sinh đôi hoặc sinh ba.

Xét nghiệm kiểm tra nồng độ AFP trong máu không cần chuẩn bị, bạn không cần nhịn ăn hay kiêng cữ gì. Quá trình lấy máu tương đối đơn giản và thường chỉ gây đau nhẹ. Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi một chút sau khi lấy máu để tránh bị choáng là được.

Nên xét nghiệm kiểm tra AFP ở cơ sở y tế nào?

Xét nghiệm định lượng AFP đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ chẩn đoán bệnh ung thư gan ở người trưởng thành và dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Do đó, các bệnh viện hiện nay đã ứng dụng phương thức khám bệnh này rất phổ biến. Tuy nhiên, việc chọn lựa một cơ sở khám bệnh, xét nghiệm AFP uy tín và chất lượng cao lại là điều không dễ dàng.

Tại khu vực miền Bắc hiện nay đang có một đơn vị được rất nhiều người bệnh đánh giá cao, chính là Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Nơi đây luôn đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý. Cùng với đó, hạ tầng cơ sở vật chất được đồng bộ hoá vô cùng hiện đại và tạo nên môi trường bảo vệ sức khỏe sạch, đẹp.

Bệnh viện Phương Đông hiện cũng đã có khoa xét nghiệm riêng với đa dạng lĩnh vực khác nhau. Mỗi xét nghiệm lại được thực hiện một cách kỹ lưỡng và đáp ứng tiêu chuẩn của xét nghiệm thường quy về bệnh lý ung thư và bệnh lý chuyển hoá. Đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật tại đây với chuyên môn cao giúp khám và chữa bệnh mang lại độ chính xác cao nhất.

Đến với Bệnh viện Phương Đông để tiến hành kiểm tra AFPĐến với Bệnh viện Phương Đông để tiến hành kiểm tra AFP

Bài viết trên đây đã được Bệnh viện Phương Đông tổng hợp và chia sẻ, giúp bạn nắm được các thông tin về xét nghiệm AFP. Qua đây, ta có thể nhận thấy được tầm quan trọng của phương thức khám bệnh này. Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh gan hoặc mang thai trong khoảng 15 - 20 tuần, đừng quên tới bệnh viện và thực hiện xét nghiệm này nhé.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,802

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám