Tụ máu vách ngăn là kết quả của chấn thương vùng mặt, cần được phát hiện và can thiệp điều trị khẩn cấp trước khi chuyển biến xấu. Với những triệu chứng sưng đau, nghẹt mũi, khó thở,... bệnh nhân thường nhầm lẫn hiện tượng này với các vấn đề mũi thông thường khác, dẫn đến bỏ lỡ thời điểm vàng khắc phục.
Tụ máu vách ngăn là gì?
Tụ máu vách ngăn là tình trạng máu tích tụ tại phần mô chia tách hai lỗ mũi, còn gọi là vách ngăn mũi. Vấn đề này thường xảy ra do chấn thương chấn thương, khi này các mạch máu trong và lân cận vách ngăn bị vỡ tạo thành một khối tụ như vết bầm tím.

Tụ máu vách ngăn là hiện tượng tích tụ máu ở phần mô giữa hai lỗ mũi
Vách ngăn mũi bị tụ máu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những tổn thương mô, nhiễm trùng nguy hiểm. Đặc biệt bạn cần lưu ý, tụ máu tại mô phân cách hai lỗ mũi không có cơ chế tự lành như các vùng cơ thể khác, chúng cần được xử lý dẫn lưu.
Triệu chứng vách ngăn tụ máu
Vách ngăn là bộ phận phân cách hai hốc mũi, bao gồm nhiều sụn, xương và bọc bên ngoài bởi niêm mạc. Nếu vách ngăn không may bị chấn thương dẫn đến tụ máu, bạn có thể nhận biết dựa trên các biểu hiện sau:
- Sưng giữa hai lỗ mũi.
- Khó thở bằng đường mũi.
- Nghẹt mũi.
- Mũi bầm tím.
- Hình dáng mũi bị thay đổi tổng thể.

Dấu hiệu nhận biết vách ngăn tụ máu
Ngoài ra khi xảy ra tụ máu, bạn có thể cảm thấy buồn nôn, nôn, đau đầu. Tình trạng nghiêm trọng hơn nếu không được can thiệp kịp thời, chuyển biến nhanh chóng có thể bị ngất xỉu.
Nguyên nhân gây bệnh
Tụ máu vách ngăn phần lớn xảy ra do chấn thương ở mũi như gãy mũi hoặc do va đập mạnh. Những tổn thương này làm các mạch máu trong vách ngăn bị vỡ ra, gây tích tụ máu giữa lớp sụn và niêm mạc.
Một số yếu tố nguy cơ khác có thể gây nên tình trạng này như:
- Chấn thương mô mềm ở khu vực vách ngăn mũi.
- Tổn thương sau quá trình phẫu thuật.
- Tác dụng phụ của thuốc làm loãng máu.
Chẩn đoán căn nguyên nhân gây bệnh giúp tối ưu quá trình điều trị, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời. Tại đây bác sĩ, cán bộ y tế sẽ tiến hành kiểm tra khu vực bên trong mũi, xem xét các dấu hiệu nghi ngờ.

Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh giúp tối ưu hiệu quả điều trị
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể trực tiếp khám thực thể thông qua tăm bông hoặc dụng cụ. Nếu xuất hiện tụ máu sẽ cảm nhận được tình trạng mềm, dễ dàng ấn xuống hơn thông thường.
Phương pháp điều trị
Tụ máu vách ngăn mũi thuộc nhóm bệnh cần được điều trị khẩn cấp, ngăn ngừa tối đa các biến chứng. Nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ, bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương và lên kế hoạch điều trị.
Vùng tụ máu về cơ bản cần được dẫn lưu tại cơ sở y tế chuyên môn. Tùy theo kích thước vùng sưng và tình trạng ứ đọng cục máu đông bác sĩ sẽ có hướng can thiệp phù hợp.
- Đối với tụ máu nhỏ, can thiệp sớm bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường rạch nhỏ để vùng màu ứ đọng tự động chảy ra bên ngoài.
- Đối với tụ máu lớn đòi hỏi phác đồ điều trị chuyên sâu, cụ thể hơn để loại bỏ hoàn toàn máu đông ở khu vực vách ngăn mũi.
Sau khi vùng tụ máu được dẫn lưu thành công, bác sĩ sẽ đưa gạc y tế chuyên dụng vào bên trong khoang mũi người bệnh. Gạc này sẽ để trong mũi một vài ngày, bạn sẽ được hẹn lịch quay trở lại bệnh viện tái khám và tháo gạc.

Một số hướng điều trị tụ máu vách ngăn tại bệnh viện
Ngoài thực hiện điều trị tại bệnh viện, bạn cũng có thể tham khảo một số biện pháp giảm sưng và đau vách ngăn mũi khác tại nhà như:
- Chườm mát lên vùng mũi bị tụ máu trong 10 - 1 phút, mỗi ngày chỉ thực hiện tối đa 4 lần, duy trì trong vài ngày đầu sau chấn thương.
- Dùng thuốc thông mũi, giảm đau không kê đơn hoặc tham vấn ý kiến của bác sĩ để giúp việc hít thở trở nên dễ dàng hơn. Chỉ nên thực hiện sau khi được tiến hành điều trị dẫn lưu máu đông tại cơ sở y tế.
- Khi đi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi nên nằm thẳng, kê gối cao hơn đầu giúp vấn đề sưng, đau nhói không chuyển biến nghiêm trọng hơn.
Biến chứng tụ máu vách ngăn
Theo như chia sẻ ở trên, tụ máu vách ngăn mũi không có khả năng tự hồi phục hay làm lành giống các bộ phận khác trên cơ thể. Nếu không được dẫn lưu kịp thời, bệnh nhân có thể gặp biến chứng ‘mũi yên ngựa’.

Biến chứng mũi yên ngựa khi vách ngăn tự tụ máu không được điều trị hợp lí
Mũi yên ngựa hay biến dạng mũi yên ngựa là hiện tượng phần giữa của sống mũi bị sụp xuống, mất chiều cao vốn có. Tụ máu khiến nguồn cung cấp dưỡng chất thông thường của mũi bị đứt gãy, khiến sụn giữa 2 lỗ mũi có thể chết đi.
Ngoài biến chứng mũi yên ngựa, vách ngăn tụ máu không được điều trị có thể gây nhiễm trùng hoặc áp xe. Khi này tình trạng chuyển biến xấu khiến quá trình can thiệp gặp nhiều khó khăn, tiên lượng hồi phục hoàn toàn giảm thấp.
Tụ máu vách ngăn không phải bệnh lý nguy hiểm, có thể hồi phục hoàn toàn nhưng cần được can thiệp khắc phục kịp thời. Sau khi được điều trị, bạn cần tĩnh dưỡng ít nhất 6 tuần, tránh tuyệt đối các bộ môn thể thao hoặc hoạt động ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mũi.