Tuyến thượng thận là gì? Các bệnh liên quan đến tuyến thượng thận

Trần Hồng Nụ

26-02-2021

goole news
16

Đa số mọi người thường cảm thấy mơ hồ khi được hỏi về tuyến thượng thận nhưng đây lại là bộ phận quan trọng giúp giải phóng một số hormone trực tiếp vào máu, trong đó có những hormone thiết yếu với sự tồn tại của cơ thể.

Tuyến thượng thận là gì?

Đây là các tuyến nội tiết có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể con người. Cụ thể, nó trực tiếp sản xuất ra nhiều loại hormone (Hormone adrenaline, steroid aldosterone, catecholamine, cortisol,...) tham gia vào các quá trình chuyển hóa phức tạp. Nhất là hormone tuyến thượng thận catecholamine có khả năng điều hoà huyết áp động mạch.

Hình ảnh tuyến thượng thận trong cơ thể.

Hình ảnh tuyến thượng thận bên trong cơ thể.

Có hai tuyến thượng thận nằm ở vị trí phía trên mỗi quả thận. Chúng đều được phân chia thành 3 vùng khác nhau gồm: vành glomerulosa, fasciculata và reticularis. Bất kỳ một sự tăng tiết nội tiết tố nào do u tuyến thượng thận đều có thể gây ra những hội chứng bệnh lý khó điều trị khỏi hẳn bằng biện pháp nội khoa (Uống thuốc).  

Vị trí của tuyến thượng thận trong cơ thể 

Tuyến thượng thận nằm sâu sau phúc mạc. Và như đã nói ở trên, hai tuyến thượng thận sẽ nằm ở phía trên đầu của mỗi quả thận.  cụ thể hơn là chúng ở trên đầu của mỗi quả thận.  Có hai tuyến thượng thận nằm ở phía trên mỗi thận. Kích thước mỗi tuyến tương đương với một quả óc chó và có một phần là vỏ thượng thận ở bên ngoài, một phần là tủy thượng thận ở bên trong. Theo đó, các tế bào tại vùng khác nhau của tuyến thượng thận sẽ tạo ra những hormone cùng tác động không giống nhau lên hoạt động sống của cơ thể.  

Cấu tạo tuyến thượng thận 

Cấu tạo tuyến thượng thận gồm 2 phần là phần vỏ và phần tủy với chức năng nội tiết riêng biệt. Chi tiết từng phần như sau: 

- Vỏ thượng thận: Gồm lớp cầu, lớp sợi và lớp lưới. Nó giúp sản xuất Glucocorticoids, Mineralocorticoids, Androgens. 

+ Hormone Glucocorticoids sẽ có chức năng kích thích và ức chế sự phiên mã gen ở nhiều tế bào và hệ cơ quan nghĩa là chống viêm và làm quá trình đường phân ở gan hoạt động hiệu quả hơn. 

+ Mineralocorticoid thì có nhiệm vụ điều hoà vận chuyển chất điện phân trên bề mặt biểu mô, đặc biệt giữ natri và thải kali ở tế bào ống thận. 

+ Androgen chủ yếu thể hiện hoạt tính sinh lý sau khi chuyển đổi thành testosterone và dihydrotestosterone. Cụ thể, hormone này tác dụng trực tiếp tới sự phát triển các đặc tính nam, biểu hiện rõ nhất là sự phân hóa giới tính nam trong quá trình phát triển phôi thai. Bước sang giai đoạn dậy thì, hormon Androgen tiếp tục kết hợp cùng hormone tinh hoàn kích thích cơ quan sinh dục phát triển.  

Cấu tạo của tuyến thượng thận gồm 2 phần với chức năng khác nhau.

Cấu tạo của tuyến thượng thận gồm 2 phần với các chức năng khác nhau.

- Tủy thượng thận: Nói dễ hiểu là bộ phần thuộc về hệ thần kinh giao cảm. Nó được coi như hạch giao cảm, bao gồm các noron sau hạch (đã bị biến đổi) chỉ có thân mà lại không có sợi nhánh, trong đó sợi trục được chi phối hoàn toàn bởi các sợi trước hạch của hệ thần kinh giao cảm. Có thể hiểu như này, tủy thượng thận tiết ra các nội tiết tố như epinephrine và norepinephrine. Đây là những amin có tác động chính của hệ thần kinh giao cảm, chịu trách nhiệm làm tăng co bóp ở tim, giãn phế quản, co mạch ngoại biên và nội tại bằng giãn cơ vân, tăng huyết áp, tăng đường huyết,... 

Tuyến thượng thận có vai trò gì? 

Nhìn chung, tuyến thượng thận tiết ra nhiều loại hormone khác nhau, sau đó, hormone này sẽ được các enzyme trong tuyến thượng thận hay các bộ phận khác của cơ thể chuyển hóa. Hầu hết các hormone này đều mang chức năng sinh học thiết yếu với sự sống của cơ thể. Dưới đây là vai trò chi tiết của một số hormone quan trọng do tuyến thượng thận sản xuất. 

Corticosteroid 

Đây chính là một nhóm các hormon steroid được sản xuất từ vỏ tuyến thượng thận và đặt tên theo từng chức năng. Trong đó:

- Mineralocorticoids được sản xuất trong vành glomerulosa với tác dụng chủ yếu là điều hòa huyết áp, cân bằng điện giải (Thông qua việc quản lý sự cân bằng của quá trình giữ natri và thải kali ở tế bào ống thận).

- Aldosterone được tuyến thượng thận sản xuất như một loại chất khoáng để cân bằng muối và lượng máu. Ngoài ra, hormone này cũng tác động lên ống ngoại biên giúp tăng tái hấp thu natri, đào thải kali và hydro, rất quan trọng đối với việc điều hòa huyết áp trong các hoạt động hàng ngày.

- Glucocorticoids được nhắc đến với nhiều tác dụng vào quá trình trao đổi chất, làm tăng lưu thông glucose. Bên cạnh đó, glucocorticoids cũng làm tăng mức acid béo tự do mà tế bào có thể sử dụng thay thế cho glucose để thu được năng lượng. Và thêm một vai trò nữa của hormone này là điều chỉnh nồng độ đường trong máu, bao gồm: Ức chế hệ miễn dịch, chống viêm.  

- Cortisol do tuyến thượng thận tiết ra cũng có thể tạo ra các hormone đáp ứng với hormone khác tại miền vỏ thượng thận từ tuyến yên trước. Thường thì cortisol được giải phóng không đều, nồng độ cao nhất vào sáng sớm và thấp nhất vào buổi tối.  .

- Glucocorticoids cortisol và cortisone khi được tổng hợp ở trong vành fasciculata sẽ giúp điều hoà chuyển hoá và ức chế hoạt động hệ thống miễn dịch.

Chất dẫn truyền thần kinh 

Nói về vai trò của tuyến thượng thận không thể không nhắc tới vai trò là chất dẫn truyền thần kinh, trong đó, chủ yếu là epinephrine và norepinephrine, adrenaline và noradrenaline. Cụ thể, tuyến thượng thận chịu trách nhiệm cho hầu hết các adrenaline lưu thông thuận lợi trong cơ thể và chỉ có một lượng noradrenaline nhất định lưu hành. Tất cả hormone này đều được giải phóng từ miền tủy thượng thận.  

Còn adrenaline và noradrenaline thì hoạt động tại adrenoreceptors trên toàn cơ thể. Tác dụng chính là tăng huyết áp, nhịp tim; đồng thời giúp cho các phản ứng đấu tranh của các bộ phận cơ thể trở nên đặc trưng. Ví dụ như: Thở nhanh, co thắt mạch máu,...  

Androgens 

Androgens là một trong những hormone quan trọng được sản xuất bởi lớp trong cùng của vỏ não và vành reticularis tuyến thượng thận. Nội tiết tố androgen sẽ được chuyển đổi thành hormone giới tính với đầy đủ chức năng trong tuyến sinh dục và các cơ quan đích khác. Điều này được thể hiện rõ rệt ngay từ quá trình phát triển phôi thai, thai nhi có nồng độ androgen cao sẽ mang giới tính nam hoặc nữ phát triển tính nam (Bề ngoài cơ quan sinh sản hơi giống nam giới). Bước sang giai đoạn dậy thì, androgen cùng với Testoterone (hormone tinh hoàn) sẽ kích thích cơ quan sinh dục phát triển.  

Các bệnh có liên quan đến tuyến thượng thận 

Cũng giống như bất kỳ cơ quan bộ phận nào trong cơ thể, tuyến thượng thận khi không hoạt động hoặc hoạt động bất thường sẽ gây ra những vấn đề cho sức khỏe. Và dưới đây là một số bệnh liên quan đến tuyến thượng thận phổ biến mà bạn cần biết.   

Bệnh Addison 

Hay còn gọi là bệnh suy tuyến thượng thận là một trong những bệnh lý rối loạn hiếm gặp nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới bất kỳ giới tính hay lứa tuổi nào. Nguyên nhân bắt nguồn do vỏ thượng thân không sản xuất đủ cortisol và aldosterone. Bệnh thường tiến triển thầm lặng khiến vỏ thận ngày càng suy giảm chức năng.

Hình ảnh bệnh nhân bị suy thượng thận Addison

Hình ảnh bệnh nhân bị suy thượng thận Addison.

Triệu chứng của bệnh lý suy tuyến thượng thận (Addison) như: sạm da, mệt mỏi, tụt huyết áp, có thể thấy chóng mặt và ngất thường xuyên, thậm chí nghiêm trọng hơn là những cơn suy thượng thận cấp dẫn tới biến cố nặng về tim mạch.  

Ung thư tuyến thượng thận

Ung thư tuyến thượng thận cũng là bệnh liên quan đến tuyến thượng thận hiếm gặp. Bản chất là một loại ung thư xâm lấn, nghĩa là khi các khối u tuyến thượng thận xuất hiện sẽ có xu hướng nhanh chóng lan sang các cơ quan khác, đồng nghĩa với việc lượng hormone do chúng sản xuất ra dư thừa gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, người trung niên khoảng 40 đến 50 tuổi. Bệnh rất ít biểu hiện ra bên ngoài cho đến khi khối u phát triển lớn sẽ ép vào các cơ quan khác khiến bệnh nhân bị đau ở bụng, đau lưng hoặc cảm thấy nặng nề vô cùng ngay sau ăn.  

Khối u tại tuyến thượng thận có thể lan rất nhanh ra các cơ quan bộ phận khác.

Khối u tại tuyến thượng thận có thể lan rất nhanh ra các cơ quan bộ phận khác.

Hội chứng Cushing 

Đây là một bệnh lý rối loạn không phổ biến. So với bệnh Addison thì hội chứng Cushing trái ngược hoàn toàn. Bởi nó bắt nguồn bởi sự tăng mạn tính hormone cortisol không kìm hãm được do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp là do khối u ở tuyến thượng thận hoặc u tại tuyến yên.  

Hội chứng này gây ra nhiều triệu chứng như: bụng phệ nhưng cánh tay, chân lại mỏng; da có các vết rạn đỏ, xuất hiện cục mỡ giữa vai; cơ bắp và xương rất yếu, có nhiều mụn trứng cá; cao huyết áp; ở phụ nữ có thể thêm dấu hiệu kinh nguyệt không đều, nhiều tóc.  

Tăng sản thượng thận bẩm sinh 

Bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (Tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh) là rối loạn di truyền, đặc trưng bởi mức độ cortisol thấp. Nguyên nhân sâu xa do tuyến thượng thận thiếu các enzym đặc hiệu dẫn tới không tổng hợp được hormone thượng thận để cơ thể tăng trưởng, chống lại stress. Bệnh này có thể được sàng lọc từ giai đoạn sơ sinh. 

Trẻ sơ sinh xét nghiệm máu gót chân sẽ sàng lọc được bệnh tăng sản tuyến thượng thận.

Trẻ sơ sinh xét nghiệm máu gót chân sẽ sàng lọc được bệnh tăng sản tuyến thượng thận.

Khám và điều trị các bệnh về tuyến thượng thận ở đâu?

Thực tế cho thấy các bệnh liên quan tới tuyến thượng thận sẽ được ổn định và cải thiện nếu người bệnh chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tập thể dục hàng ngày, đồng thời luôn giữ một tinh thần lạc quan, tích cực nhất. Người bệnh nên tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, bổ sung vitamin, đặc biệt vitamin C; nên kiêng thực phẩm chứa nhiều đường, muối.  

Một số trường hợp bệnh nặng cần được thăm khám điều trị trực tiếp với bác sĩ thì người bệnh nên lựa chọn các cơ sở Y tế uy tín để tránh tiền mất tật mang. Nếu người bệnh ở Hà Nội có thể tới trực tiếp Bệnh viện Đa khoa Phương Đông (Số 9 Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm) để được thăm khám khám với bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm. Bên cạnh đó, bệnh viện có hệ thống phòng khám trang bị máy móc Y tế hiện đại giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh hơn.

Bệnh viện Phương Đông là địa chỉ thăm khám điều trị được nhiều người lựa chọn.

Bệnh viện Phương Đông là địa chỉ thăm khám điều trị được nhiều người lựa chọn.

Đặc biệt với các phòng nội trú tiện nghi, khuôn viên rộng gần 100.000m2 bao gồm nhiều cây xanh, hồ điều hòa, lầu lục giác,... giúp người bệnh có cảm giác thoải mái như đang đi nghỉ dưỡng, tinh thần thoải mái thì việc điều trị cũng hiệu quả hơn. Người bệnh càng an tâm vì bệnh viện có thanh toán Bảo hiểm Y tế, bảo hiểm bảo lãnh giúp tiết kiệm tối đa chi phí. 

Để đặt lịch khám với chuyên gia hoặc nghe tư vấn thêm vui lòng liên hệ tới 19001806 hoặc nhắn tin TẠI ĐÂY.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,167

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám