U nang dưới lưỡi không phải là bất thường hiếm có trên lâm sàng. Bỏng miệng, trào ngược dạ dày, viêm nhiễm lưỡi hay dị ứng thực phẩm đều có thể kích ứng, gây cảm giác lưỡi sưng phồng và gây ra các nang nhỏ đáy lưỡi. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan bởi trong số ít ca bệnh, đây lại là một trong các tín hiệu của bệnh ung thư miệng.
Tìm hiểu về lưỡi và nang lưỡi
U nang dưới lưỡi là một bất thường của tổ chức tế bào thuộc lưỡi - cơ quan mềm, di động được liên kết từ 17 nhóm cơ khác nhau và bề mặt quy tụ khoảng 10.000 nụ vị giác phân bố khác nhau trên khắp bề mặt giúp chúng ta cảm nhận được các hương vị khác nhau. Ngoài ra lưỡi còn tham gia vào quá trình nhai, nuốt thức ăn và đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm và giao tiếp.

Lưỡi là cơ quan mềm, được liên kết từ 17 nhóm cơ và khoảng 10.000 nụ vị giác khác nhau
Xét về mặt giải phẫu, chúng ta có thể chia lưỡi ra thành 2 phần chính:
- Phần trước (⅔ phần trước) nằm trong khoang miệng
- Phần sau (⅓ phía sau) nằm trong hầu họng
Thông thường, dưới lưỡi không có nang. Tuy nhiên, nếu các chồi vị giác và các nhú lưỡi dưới hoặc hai bên lưỡi sưng lên thì sẽ hình thành u nang dưới lưỡi kèm theo cảm giác đau đớn, khó chịu. Bất thường dạng nang này được các bác sĩ phân loại dựa trên vị trí: nang trên lưỡi (mucocele), nang bên lưỡi, nang dưới lưỡi (ranula)
U nang dưới lưỡi là gì?
U nang dưới lưỡi là khối u dạng nang chức dịch xuất hiện dưới bề mặt lưỡi. Về hình dạng, nó xuất hiện dưới dạng các túi nhỏ màu hồng nhạt hoặc trắng, kích thước rất nhỏ (từ vài mm-cm). Trong thời gian đầu, chúng không dây đau nhưng theo thời gian, khối u to lên và có hình dạng như những chiếc đĩa dẹt, rất dễ vỡ, chảy dịch và gây đau rát, viêm loét miệng.

Minh hoạ u nang dưới lưỡi
U nang dưới lưỡi có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của u nang đáy lưỡi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các bất thường này. Đây là tổn thương dạng lành tính và diễn biến xấu rất thấp. Thông thường, người bệnh không cần điều trị gì mà các nang này sẽ tự biến mất. Tuy nhiên nếu các u nang nhầy dưới lưỡi này kéo dài hơn 10 ngày mà không biến mất thì bạn nên đi thăm khám sớm.

Các nang nhỏ dưới lưỡi có thể biến mất mà không cần điều trị
Trong một vài trường hợp, u nang dưới lưỡi có thể cảnh báo tình trạng ung thư miệng với các triệu chứng sau đây:
- Giai đoạn đầu: Biểu hiện không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn như:
- Cảm giác khó nuốt, vướng họng như có xương cá cắm vào lưỡi
- Lưỡi có điểm phồng bất thường, niêm mạc trắng, xơ hoá và có nhiều vết loét nhỏ
- U nang đáy lưỡi rắn, cứng
- Giai đoạn toàn phát: Các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn
- Đau đớn khi ăn uống, không nói năng, nhai nuốt được bình thường
- Sốt cao do nhiễm khuẩn, cơ thể suy kiệt
- Đau nhiều khi nói, nhai và đau hơn nữa khi ăn các món cay nóng. Cơn đau có thể lan ra đến tai, tiết nhiều nước bọt, chảy máu vùng miệng kèm theo hơi thở có mùi
- Có ổ loét ở lưỡi, ổ loét phủ giác mạc chảy máu, vết loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi không cử động được bình thường
- Giai đoạn tiến triển: Vết loét lan sâu xuống bề mặt và mặt dưới lưỡi, miệng, khiến bệnh nhân rất đau, chảy máu nhiều, có mùi hôi
Xem thêm: Chi tiết: 10+ Dấu hiệu ung thư lưỡi không thể chủ quan

Trong trường hợp xấu nhất, bệnh có thể diễn biến thành ung thư miệng
Nguyên nhân của u nang dưới lưỡi
Có rất nhiều lý do có thể dẫn đến bệnh lý này. Tuy nhiên, các có thể chia thành các nguyên nhân bệnh lý và các yếu tố khác như sau:
Nguyên nhân bệnh lý
Đôi khi câu trả lời của “u nang đáy lưỡi có nguy hiểm không” còn phụ thuộc vào bất thường này có liên quan đến các bệnh lý hay không. Trên thực tế, u nhú lưỡi có thể liên quan đến các bệnh lý như sau:
- Viêm nhú lưỡi: Khi các nhú nhỏ trên lưỡi bị viêm dễ gây sưng, đau và kích thích vùng dưới lưỡi. Nếu bệnh nhân bị viêm kéo dài thì có thể tăng nguy cơ hình thành các tổn thương hoặc u nang nhỏ
- Các bệnh lý nhiễm trùng: Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus ở vùng miệng có thể gây viêm, sưng tạo thành u nang
- Trào ngược dạ dày: Acid trào lên từ dạ dày cũng là nguyên nhân kích thích niêm mạc miệng và lưỡi. Bạn có thể dễ bị viêm, sưng hoặc tổn thương mô dưới lưỡi, tăng nguy cơ hình thành các u nang hơn
- Bỏng miệng: Ăn các món quá nóng, nhiều gia vị hoặc quá cay cũng dễ gây tổn thương niêm mạc lưỡi và vùng dưới lưỡi
- Dị ứng thực phẩm: Dị ứng có thể gây sưng, viêm niêm mạc và dưới lưỡi tạo cảm giác u hoặc cục dưới lưỡi

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể kích thích sự hình thành các u nang
Các nguyên nhân khác
Không phải lúc nào u nang đáy lưỡi cũng xuất phát từ bệnh lý, các yếu tố sau cũng có thể thúc đẩy gây ra u nhú ở lưỡi như:
- Nhú lưỡi bị kích thích: Do va chạm với răng giả thường xuyên
- Do thói quen ăn các món quá chua, quá cay khiến lưỡi bị kích ứng, có cảm giác lưỡi sưng phồng như có u nang
- Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B
- Căng thẳng kéo dài
- Quan hệ tình dục không an toàn, bị lây nhiễm virus HPV khiến lưỡi có các u nhú bất thường
- Hút thuốc lá khiến các chồi vị giác và nhú lưỡi bị tổn thương
Điều trị u nang dưới lưỡi như thế nào?
Điều trị u nang dưới lưỡi phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau, cụ thể như sau:
- U nang dưới lưỡi thông thường sẽ được chỉ định chọc dịch đối với các u nang Lympho hoặc u nang nhầy dưới lưỡi. Để loại bỏ khối u, bệnh nhân có thể áp lạnh hoặc dùng laser để triệt tiêu. Trong đó, laser CO2 có độ chính xác cao, giảm chảy máu và thời gian hồi phục nhanh
- Liên quan đến virus HPV: Bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc kèm theo liệu pháp áp lạnh
- U tuyến nước bọt: Đẩy ra ngoài bằng thuốc kháng viêm hoặc liệu pháp massage tuyến nước bọt

Bạn có thể được chỉ định uống thuốc điều trị nếu nguyên nhân gây u nang là virus
Các biện pháp chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân có u nang dưới lưỡi
Ngoài các cách điều trị chính, bạn nên chủ động thực hiện theo các biện pháp chăm sóc sức khoẻ tại nhà như sau:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải mềm
- Súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý (0.9% NaCl) 3-4 lần/ngày
- Ưu tiên các món ăn mềm, nhiệt độ ấm, dễ nhai nuốt. Tránh các món cứng, cay nóng, nhiều đường
- Không hút thuốc lá
Có thể nói, u nang dưới lưỡi là tổn thương lành tính, nhưng không nên chủ quan vì đôi khi nó tiềm ẩn các vấn đề sức khoẻ liên quan đến viêm nhú lưỡi, bỏng miệng, ung thư miệng,... Do đó, để hạn chế các nguy cơ về mặt sức khoẻ, bạn nên chủ động thăm khám sức khoẻ định kỳ hoặc đến các Bệnh viện uy tín càng sớm càng tốt khi phát hiện các triệu chứng bất thường của cơ thể.