Chi tiết: 10+ Dấu hiệu ung thư lưỡi không thể chủ quan

Phương Loan

08-09-2024

goole news
16

Ung thư lưỡi là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng khoảng 263.000 người bệnh là nam giới. Nghi ngờ, phát hiện sớm qua 11 dấu hiệu ung thư lưỡi giúp cải thiện tiên lượng điều trị và tỷ lệ sống sót trên 5 năm.

Ung thư lưỡi là gì?

Ung thư lưỡi là loại ung thư phát triển ở vùng miệng hoặc xung quanh miệng. Bệnh thường khởi phát ở nam giới trên 50 tuổi, những năm gần đây có xu hướng trẻ hóa.

Dựa vào vị trí hình thành tế bào ung thư, ung thư lưỡi được phân thành 2 nhóm:

  • Ung thư lưỡi miệng có thể gây triệu chứng lập tức, rất dễ nhìn thấy và kiểm tra.
  • Ung thư lưỡi hầu họng thường phát triển một thời gian trước khi xuất hiện triệu chứng. Dạng ung thư này rất khó phát hiện và kiểm tra bằng mắt thường, tạo điều kiện di căn đến hạch bạch huyết.

Ung thư lưỡi được phân thành 2 nhóm lưỡi miệng và lưỡi hầu họng

Ung thư lưỡi được phân thành 2 nhóm lưỡi miệng và lưỡi hầu họng

Ung thư lưỡi nếu phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ sống sót trên 5 năm lên tới 78% chưa di căn và 39% đã di căn. Nhận biết sớm các dấu hiệu ung thư lưỡi là cách cải thiện tiên lượng điều trị.

Nguyên nhân gây ung thư lưỡi

Nguyên nhân dẫn đến ung thư lưỡi chưa được xác định cụ thể. Những yếu tố dưới đây được cho làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Hút thuốc lá.
  • Uống rượu, bia, đồ uống có cồn.
  • Nhiễm virus HPV.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
  • Từng mắc ung thư tế bào gai.
  • Từng xạ trị hoặc tiếp xúc với chất phóng xạ.
  • Suy giảm miễn dịch
  • Tuổi, giới tính.
  • Chế độ ăn thiếu lành mạnh.

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư lưỡi

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư lưỡi

10 dấu hiệu ung thư lưỡi

Dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi rất nghèo nàn, dễ nhầm lẫn với bệnh lý vùng miệng khác. Bệnh nhân chỉ phát hiện khi tình hình diễn tiến nặng hoặc qua thăm khám định kỳ.

Nếu nhận thấy bản thân có những biểu hiện nghi ngờ ung thư lưỡi dưới đây, cần nhanh chóng thăm khám y tế:

Đau lưỡi

Đau lưỡi là triệu chứng sớm của ung thư lưỡi, cơn đau tăng lên khi nhai, nói, có thể lan sang tai. Bạn theo dõi tình hình trong khoảng 1 - 2 tuần, nếu không thuyên giảm hoặc khởi phát thêm biểu hiện khác cần nhanh chóng đến bệnh viện.

Đau họng

Đau họng không phải biểu hiện đặc trưng của ung thư vòm họng, dễ lầm tưởng với các bệnh lý thông thường. Tuy nhiên bạn tuyệt đối không chủ quan trước tình trạng đau họng kéo dài, không đáp ứng liệu trình thuốc điều trị.

Đau họng kéo dài, không đáp ứng thuốc có thể là dấu hiệu ung thư lưỡi

Đau họng kéo dài, không đáp ứng thuốc có thể là dấu hiệu ung thư lưỡi

Đau, khó khăn khi nhai nuốt

Đau lưỡi, đau họng kéo dài không giảm ảnh hưởng đến hoạt động nhau nuốt thông thường. Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ăn uống, luôn cảm thấy cổ họng vướng, đau khi nuốt thức ăn.

Lưỡi có mảng trắng hoặc đỏ

Nếu ung thư lưỡi xuất phát từ khoang miệng, bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi màu sắc của lưỡi. Hoặc lưỡi xuất hiện các mảng bám lớn màu trắng hoặc đỏ, càng về sau càng lan rộng và bám chặt trên niêm mạc lưỡi.

Ung thư lưỡi làm thay đổi màu sắc lưỡi, xuất hiện mảng bám trắng hoặc đỏ

Ung thư lưỡi làm thay đổi màu sắc lưỡi, xuất hiện mảng bám trắng hoặc đỏ

Chảy máu lưỡi không rõ nguyên nhân

Bên cạnh dấu hiệu xuất hiện mảng bám, lưỡi bệnh nhân cũng có thể chảy máu. Nếu nguyên nhân không xuất phát từ nhiễm trùng, nấm lưỡi, virus herpes, bạn nên nghi ngờ tín hiệu cảnh báo ung thư lưỡi.

Xuất hiện vết loét trên lưỡi

Bệnh nhân thận trọng với các vết loét trên lưỡi hoặc vị trí khác trong khoang miệng, hầu họng. Trường hợp vết loét đã được điều trị, không cho tín hiệu phản hồi thì cần thăm khám y tế chuyên môn gấp.

Vận động lưỡi khó khăn hoặc thay đổi giọng

Ung thư lưỡi khiến giọng nói người bệnh thay đổi, nhận thấy độ khàn nhất định trong âm thanh phát ra. Thế nhưng triệu chứng này không quá đặc trưng, bệnh nhân cần dựa vào những dấu hiệu khác và kết quả chẩn đoán cận lâm sàng để kết luận.

Tê ở lưỡi hoặc lưỡi mất cảm giác

Tê lưỡi, lưỡi mất cảm giác do các vết loét diễn tiến nhanh, lan rộng ra khoang miệng và họng. Đây là biểu hiện nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động lưỡi nên cần được can thiệp sớm.

Hôi miệng

Những tổn thương ở niêm mạc lưỡi như loét, chảy máu, mảng bám,... khiến hơi thở có mùi khó chịu. Song triệu chứng này cũng không đặc trưng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Hôi miệng do những tổn thương vùng lưỡi như loét, chảy máu và mảng bám

Hôi miệng do những tổn thương vùng lưỡi như loét, chảy máu và mảng bám

Đau tai

Như đã đề cập từ dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi đầu tiên, đau lưỡi và đau họng có thể tác động đến tai. Tuy nhiên tương đối hiếm gặp, thường xuất hiện khi bệnh nhân ăn đồ cay nóng.

U trên lưỡi

U trên lưỡi là dấu hiệu bị ung thư lưỡi quan trọng, rõ ràng nhất. Bệnh nhân đột ngột hình thành các khối u lạ, không rõ nguyên nhân cần nhanh chóng thăm khám, không được trì hoãn.

Phương pháp chẩn đoán dấu hiệu ung thư lưỡi

Người bệnh xuất hiện một hoặc nhiều hơn một dấu hiệu ung thư lưỡi nêu trên, nhanh chóng thăm khám và nhận chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Bước đầu, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý, triệu chứng, tiếp đến chỉ định phương pháp xét nghiệm.

Kỹ thuật cận lâm sàng được sử dụng trong chẩn đoán ung thư lưỡi gồm:

  • Siêu âm vùng cổ.
  • Chụp CT cổ họng.
  • X-quang phổi.
  • Chụp MRI cổ họng.
  • Xét nghiệm PCR.
  • Sinh thiết.

Những phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán ung thư lưỡi

Những phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán ung thư lưỡi

Những chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng này nhằm mục đích phát hiện tế bào ung thư, dấu hiệu khối u và đánh giá khả năng di căn. Tùy tình trạng, tiền sử bệnh nền, bệnh nhân sẽ được tiến hành kiểm tra theo phương pháp phù hợp.

Dấu hiệu ung thư lưỡi là tín hiệu nghi ngờ ban đầu, không có giá trị kết luận chẩn đoán bệnh. Bệnh nhân giữ vững tinh thần, đăng ký dịch vụ tầm soát ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để phát hiện và nhận phác đồ điều trị kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
542

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS Cao Cấp

TRẦN ĐÌNH HÀ

Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện kiêm Trưởng khoa Ung bướu – Y học hạt nhân

TTƯT.PGS.TS.BS Cao Cấp

TRẦN ĐÌNH HÀ

Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện kiêm Trưởng khoa Ung bướu – Y học hạt nhân
19001806 Đặt lịch khám