U tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phương Loan

23-04-2025

goole news
16

U tuyến nước bọt không có khả năng lây truyền, nhưng có khả năng di truyền từ đời trước sang đời sau. Phương pháp điều trị loại u này phụ thuộc vào tính trạng khối u, lành tính hoặc ác tính, bác sĩ sẽ chẩn đoán và có biện pháp can thiệp phù hợp.

U tuyến nước bọt là gì?

U tuyến nước bọt là sự tăng trưởng bất thường ở tuyến nước bọt, tương đối hiếm gặp. Tuyến nước bọt nằm ngay phía sau khoang miệng, đảm nhiệm chức năng tiết nước bọt, hỗ trợ cơ thể tiêu hóa thức ăn.

Tuyến nước bọt gồm 3 tuyến chính, tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Các tuyến phụ được phân bổ từ vòm miệng đến khoang miệng, xoang, mũi, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.

U tuyến nước bọt là tình trạng tăng trưởng bất thường ở tuyến nước bọt

U tuyến nước bọt là tình trạng tăng trưởng bất thường ở tuyến nước bọt

Ước tính cứ 100.000 người trên thế giới, sẽ có 0,4 - 6,5 ca mắc bệnh. Con số này chiếm tỷ lệ 0,2 - 0,6% tổng số các loại khối u, 2 - 4% tổng khối u được phát hiện ở vùng đầu, cổ.

Tại Việt Nam, trung bình có 0,6 - 0,7 ca phát hiện u tuyến nước bọt/100.000 người.Trong đó u tuyến mang tai chiếm 70%, tuyến dưới hàm chiếm 8%, tuyến dưới lưỡi và tuyến nước bọt phụ chiếm 22%.

Nguyên nhân gây u nang tuyến nước bọt

Chưa có công bố chính thức về nguyên nhân gây hình thành nên u tuyến nước bọt. Một số nghiên cứu cho rằng do sự phát triển đột biến DNA của một số tế bào trong tuyến nước bọt.

Đột biến DNA của một số tế bào trong tuyến nước bọt là nguyên nhân hình thành u nang

Đột biến DNA của một số tế bào trong tuyến nước bọt là nguyên nhân hình thành u nang

Tình trạng đột biến cho phép các tế bào tăng sinh quá mức, làm chết các tế bào khác. Các tế bào này sẽ tập hợp cùng tạo thành một khối u, xâm lấn sâu vào các mô lân cân. Chúng có thể vỡ ra, di căn đến các khu vực xa trong cơ thể, đe dọa đến tính mạng.

Triệu chứng tổng quan

Cách nhận biết u tuyến nước bọt không quá đặc trưng, bạn rất khó chẩn đoán chính xác nếu nhưng không có kỹ thuật cận lâm sàng. Song Bệnh viện Phương Đông vẫn cung cấp một số thông tin cơ bản:

  • Khối u khu trú tuyến nước bọt có thể gây đau hoặc không đau, chúng có thể di động hoặc cố định.
  • Nuốt khó, yếu cơ mặt.
  • Cổ nổi hạch.
  • Đau, đầy vòm miệng, đầy hầu họng.
  • Cứng hàm, loét da trên hoặc bên trong lỗ rò khối u ác tính.
  • Sưng dưới niêm mạc kèm loét, tắc mũi, chảy máu nếu hình thành khối u trong khoang mũi, vòm họng.
  • Nuốt khó, nuốt đau, tắc nghẽn đường thở, khàn giọng, khó thở khi gắng sức với các khối u tuyến nước bọt nhỏ ở thanh quản, hầu họng.
  • Đau, liệt dây thần kinh mặt, sưng nổi hạch cổ cảnh báo khối u chuyển biến ác tính.

Triệu chứng tổng quan của bệnh

Triệu chứng tổng quan của bệnh

Triệu chứng từng loại u tuyến nước bọt

Mỗi dạng u tuyến nước bọt sẽ có mức độ tác động lên cơ thể khác nhau. Bệnh nhân có thể dựa vào đây để bước đầu nhận biết, sớm thăm khám và nhận phác đồ điều trị kịp thời.

Khối ác tính tuyến mang tai

Khối u ác tính tuyến mang tai thường là các khối lớn cố định trước tai, có thể di căn hạch cổ. Khoảng 12 - 15% trường hợp bị liệt dây thần kinh mặt, liên quan đến MEC, AdCC và ung thư biểu mô tuyến nước bọt.

U ác tính tuyến dưới hàm

U ác tính tuyến dưới hàm thường không gây đau, xuất hiện ở vùng tam giác dưới hàm cổ. Tổn thương ác tính phần lớn gồm cứng, chia thùy, u cố định với da hoặc ăn sâu vào mô. Bệnh nhân cũng có thể bị liệt dây thần kinh lưỡi, dây thần kinh hạ thiệt, nhánh biên hàm dưới dây thần kinh mặt.

Biểu hiện u ác tính tuyến dưới hàm

Biểu hiện u ác tính tuyến dưới hàm

U ác tính tuyến dưới lưỡi

Các khối u ác tính dưới lưỡi không gây đau nhức, không gây loét sàn miệng. Chỉ có khoảng 50% ca bệnh khối u xuất hiện kèm cảm giác tê, đau nhức.

U ác tính tuyến nước bọt nhỏ

Các khối u ác tính tuyến nước bọt nhỏ thường xuất hiện dọc đường tiêu hóa, nằm dưới niêm mạc. Chúng không gây triệu chứng rõ ràng, đôi khi gây loét hoặc hẹp đường hô hấp trên.

Ung thư biểu mô màng nhầy

Tế bào ung thư biểu mô màng nhầy chủ yếu hình thành một khối chắc, ít triệu chứng. Một vài bệnh nhân thỉnh thoảng bị đau đầu, liệt mặt hoặc gặp hội chứng vết cắn đầu tiên.

Dấu hiệu nhận biết ung thư biểu mô màng nhầy

Dấu hiệu nhận biết ung thư biểu mô màng nhầy

Ung thư biểu mô nang

Ung thư biểu mô nang có thời gian phát triển chậm, hình thành khối u rắn, có thể tạo nên những cơn đau thứ phát do xâm lấn ngoài nhu mô và quanh thần kinh. Khoảng 20% ca bệnh được phát hiện di căn hạch cổ tử cung, phổ biến với các loại u dưới hàm.

Ung thư biểu mô tế bào acinic

Là một khối u ác tính đơn độc, có tốc độ phát triển chậm, cơn đau xuất hiện không thường xuyên.

Ung thư biểu mô tuyến mức độ thấp đa hình

Hay còn gọi PLGA thường hình thành dưới dạng 1 khối, gây đau và loét ở khoảng 8% ca bệnh được phát hiện. Phần lớn khối u được tìm thấy ở các tuyến nước bọt nhỏ, hiếm khi xuất hiện ở vị trí ngoài miệng (bao gồm tuyến nước bọt lớn).

CExPA

CExPA tên đầy đủ là Carcinoma Ex-Pleomorphic Adenoma, chủ yếu khởi phát ở nhóm bệnh nhân có tiền sử u tuyến mang tai. Loại u này có đặc điểm gia tăng kích thước đột ngột, khoảng 30% bị đau và liệt dây thần kinh.

Ung thư biểu mô ống nước bọt

Các tế bào ung thư hình thành một khối chắc chắn, triệu chứng không rõ ràng. Khối u dần xâm lấn vào các tuyến, mô mềm xung quanh, gây đau và liệt dây thần kinh mặt.

Ung thư biểu mô tế bào vảy

Ung thư biểu mô tế bào vảy là khối u dạng khối, tồn tại lâu dài nhưng cũng có thể phát triển nhanh chóng, đột ngột. Bệnh nhân bị đau, liệt dây thần kinh mặt hoặc loét da phía bên trên nếu bệnh chuyển sang giai đoạn tiến triển.

Triệu chứng ung thư biểu mô tế bào vảy

Triệu chứng ung thư biểu mô tế bào vảy

Ung thư hạch không Hodgkin tuyến nước bọt

Biểu hiện đặc trưng bao gồm sưng tuyến mang tai, một hoặc cả hai bên. Qua thăm khám phát hiện hạch cổ tử cung, lách to, viêm mạch hoặc ban xuất huyết sờ thấy được.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh

U tuyến nước bọt có nguy cơ hình thành cao ở nhóm người:

  • Nhiễm phóng xạ.
  • Nhiễm virus HIV hoặc EBV
  • Tiếp xúc với tia cực tím.
  • Phơi nhiễm nghề nghiệp ở nhóm ngành niken, cao su.
  • Tiền sử mắc u nguyên bào tủy, ung thư cơ bản, ung thư biểu mô tế bào, xuất hiện thụ thể androgen.
  • Tiền sử gia đình mắc u tuyến nước bọt.
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá làm tăng nguy cơ hình thành u tuyến lympho.

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác loại u tuyến nước bọt, bệnh nhân trước tiên sẽ được thăm khám thực thể, khai thác triệu chứng và tiền sử bệnh lý. Tiếp đến mới chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng chuyên sâu.

Có thể bao gồm:

  • Siêu âm là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, có khả năng đánh giá các khối u lớn ở tuyến nước bọt, đặc biệt ở mang tai. Hình ảnh quan sát cho dấu hiệu ác tính bao gồm độ phản âm không đồng nhất, xâm lấn cục bộ, ranh giới không rõ ràng, hạch to.
  • Chụp CT - Scan đánh giá tổng quan mức độ lan rộng của khối u, mắc độ thâm nhiễm xương và hạch to. Tuy nhiên có hạn chế chẩn đoán với các loại u MEC, AdCC, ung thư biểu mô tế bào acinic, có thể chẩn đoán sai hoặc đánh giá thấp tổn thương.
  • Chụp MRI được khuyến nghị sử dụng để đánh giá mức độ tổn thương, lan rộng của khối u, xâm lấn sâu vào mô mềm hoặc thần kinh. 
  • Chụp PET nhằm phát hiện khối u di căn tại chỗ hoặc di căn xa, có độ chính xác cao hơn CT thông thường. Song PET không phân biệt được khối u lành tính và ác tính.
  • Sinh thiết được ứng dụng khi kỹ thuật hình ảnh không thể phân biệt chính xác tổn thương ác tính hoặc lành tính.

Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng

Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng

Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm

U tuyến nước bọt không được can thiệp điều trị kịp thời có thể diễn tiến nguy hiểm:

  • Nuốt khó, nói khó.
  • Kích thước khối u lớn chèn ép lên dây thần kinh mặt, mù lòa hoặc liệt mặt.
  • Ác tính hóa sau nhiều năm, kể cả khối u lành tính.
  • Khối u lớn có thể chèn ép lên dây thanh quản, làm biến đổi giọng nói.

Hướng dẫn điều trị u tuyến nước bọt

Hướng điều trị ưu việt nhất đối với u tuyến nước bọt là phẫu thuật, xét nghiệm mô bệnh học. Mức độ cắt bỏ phụ thuộc vào tuýp mô học, đặc điểm giải phẫu.

Cụ thể:

  • U tuyến mang tai: Cắt thùy nông hoặc thùy sâu đối với u lành tính, đảm bảo bảo tồn dây thần kinh VII. Chỉ định cắt thùy nông hoặc toàn bộ tuyến và dây VII đối với u ác tính, căn cứ theo kích thước và mức độ xâm lấn.
  • U tuyến dưới hàm ác tính hoặc lành tính, chỉ định loại bỏ tuyến ống dẫn nước bọt. Nếu phát hiện có hạch, bệnh nhân được chỉ định nạo vét hạch.
  • U tuyến dưới lưỡi được chỉ định loại bỏ hoàn toàn khối u và tổ chức tuyến, hạn chế mức độ tổn thương sàn miệng.

Tùy từng loại u, mức độ phát triển của khối u, bệnh nhân sẽ được chỉ định can thiệp phẫu thuật, có thể kết hợp hóa, xạ trị hoặc không.

Phẫu thuật

Chỉ định phẫu thuật loại bỏ khối u có thể gồm:

  • Cắt bỏ một phần tuyến nước bọt bị khối u ảnh hưởng.
  • Cắt bỏ hoàn toàn tuyến nước bọt đối với khối u kích thước lớn.
  • Nạo vét hạch bạch huyết nếu phát hiện tế bào ung thư xâm lấn hạch bạch huyết vùng cổ.
  • Phẫu thuật tái tạo nhằm sửa chữa khu vực khối u khu trú, cải thiện chức năng nhai, nuốt, nói, thở. Bệnh nhân có thể ghép da, mô, dây thần kinh, xây dựng lại khu vực cổ họng, hàm và miệng.

Can thiệp phẫu thuật u tuyến nước bọt

Can thiệp phẫu thuật u tuyến nước bọt

Loại bỏ khối u hình thành trong tuyến nước bọt được đánh giá tương đối khó, vì tồn tại một số dây thần kinh quan trọng.

Xạ trị

Xạ trị là kỹ thuật sử dụng chùm năng lượng mạnh như tia X, proton để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp được ứng dụng hậu phẫu, nhằm tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư còn sót lại.

Trường hợp khác, bác sĩ có thể chỉ định xạ trị hoặc kết hợp hóa trị để loại bỏ khối u. Áp dụng với khối u lớn hoặc vị trí hình thành ở nơi khó tiến hành loại bỏ.

Hóa trị

Hóa trị là kỹ thuật đưa hóa chất vào bên trong cơ thể qua đường tĩnh mạch, tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên đây không phải phương pháp điều trị tiêu chuẩn, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu.

Theo dõi điều trị

Hậu điều trị thành công u tuyến nước bọt, bệnh nhân lưu ý:

  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, theo dõi khả năng tái phát khối u sau điều trị.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng các nhóm dưỡng chất, bổ sung nước đều đặn hàng ngày.
  • Tuân thủ quy luật sinh hoạt, ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn tâm trí.

Hướng dẫn chăm sóc hậu điều trị u lành tính, u ác tính tuyến nước bọt

Hướng dẫn chăm sóc hậu điều trị u lành tính, u ác tính tuyến nước bọt

Biện pháp phòng ngừa u tuyến nước bọt

Do chưa xác định chính xác nguyên nhân gây u tuyến nước bọt, biện pháp phòng ngừa hoàn toàn bởi vậy cũng rất mơ hồ. Song một lối sống khỏe mạnh, ít tiếp xúc với thuốc lá, rượu bia, chất phóng xạ có hiệu quả cao trong giảm nguy cơ mắc bệnh.

Bạn có thể phòng ngừa nguy cơ hình thành khối u bằng cách bảo vệ cơ thể tránh khỏi virus EBV, HIV. Đây là hai loại virus có nguy cơ hình thành nên các khối u.

Cuối cùng, quan trọng hơn hết bạn cần tầm soát sức khỏe định kỳ 6 - 12 tháng/lần. Từ đó kịp thời phát hiện những bất thường, can thiệp loại bỏ sớm trước khi diễn tiến nguy hiểm.

U tuyến nước bọt bao gồm các loại u lành tính và ác tính, có thể xuất hiện các triệu chứng cảnh báo hoặc không. Với bệnh nhân được chẩn đoán u lành tính, cần điều trị dứt điểm, tái khám sức khỏe định kỳ, kịp thời ngăn chặn những biến chứng không mong muốn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

61

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám