U xơ vòm mũi họng: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Thu Hiền

20-11-2023

goole news
16

Bệnh u xơ vòm mũi họng là căn bệnh phổ biến thường gặp với số lượng người bệnh ngày tăng lên đáng kể. Căn bệnh này có triệu chứng và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh này? Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông tìm hiểu thông tin dưới bài viết này nhé.

Tìm hiểu về bệnh u xơ vòm mũi họng

U xơ vòm mũi họng còn được gọi là Juvenile Nasopharyngeal Angiofibroma (JNA). Đây là một loại bệnh có khối u lành tính xuất hiện và và phát triển tại bộ phận vòm mũi họng và sau cửa mũi. Mặc dù nói là khối u lành tính nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể khiến tình trạng bệnh lây lan rộng hơn và làm tổn thương đến xương. 

Trên thực tế, u xơ vòm mũi họng được hình thành từ sự tăng sinh các mạch máu và sự phát triển của các cấu trúc xơ quanh nó. Điều này tạo thành các vị trí chứa máu nhiều và dễ gây chảy máu. 

U xơ vòm mũi họng có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện sớmU xơ vòm mũi họng có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm

Thêm vào đó, khi khối u bám chắc vào nền sọ phía sau sau mũi họng và xâm nhập vào các cấu trúc lân cận, tạo ra nhiều chân cố định, thùy và cuống. Từ đó gây cản trở khó khăn cho quá trình phẫu thuật cắt bỏ khối u và tăng nguy cơ máu chảy nhiều trong quá trình thực hiện phẫu thuật. 

Nguyên nhân gây ra u xơ vòm mũi họng

Tình trạng u xơ vòm mũi họng ở trẻ em thường gặp nhất, đặc biệt là ở nam thiếu niên ở độ tuổi từ 15 – 25. Cho đến nay chưa tìm ra nguyên nhân chính được xác định gây nên bệnh u xơ vòm mũi họng. 

Đã có một giả thuyết đưa ra nguyên nhân như sau: U xơ vòm mũi họng phát triển có ảnh hưởng đến nội tiết tố của thời kỳ dậy thì. Theo đó, u xơ bắt nguồn từ một loại mô chứa hormone kích thích corticoid giới tính ở phần đầu của sụn cuốn mũi. Điều đó cũng lý giải lý do các độ tuổi từ sau trưởng thành thường hiếm bị bệnh. 

Ngoài ra, cũng có một số giả thuyết khác cho rằng sự hình thành của khối u có thể xuất phát từ sụn lúc phôi thai của mảnh xương chũm. Hoặc khối u cũng được hình thành từ những tế bào nhánh gần hạch không ưa crôm của động mạch hàm trong. Chưa hết, nguyên nhân khác có thể do sự kích thích cốt mạc (màng xương) nền sọ bởi viêm VA mạn tính hoặc sự rối loạn về cốt hoá của xương nền sọ...

Dấu hiệu u xơ vòm mũi họng

Bệnh u xơ vòm mũi họng là kết quả của việc tích tụ các chất tạp trong các túi xoang vòm mũi họng, gây viêm nhiễm và sưng tấy. Theo đó, dấu hiệu thường gặp của căn bệnh này như sau: 

  • Tình hình diễn biến của bệnh âm thầm và dần có biểu hiện ngạt mũi một bên và ngày càng khó chịu. Đến khi giai đoạn bệnh phát triển nặng hơn, khối u có kích thước to ra làm cho hốc mũi bị che kín và gây nghẹt mũi của cả hai bên. 
  • Nước mũi chảy nhiều và liên tục, hai bên mũi luôn ở trạng thái ướt và đẩy ra nhiều dịch nhầy. 
  • Người bệnh đôi khi gặp tình trạng chảy máu cam từ mũi. Ban đầu, người bệnh có thể tự cầm được máu. Tuy nhiên sau đó mũi có dấu hiệu chảy máu nhiều hơn và cần có sự can thiệp từ y tế. Bên cạnh đó, người bệnh cũng xuất hiện thêm các triệu chứng như: suy giảm thính lực, ù tai. 
  • Khi thực hiện kiểm tra hốc mũi, phát hiện một khối u màu hồng nhạt. Khối u này có vị trí nằm ở phía sau cửa mũi và khi tiếp tục phát triển sẽ làm đầy hốc mũi. Đồng thời đẩy dồn làm hẹp hốc mũi bên đối diện nhưng không làm ảnh hưởng đến phần niêm mạc mũi. Bên cạnh đó, giọng nói cũng bị ảnh hưởng, tạo ra âm thanh giống như nói từ trong mũi. 
  • Ngoài ra, người bị u xơ vòm mũi họng còn xuất hiện thêm các biểu hiện khác như: mắt lồi, hàm bị cứng, tai một bên bị đau, giảm khứu hay mất hẳn khứu giác…

Các triệu chứng thường gặp như: chảy nước mũi, ù tai…Các triệu chứng thường gặp như: chảy nước mũi, ù tai…

Biến chứng nguy hiểm của bệnh u xơ vòm mũi họng 

Nếu không phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời, u xơ vòm mũi họng có thể phát triển không kiểm soát và lan sang các vùng khác nhau trên cơ thể. Thậm chí, khối u có thể xâm nhập vào các vùng như: hốc mũi, hốc mắt gây lồi, xoang bướm, xoang hàm. Ngoài ra, khối u cũng có thể làm suy yếu cấu trúc hàm ếch, làm mất xương hàm trên và gây phồng tấy dưới biểu bì da.

Khoang xương bướm cũng có thể bị tổn thương khiến tiêu mảnh xương sàng và xâm nhập vào nội sọ. Việc khối u đi vào nội sọ có thể diễn ra trong thời gian ngắn nhưng thường chỉ được bác sĩ chẩn đoán khi bệnh nhân gặp phải biến chứng. Tình trạng này rất nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến mạng sống của người bệnh.  

Bệnh u xơ vòm mũi họng diễn biến nhanh hơn và tiên lượng xấu hơn ở những bệnh nhân trẻ tuổi (trong khoảng thời gian là 2 năm). Tuy nhiên, nếu bệnh nhân trên 25 tuổi sẽ có hy vọng ổn định và thậm chí là thoái lui. 

Chẩn đoán bệnh u xơ vòm mũi họng

Để có thể đưa ra chẩn đoán về bệnh u xơ vòm mũi họng thường sẽ dựa vào khám lâm sàng. Dựa trên dấu hiệu nghẹt mũi kéo dài thường xuyên và chỉ tập trung ở một bên. Đồng thời người bệnh sẽ đi kèm với hiện tượng chảy máu mũi tự phát và có thể tự kiểm soát được. 

Căn bệnh u xơ vòm mũi họng tiến triển trong khoảng thời gian dài và thầm lặng. Khi khối u đã phát triển lan rộng hơn sẽ gây ra tình trạng máu mũi chảy nhiều và thậm chí phải đi cấp cứu. Thêm vào đó các vùng như: má, mũi, mặt sẽ cảm thấy đau hoặc trong một số trường hợp có thể gây biến dạng khuôn mặt.

Chẩn đoán bệnh u xơ vòm mũi họng thường dựa theo khám lâm sàngChẩn đoán bệnh u xơ vòm mũi họng thường dựa theo khám lâm sàng

Khi người bệnh khám tai mũi họng phát hiện thấy khối u nằm ở cửa mũi sau, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp như sau: 

  • Soi mũi từ phía trước: Khối u trong mũi có thể làm hốc mũi bị lấp đầy hoặc chỉ chiếm một phần phía sau hoặc sàn mũi. Hình dạng của khối u nhẵn gần giống với polyp mũi nhưng có màu trắng đục và căng hơn. 
  • Soi mũi từ phía sau: Khối u xâm lấn và che phủ lỗ mũi sau hoặc đã mở rộng vào phần cuống mũi họng, che lấp một phần hoặc cả hai lỗ mũi sau. Hình dạng khối u phát triển lớn hơn có thể che lấp ống eustachian và khiến cho màn hầu to lên. 
  • Khi ngón tay sờ vòm nhận thấy khối u chắc và dính máu ở đầu ngón tay. 

Cuối cùng, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện khám cận lâm sàng để đưa ra kết quả chính xác nhất. Cụ thể: 

  • Việc sử dụng cản quang trong chụp cắt lớp vi tính sẽ giúp bác sĩ nhận định về phạm vi lan rộng của khối u. Đồng thời xác định được tình trạng tắc mạch cấp máu cho khối u trước khi thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, bản chất thực của khối không được đánh giá chi tiết qua phim chụp. 
  • Làm sinh thiết là một pháp giải phẫu bệnh được sử dụng để đặt chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên khối u có nguy cơ chảy máu cao nên việc thực hiện sinh thiết thiết chỉ nên được làm trong phòng mổ. 

Điều trị u xơ vòm mũi họng

Thông thường, bệnh u xơ vòm mũi họng sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật trong điều trị. Theo đó, có 2 trường hợp như sau: 

  • Trường hợp khối u phát triển sớm, bác sĩ sẽ thực hiện mổ bằng phương pháp mổ nội soi để loại bỏ khối u. Ưu điểm của phương pháp này là không để lại sẹo khi mổ. Thêm vào đó, có thể kết hợp phương pháp này với sự can thiệp mạch nhằm làm tắc mạch máu tạo cơ hội phát triển cho khối u. Điều này cũng tạo điều kiện quá trình phẫu thuật được diễn ra suôn sẻ và giảm nguy cơ biến chứng do chảy máu.
  • Trường hợp khối u có kích thước quá lớn sẽ không được chỉ định phẫu thuật. Thay vào đó sử dụng phương pháp điều trị xạ trị kết hợp với nội tiết tố nhằm giảm kích thước khối u nhỏ hơn. 

Biện pháp phòng ngừa bệnh u xơ vòm mũi họng

Bệnh u xơ vòm mũi họng là một bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm và tạo ra các u xơ trong vòm họng. Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa cụ thể để ngăn ngừa hoàn toàn bệnh u xơ vòm mũi họng. Tuy nhiên có một số biện pháp dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và làm giảm các triệu chứng của bệnh. Cụ thể: 

  • Thay đổi lối sống lành mạnh: Bạn hãy luôn duy trì cho bản thân một lối sống lành mạnh và khoa học. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và nhiễm trùng. Đặc biệt, hãy tập trung bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, ngủ đủ giấc để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Tránh tiếp xúc với chất gây kích thích: Nếu bạn đã được chẩn đoán bị bệnh u xơ vòm mũi họng, cần hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích. Trong đó bao gồm: khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất hoặc các chất gây dị ứng khác có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và sưng tấy vòm mũi họng.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: Cần chắc chắn rằng cơ thể luôn được vệ sinh sạch sẽ và rửa tay thường xuyên trước và sau khi ăn. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. 
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh nhiễm trùng: Bạn cần phải tránh tiếp xúc trực tiếp với những người bị bệnh viêm nhiễm vòm họng hoặc các bệnh liên quan. Đặc biệt không được sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc ăn uống chung với người bệnh. 
  • Kiểm tra định kỳ: Bạn cần phải đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế phòng khám để thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ. 

Vệ sinh tay thường xuyên là cách phòng ngừa bệnh u xơ vòm mũi họngVệ sinh tay thường xuyên là cách phòng ngừa bệnh u xơ vòm mũi họng

Lời kết

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị bệnh u xơ vòm mũi họng. Hy vọng rằng qua đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này để từ đó có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Nếu cần thăm khám, tư vấn hay hỗ trợ hãy tới ngay Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hoặc liên hệ qua hotline 1900 1806 để được hỗ trợ kịp thời nhé.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
965

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám