Tìm hiểu về ung thư phổi - Căn bệnh nguy hiểm trên thế giới

Phan Ngọc Linh

22-06-2022

goole news
16

Ung thư nói chung luôn là mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội kéo theo nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống và sức khỏe con người. Từ đó, nguy cơ mắc bệnh và tử vong ngày một tăng, đặc biệt là ung thư phổi, là căn bệnh phổ biến. Bạn hãy cùng Bệnh viện Phương Đông tìm hiểu về căn bệnh này ở bài viết dưới đây nhé.

Ung thư phổi là gì?

Nhiều người khi mắc bệnh này khá hoang mang và lo lắng. Họ thiếu thông tin về loại bệnh này, không biết ung thư lá phổi có mấy giai đoạn, các dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu, ung thư có lây hay không, ung thư di căn như thế nào và sống được bao lâu,... Trước khi tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này, chúng ta cùng nhau hiểu hơn về khái niệm của bệnh này trước nhé.

Ung thư lá phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Đây là căn bệnh với sự xuất hiện của những khối u ác tính do sự phát triển nhanh và không thể kiểm soát ở các mô phổi. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, các khối u này sẽ di căn sang bộ phận khác của cơ thể, ví dụ di căn não, di căn xương và đần đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Ung thư phổi là căn bệnh rất phổ biến trong cộng đồng hiện nay

Ung thư phổi là căn bệnh rất phổ biến trong cộng đồng hiện nay

Nguyên nhân gây bệnh

Với sự phát triển của cuộc sống hiện nay thì sẽ không quá ngạc nhiên khi thấy tỷ lệ ung thư ngày một tăng lên. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mắc căn bệnh ung thư phổi. Một trong số đó có thể kể đến tại đây:

Hút nhiều thuốc lá

Có thể nói thuốc lá là nguyên nhân trực tiếp làm tăng khả năng mắc các bệnh về phổi tại không chỉ Việt Nam mà còn các nước trên thế giới. Theo thống kê, Việt Nam là một trong 15 quốc gia có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới với 22,5% ở người trưởng thành. Con số này đáng báo động bởi nó không chỉ gây ra nhiều nguy hại cho cơ thể mà còn tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Chúng ta thường được cảnh báo là hút thuốc gây ung thư. Đúng là như vậy, nó không chỉ gây ra với người hút thuốc mà ngay cả nhưng người hít phải khói thuốc cũng có thể có khả năng nhiễm bệnh cao. Chính vì thế mà ở nhiều nơi trên thế giới nghiêm cấm hành vi này, hoặc đánh thuế cao để giảm tình trạng hút thuốc và giảm nguy cơ ung thư lá phổi.

Thuốc lá chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất

Thuốc lá chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất

Môi trường sống bị ô nhiễm

Theo Hiệp hội Phổi Mỹ, nguyên nhân gây ung thư cho phổi có khả năng là do người bệnh tiếp xúc với một loại khí phóng xạ có mặt tại tự nhiên là radon. Loại khí này sẽ thâm nhập vào nhà bằng các vết nứt ở nền móng. Người bệnh hít phải loại khí radon về lâu về dài sẽ gây nguy cơ mắc ung thư lá phổi cao.

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường là mối quan tâm của thế giới, đặc biệt ô nhiễm không khí sẽ gây ra ung thư phổi. Trong không khí có chứa các khí độc như niken, crom, thạch tín,...Việc hít các khí độc này chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh.

Do biến đổi gen di truyền

Một nguyên nhân gây bệnh nữa là do sự biến đổi của các gen di truyền. Nguy cơ mắc phổi bị ung thư sẽ càng cao hơn khi bạn tiếp xúc với thuốc lá hay các chất gây ung thư. Người bệnh thường đặt ra câu hỏi là ung thư phổi có lây không và câu trả lời là không bởi đây không phải là căn bệnh lây nhiễm. Do đó, việc biến đổi gen sẽ chỉ là trong cơ thể người bệnh.

Biến đổi gen di truyền cũng có thể gây ra ung thư ở phổi

Biến đổi gen di truyền cũng có thể gây ra ung thư ở phổi

Di truyền

Đây là nguyên nhân rất nhỏ cho việc bị ung thư lá phổi của bạn. Di truyền chiếm khoảng 8% nguyên nhân này. Theo một nghiên cứu vào năm 2012, những người thân có quan hệ huyết thống cấp độ 1 sẽ có nguy cơ mắc bệnh lên đến 1,5 lần so với người khác, khi có bố hoặc mẹ mắc căn bệnh ung thư này.

Di truyền cũng tăng nguy cơ mắc ung thư ở phổi với nữ giới hay người trẻ tuổi hoặc người chưa từng hút thuốc. Tuy nhiên nó không hẳn đúng với tất cả các trường hợp mà còn do nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nữa. Vậy nên chắc bạn đã có cho mình đáp án “ung thư phổi có di truyền hay không”

Bệnh ung thư phổi triệu chứng như thế nào?

Nhiều người không biết hoặc biết rất ít về triệu chứng của bệnh này vì ở giai đoạn đầu các biểu hiện hầu như rất khó để nhận biết. Vậy hãy cùng xem ung thư phổi có mấy giai đoạn và dấu hiệu của bệnh này để thăm khám và phát hiện kịp thời nhé.

Ho rất nhiều hoặc rất khó khăn, nặng nhọc khi ho

Chắc chắn dấu hiệu đầu tiên liên quan đến ung thư ở phổi là ho. Người bệnh có triệu chứng ho nhiều, ho lâu ngày không khỏi, hoặc bị khó thở, thở nhưng có gì đó vướng hay đè nặng. Nguyên nhân là do ngay từ ung thư phổi giai đoạn đầu, khối u phát triển càng lớn gây chèn ép các mô phổi.

Ho là biểu hiện đầu tiên khi mắc bệnh liên quan đến phổi

Ho là biểu hiện đầu tiên khi mắc bệnh liên quan đến phổi

Ung thư phổi ho ra máu

Triệu chứng phổ biến là khi ho bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy những cục đờm dính máu. Điều này không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà cho cả người xung quanh. Hiện tượng này thường là xuất hiện ở ung thư phổi giai đoạn 4 khi bệnh đã đến thời điểm nghiêm trọng.

Đau tức ngực

Các khối u phát triển càng lớn hiện tượng này càng rõ ràng. Kể cả khi ho hoặc khi cười thì người bệnh cũng sẽ cảm nhận được dấu hiệu này. Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của những bệnh liên quan tới phổi. Có thể đây chính là báo hiệu cho việc ung thư phổi di căn tới xương hoặc các bộ phận khác.

Giảm cân nhanh chóng

Điều này sẽ đáng báo động đối với sức khỏe của bạn và cần phải kiểm tra gấp. Bởi vì, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư lá phổi khi thấy mình sụt cân nhanh chóng không phải do tập luyện hay do ăn kiêng.

Việc sụt cân sẽ khiến cho tâm trạng của người bệnh trở nên tồi tệ hơn, hay cáu kỉnh, khó chịu với mọi thứ xung quanh. Ngoài ra, cảm giác chán ăn từ ung thư phổi giai đoạn 3 cũng tăng cao do tăng quá trình trao đổi trong cơ thể.

Người bệnh giảm cân không rõ nguyên nhân rất đáng lo ngại

Người bệnh giảm cân không rõ nguyên nhân rất đáng lo ngại

Một số dấu hiệu khác

Ngoài các dấu hiệu tiêu biểu trên, người bệnh sẽ thường xuyên gặp các dấu hiệu như đau các ngón tay hay cả tay, ho có đờm, đờm dính máu, hoặc rất dễ bị nhiễm trùng. Đây là do sức đề kháng yếu, làm virus xâm nhập khiến cơ thể yếu đi và có thể gây nên ung thư phổi di căn xương hoặc ung thư phổi di căn não.

Chẩn đoán căn bệnh ung thư phổi bằng cách nào?

Khi xuất hiện 9 dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu đã kể trên, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám và có những chẩn đoán, chữa trị kịp thời. Sự phát triển tiên tiến của khoa học và y tế sẽ hỗ trợ bạn và bác sĩ trong việc đưa ra phương pháp chữa trị tốt nhất.

Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát, kiểm tra lâm sàng, kiểm tra sự phát triển của bệnh để đưa ra các chẩn đoán hình ảnh, hay X-quang hoặc sinh thiết phổi và xác định ung thư. Từ hình ảnh x quang ung thư phổi, bác sĩ sẽ biết được bạn đang ở ung thư giai đoạn đầu, ung thư giai đoạn 2, ung thư giai đoạn 3, ung thư giai đoạn 4 còn gọi là giai đoạn cuối.

Ngoài ra, bằng việc tiến hành các xét nghiệm sâu hơn, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Với ung thư phổi tế bào nhỏ, các phương pháp điều trị được xem xét như phẫu thuật cắt bỏ khối u, hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp các phương pháp điều trị này.

Chẩn đoán bệnh phổi có ung thư hay không qua nhiều phương pháp

Chẩn đoán bệnh phổi có ung thư hay không qua nhiều phương pháp

Xem thêm:

 

Các phương pháp điều trị căn bệnh ung thư phổi

Nhiều người lo lắng ung thư phổi có chữa được không và có thể sống được bao lâu. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bạn đang ở giai đoạn mấy của ung thư lá phổi, các phương pháp điều trị cũng như quyết tâm chữa bệnh của bạn. Vậy hãy cùng xem một số cách điều trị phổ biến hiện nay nhé.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u

Đây là phương pháp điều trị triệt tận gốc, với những trường hợp ung thư ở giai đoạn đầu. Lí do là khi ấy, các khối u đang còn nhỏ, chưa phát triển và chưa di căn sang các cơ quan khác. Bác sĩ sẽ tiến hành làm các phẫu thuật cắt bỏ các khối u mô phổi và bóc hạch. Việc tiến hành điều trị sẽ dễ dàng hơn cũng như tăng khả năng sống cho bạn. Như vậy, bạn sẽ không còn phải lo lắng và đặt ra câu hỏi ung thư phổi di căn sống được bao lâu nữa.

Phương pháp xạ trị

Đây là một trong những phương pháp điều trị ung thư lá phổi khá phổ biến. Phương pháp này hỗ trợ trong trường hợp khối u phát triển to nhưng chưa di căn. Các bác sĩ sẽ sử dụng các máy tia năng lượng như tia Gamma, Proton, hay Tia X,... để tiêu diệt tế bào ung thư cũng như phá hủy các khối u ung thư, làm chậm quá trình phát triển của ung thư.

Phương pháp này mặc dù có hiệu quả nhưng cũng gây triệu chứng gây ảnh hưởng cho sức khỏe như cảm thấy buồn nôn, chán ăn, rụng tóc,... Nặng hơn là gây đau rát, viêm gan, xơ gan. Cách làm này không thể chữa trị tận gốc bệnh mà chỉ giúp kéo dài khả năng sống của người bệnh, thường được ứng dụng ở ung thư phổi giai đoạn 2.

Phương pháp hóa trị

Đây là phương pháp khá phổ biến để điều trị ung thư, thường dùng cho giai đoạn ung thư 3 và 4, khi tế bào đã và đang lây lan khắp các cơ quan toàn thể. Phương pháp này dựa vào x quang ung thư phổi sẽ tiêu diệt tế bào gây bệnh và ngăn chặn di căn. Tuy nhiên cũng giống như xạ trị, nó cũng gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng sau này như buồn nôn, rụng tóc, chán ăn,...

Phương pháp điều trị đích

Đây là phương pháp dành cho bệnh nhân giai đoạn cuối, ung thư phổi không tế bào nhỏ nhằm tăng dinh dưỡng, giảm đau và điều trị triệu chứng. Với cách này, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc đặc trị để nâng cao thời gian sống và chất lượng sống cho người bệnh.

Điều trị đích chỉ cần sử dụng thuốc, không cần phẫu thuật can thiệp

Điều trị đích chỉ cần sử dụng thuốc, không cần phẫu thuật can thiệp

Một số phương pháp khác thường được áp dụng 

Ngoài ra, hiện nay người bệnh có thể tìm đến các phương pháp như châm cứu giúp khí huyết lưu thông, giảm các triệu chứng căng thẳng, buồn nôn,...hay mát xa, yoga, thiền,...hoặc phương pháp ăn kiêng theo chỉ định của bác sĩ để hồi phục sức khỏe và mau lành bệnh.

Ung thư phổi kiêng ăn gì?

Với những bệnh nhân ung thư phổi cần hạn chế ăn hoặc kiêng ăn hoàn toàn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại hải sản, khoai lang và lạc. Tuy nhiên tùy thuộc vào đờm bạn ho mà có thể phải kiêng thêm đồ ăn cay, đồ nướng, chiên rán, hun.Ngoài ra, cần đặc biệt cai thuốc lá đó nhé

Người bệnh cần kiêng ăn các thực phẩm không tốt cho phổi

Người bệnh cần kiêng ăn các thực phẩm không tốt cho phổi

Cách phòng tránh bệnh

Vậy với chúng ta thì nên làm thế nào để tránh được căn bệnh nguy hiểm này đây. Thực ra với bất cứ bệnh nào cũng vậy, nó hầu hết phụ thuộc vào bạn, bởi chính bạn là người quyết định cuộc sống của mình.

Ngừng hút thuốc lá

Với nam giới, việc không hút thuốc lá sẽ nhằm giảm đáng kể khả năng gây ung thư phổi cho chính mình và những người xung quanh. Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại, gây kích thích xấu với phế quản, khiến niêm mạc tăng tiết nhiều, tăng chất gây ung thư. Với nữ giới, khi khói thuốc giảm thì họ sẽ không hít phải và hạn chế bị bệnh.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh

Để giải đáp câu hỏi ung thư phổi sống được bao lâu, bệnh nhân cần xây dựng và duy trì cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học để cải thiện và duy trì sức khỏe, sống lâu hơn. Đây là cách chăm sóc sức khỏe đặc biệt, bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể.

Chế độ này rất đơn giản, bằng cách hạn chế đồ ăn đóng sẵn, đồ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ hay hạn chế uống rượu bia. Trong bữa ăn bổ sung nhiều vitamin, chất khoáng thiết yếu từ rau xanh, hoa quả, cá thịt sạch… sẽ tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp chống lại bệnh tật.

Xây dựng môi trường sống và làm việc xanh, sạch và an toàn

Môi trường xung quanh ảnh hưởng ít nhiều đến nguy cơ mắc ung thư phổi và các dạng ung thư khác hiện nay bởi không khí chứa nhiều chất độc hại. Hãy cố gắng xây dựng một môi trường làm việc sạch sẽ, lành mạnh với nhiều cây xanh. Với những người làm việc ở môi trường khói bụi thì cần có thiết bị bảo hộ đặc biệt.

Xây dựng một môi trường sống lành mạnh để giảm nguy cơ ung thư

Xây dựng một môi trường sống lành mạnh để giảm nguy cơ ung thư

Rèn luyện thể dụng thể thao

Tập thể dụng là phương pháp không chỉ mang lại sức khỏe thể chất mà còn mang lại sức khỏe tinh thần. Rèn luyện thể dục thể thao giúp cơ thể săn chắc hơn mà còn giúp cơ thể tiết ra hormone và kháng thể nhằm ngăn chặn các tế bào gây bệnh, đặc biệt là ung thư. Ngoài ra, nhiều bộ môn thể thao còn mang lại tiếng cười sảng khoái giúp tinh thần vui vẻ và khỏe khoắn.

Kiểm tra và theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên

Các chuyên gia y tế khuyên mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Đặc biệt đối với người già thì điều này lại càng cực kì cần thiết. Bởi điều này sẽ giúp sớm phát hiện bệnh tật hay ung thư để sớm được chữa trị kịp thời hơn và đem lại sự sống cao hơn cho mọi người.

Nếu đang phân vân chưa biết nên đi khám tầm soát ung thư ở đâu uy tín thì bạn hãy lựa chọn Bệnh viện đa khoa Phương Đông. Gói Khám sàng lọc ung thư phổi tại đây được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn và chỉ có giá 2.960.000VNĐ. Với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, cùng với hệ thống trang thiết bị tân tiến, bạn có thể hoàn toàn an tâm về sức khỏe của mình.

Đến với Bệnh viện Phương Đông để khám và chữa trị kịp thời

Đến với Bệnh viện Phương Đông để khám và chữa trị kịp thời

Toàn bộ bài viết đã đưa người đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về ung thư phổi - căn bệnh quái ác cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm. Bạn chính là người quyết định sức khỏe của mình. Vậy nên, hi vọng bạn sẽ chăm chút cho sức khỏe của mình và có cuộc sống tốt hơn.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,005

Bài viết hữu ích?

Chủ đề bệnh hô hấp

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám