Sinh thiết phổi là gì và khi nào cần thực hiện?

Bích Ngọc

24-02-2024

goole news
16

Sinh thiết phổi là phương pháp đoán đem lại nhiều giá trị quan trọng trong việc chẩn đoán chính xác bệnh lý liên quan đến phổi. Vậy sinh thiết phổi là gì và khi nào cần thực hiện? Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giải mã bí mật về sinh thiết phổi qua bài viết dưới đây.

1. Sinh thiết phổi là gì?

Sinh thiết phổi (lung biopsy) là kỹ thuật lấy mẫu mô phổi để giải phẫu dưới kính hiển vi giúp xác định được các bệnh lý ở phổi, đặc biệt là ung thư. Mẫu mô sau khi được đem đi xét nghiệm sẽ đánh giá được tính chất, mức độ và sự tiến triển của bệnh. Thông qua đó, bác sĩ sẽ có phương án điều trị bệnh phù hợp. 

Sinh thiết phổi có thể được thực hiện theo 2 phương pháp: 

  • Sinh thiết kín: Kỹ thuật được tiến hành sinh thiết xuyên qua thành ngực hoặc qua nội soi phế quản
  • Sinh thiết mở: Là kỹ thuật mổ nội soi lồng ngực hoặc mổ mở lồng ngực để lấy mẫu bệnh phẩm. 

Sinh thiết phổi là phương pháp chẩn đoán chính xác các bệnh lý về phổiSinh thiết phổi là phương pháp chẩn đoán chính xác các bệnh lý về phổi

2. Khi nào cần thực hiện sinh thiết phổi?

Vì phổi có vai trò quan trọng trong việc hô hấp của con người và cũng là nơi có thể xuất hiện nhiều bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh cần thực hiện sinh thiết phổi khi nghi ngờ mắc một trong những bệnh lý sau: 

  • Lao phổi
  • Bệnh Sarcoid 
  • Viêm phổi do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, áp xe phổi
  • Bệnh lý phổi kẽ
  • Ung thư phổi
  • Ung thư di căn vào phổi
  • Tràn khí, tràn dịch màng phổi.
  • Có khối u trong phổi. 

Những nguyên nhân trên có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm, không những chi phí tốn kém mà còn có tỉ lệ tử vong cao, như ung thư phổi. 

Theo thống kê 2023 của GLOBOCAN (trực thuộc WHO), ung thư phổi đứng thứ 2 về tỉ lệ mắc mới. Trong đó Việt Nam mỗi năm ghi nhận hơn 20.000 ca mắc mới và tử vong do mắc ung thư phổi. Tỉ lệ người mắc ung thư phổi ngày càng tăng cao do ô nhiễm khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường,... Chính vì vậy, phát hiện các bệnh lý liên quan đến phổi từ sớm sẽ giúp điều trị bệnh kịp thời, tăng thời gian sống cho người bệnh. 

Kỹ thuật sinh thiết hiện nay ngày càng phát triển giúp việc thực hiện trở nên nhanh chóng, an toàn. Do đó, sinh thiết phổi có vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh lý liên quan để phổi, đặc biệt là ung thư.

Xem thêm:

3. Các phương pháp sinh thiết phổi

Hiện nay, có nhiều phương pháp sinh thiết phổi được ứng dụng, bao gồm

3.1. Sinh thiết bằng kim xuyên thành ngực

Kỹ thuật được thực hiện với sự hỗ trợ của siêu âm. Trong khi thực hiện, người bệnh sẽ được gây tê cục bộ, bác sĩ sẽ dùng kim dẫn xuyên thành ngực để tiến tới vùng lấy mẫu sinh thiết với sự hướng dẫn của siêu âm. Sau đó, kim sinh thiết sẽ được sử dụng để lấy mẫu mô cho việc giải phẫu mẫu bệnh phẩm. 

Thủ thuật này chỉ được áp dụng cho khối u ở ngoại vi sát thành ngực, nơi mà dễ dàng nhìn thấy thông qua siêu âm. Đây là kỹ thuật giúp lấy mẫu bệnh phẩm chính xác, nhanh, với chi phí thấp.

Thực hiện phương pháp sinh thiết phổi bằng kim xuyên thành ngựcThực hiện phương pháp sinh thiết phổi bằng kim xuyên thành ngực

3.2. Sinh thiết qua nội soi phế quản

Phương pháp này được thực hiện khi có những tổn thương ở trong khí phản, phế quản, cạnh khí phế quản. Bác sĩ có thể quan sát cấu trúc của khí quản gián tiếp bằng nội soi phế quản. Kỹ thuật này sử dụng ống soi phế quản có gắn camera để tiếp cận các vị trí cần lấy mẫu sinh thiết. Tuy nhiên, các tổn thương nằm ngoại vi sẽ khó có thể thực hiện qua phương pháp này. 

3.3. Sinh thiết qua mổ nội soi lồng ngực

Phương pháp này, người bệnh sẽ được gây mê khi thực hiện. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi xuyên qua thành ngực để tiến vào phổi. Thông qua ống nội soi, dụng cụ sinh thiết sẽ lấy được mẫu bệnh phẩm qua ống nội soi.

3.4. Sinh thiết mở

Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân khi thực hiện sinh thiết mở. Bác sĩ sẽ làm phẫu thuật lấy một mảnh mô có kích thước lớn hơn so với các phương pháp khác. Kỹ thuật này sẽ được thực hiện khi đã sử dụng phương pháp sinh thiết khác nhưng thất bại hoặc thực hiện cắt bỏ thuỳ phổi. 

Thực hiện sinh thiết phổi bằng phương pháp sinh thiết mởThực hiện sinh thiết phổi bằng phương pháp sinh thiết mở

4. Quy trình thực hiện sinh thiết phổi

4.1. Chuẩn bị trước khi thực hiện sinh thiết

  • Bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về quy trình thực hiện sinh thiết. Nếu có bất cứ câu hỏi nào dành cho bác sĩ, bệnh nhân có thể hỏi để được giải đáp ngay lúc này. 
  • Người bệnh cần ký cam kết đồng ý thực hiện sinh thiết.
  • Bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm để đảm bảo thể chất đáp ứng được thực hiện sinh thiết. 
  • Nếu người bệnh đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, hãy thông báo cho bác sĩ biết. 
  • Cần cung cấp các thông tin về loại thuốc đang sử dụng kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin. 
  • Nếu có tiền sử dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc hay nhạy cảm với băng dính, latex,... cần thông báo với bác sĩ. 
  • Hãy thông báo cho bác sĩ về tiền sử rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông, bác sĩ sẽ có thể yêu cầu tạm ngừng sử dụng những loại thuốc này. 
  • Bệnh nhân được yêu cầu không ăn uống trước khi thực hiện sinh thiết khoảng 8 tiếng, người bệnh có thể được uống nước lọc.

4.2. Quy trình thực hiện sinh thiết

Người bệnh khi được chỉ định lấy sinh thiết sẽ tùy thuộc vào phương pháp thực hiện. Sau đây là các quy trình sinh thiết phổi đang được sử dụng:

Quy trình thực hiện sinh thiết bằng kim xuyên qua thành ngực: Bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ trong quá trình sinh thiết. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ để đưa kim vào phổi qua thành ngực giữa các xương sườn. Khi tới phổi, kim sẽ lấy mẫu bệnh phẩm với số lượng đủ để xét nghiệm. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy hơi khó chịu. Trong suốt quá trình sinh thiết, người bệnh có thể được yêu cầu nín thở khi cần, giữ nguyên tư thế và tránh ho để không gây tổn thương cho vùng khác. Sau khi lấy đủ mẫu, bác sĩ sẽ từ từ rút kim, vệ sinh và băng vết thương giúp tránh nhiễm trùng và bảo vệ vết thương. Cuối cùng, mẫu sinh thiết sẽ được bảo quản và đưa đến phòng thí nghiệm để giải phẫu. Bệnh nhân tiến hành chụp CT hoặc chụp X-quang ngực sau khi sinh thiết, sau một thời gian, người bệnh sẽ chụp kiểm tra lại.

Quy trình thực hiện sinh thiết bằng nội soi phế quản: Khi thực hiện sinh thiết bằng phương pháp này, người bệnh được chụp X-quang để xác định vị trí cần sinh thiết. Bệnh nhân sẽ được đặt ở tư thế ngồi hoặc nằm. Bác sĩ sẽ xịt thuốc tê vào cổ họng để đặt ống nội soi vào cổ họng. Lúc này, ống soi phế quản sẽ tiến đến đường thở, sau đó thực hiện nâng cao ống soi giúp kiểm tra mô và cấu trúc bên trong đường thở. Sau đó, mẫu mô sẽ được lấy bằng kẹp, bàn chải hoặc kim chuyên dụng qua đường ống soi. Người bệnh lúc này sẽ cảm thấy khó chịu, hơi khó thở. Sau khi lấy đủ mẫu mô, ống soi sẽ được rút ra và mẫu bệnh phẩm được gửi tới phòng thí nghiệm. 

Thực hiện sinh thiết phổi bằng phương pháp nội soi phế quảnThực hiện sinh thiết phổi bằng phương pháp nội soi phế quản

Quy trình thực hiện sinh thiết mở: Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân để không có cảm giác đau. Bác sĩ sẽ thực hiện đưa ông thông tiểu vào bàng quang giúp nước tiểu thoát ra ngoài. Người bệnh được đặt ở tư thế nằm ngửa để thuận lợi cho quá trình thực hiện phẫu thuật. Bác sĩ sẽ rạch một vết dọc trước ngực, ngang với vị trí cần lấy mẫu sinh thiết. Khi các định được vị trí của xương sườn, bác sĩ tách chúng ra để lộ phổi. Lúc này, phổi sẽ được kiểm tra, xác định vị trí vùng mô có tổn thương, bác sĩ thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm. Bác sĩ có thể cắt bỏ một phần của mô phổi với kích thước lớn hoặc toàn bộ thuỳ phổi. Sau khi thực hiện lấy mô xong, bác sĩ đưa một hoặc nhiều ống dẫn lưu vào khoang ngực giúp loại bỏ không khí và chất lỏng. Cuối cùng, vết thương sẽ được khâu và băng lại để tranh nhiễm trùng. 

Quy trình thực hiện sinh thiết qua nội soi lồng ngực: Khi thực hiện sinh thiết, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân nên sẽ không có cảm giác khó chịu. Người bệnh nằm trên bàn mổ theo tư thế thuận tiện cho việc lấy mẫu. Bác sĩ làm sạch vùng da cần phẫu thuật và dùng dao rạch một đường trên ngực để đưa ống soi vào bên trong (có thể thực hiện một hoặc nhiều vết rạch tại vị trí khác trên ngực). Khi ống soi vào ngực, bác sĩ sẽ xác định vị trí nghi ngờ và quan sát mô phổi qua ống soi, thực hiện lấy một hay nhiều mẫu mô. Sau khi lấy đủ mẫu cần thiết, bác sĩ đưa ống dẫn lưu vào khoang ngực để loại bỏ không khí và chất lỏng. Mẫu bệnh phẩm thu thập được sẽ được bảo quản và đưa tới phòng thí nghiệm để giải phẫu. Vết rạch sẽ được vệ sinh, khâu vết thương và băng lại để bảo vệ vết thương.

Quy trình thực hiện sinh thiết phổi bằng phương pháp sinh thiết mởQuy trình thực hiện sinh thiết phổi bằng phương pháp sinh thiết mở

4.3. Sau khi thực hiện sinh thiết

Tuỳ vào phương pháp thực hiện sinh thiết mà quá trình phục hồi khác nhau.Bệnh nhân được theo dõi ở phòng hồi sức khi được gây mê toàn thân. Khi tỉnh táo sẽ được theo dõi ở phòng hồi sức. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp X-quang ngay sau khi thực hiện sinh thiết phổi.

Hầu hết sau khi thực hiện sinh thiết, người bệnh sẽ cảm thấy đau và khó chịu. Tình trạng này sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Nếu đau vượt ngưỡng chịu đựng, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc giảm đau. 

Kết quả sinh thiết sẽ được trả về phòng khám trong khoảng 7 ngày sau khi mẫu bệnh phẩm được đưa tới phòng thí nghiệm. Bác sĩ sẽ thông báo kết quả sinh thiết và đưa ra phương án điều trị vào ngày hẹn tái khám tiếp theo. 

5. Những biến chứng sau khi thực hiện sinh thiết phổi

Bất kì phương pháp y khoa nào đều có thể xảy ra rủi ro hoặc có biển chứng sau khi thực hiện, sinh thiết phổi cũng không ngoại lệ. Tuỳ vào phương pháp sinh thiết mà sẽ có thể gây một số biến chứng như

Khi thực hiện sinh thiết mổ và nội soi lồng ngực có thể xuất hiện biến chứng có thể xảy ra: 

  • Viêm phổi
  • Cảm giác đau, khó chịu
  • Xuất hiện các cục máu đông, gặp biến chứng mất máu. 
  • Có tình trạng nhiễm trùng sau sinh thiết. 

Sinh thiết bằng kim hoặc nội soi phế quản, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng sau : 

  • Chảy máu trong phổi
  • Tràn dịch, tràn khí màng phổi. 
  • Bị nhiễm trùng 

Để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Sinh thiết phổi bằng kim hoặc nội soi có thể gây tràn dịch phổi

6. Kết luận

Sinh thiết phổi là phương pháp có xâm lấn nên cần được thực hiện đảm bảo an toàn, có độ chính xác. Vì vậy, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thực hiện quy trình sinh thiết. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tự hào là một địa chỉ hội tụ đầy đủ các tiêu chí trong kỹ thuật thực hiện sinh thiết nói chung và sinh thiết phổi nói riêng như: 

  • Đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, làm việc chuyên nghiệp, phối hợp cùng các chuyên khoa khác để chẩn đoán chính xác các bệnh mà bệnh nhân đang gặp phải. 
  • Trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại được nhập khẩu từ các nước có nền y tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản. 
  • Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, chuẩn mô hình Bệnh viện - Khách sạn. 
  • Chi phí dịch vụ y tế được giảm trừ theo BHYT, Bảo hiểm bảo lãnh. Ngoài ra, bệnh viện có nhiều chương trình ưu đãi nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt với chi phí hợp lý. 

Để Đặt lịch khámxét nghiệm sinh thiết phổi, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

1,023

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám