Ung thư trực tràng giai đoạn 3: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Phương Loan

03-12-2024

goole news
16

Ung thư trực tràng là bệnh ung thư phổ biến, tiên lượng điều trị xấu khi chuyển sang giai đoạn nặng. Ung thư trực tràng giai đoạn 3 là tình trạng khối u xâm lấn đến các hạch bạch huyết xung quanh, song may mắn chưa di căn đến các cơ quan xa.

Ung thư trực tràng giai đoạn 3 là gì?

Ung thư trực tràng giai đoạn 3 là tình trạng tế bào ung thư đã xâm lấn vào các hạch bạch huyết, chưa lây lan sang các cơ quan khác. Phân loại giai đoạn ung thư được dựa trên sự phát triển, mức độ di căn và khả năng lây lan đến các cơ quan khác.

Ung thư trực tràng giai đoạn 3 là giai đoạn tế bào ung thư đã xâm lấn sâu

Ung thư trực tràng giai đoạn 3 là giai đoạn tế bào ung thư đã xâm lấn sâu

Phân loại giai đoạn K trực tràng mức độ 3

K trực tràng giai đoạn 3 được phân chia thành 3 cấp độ nhỏ:

  • Giai đoạn IIIA: Tế bào ung thư khu trú ở lớp niêm mạc phía trong và giữa của thành đại tràng. Khi này khối u xâm lấn sâu vào các lớp cơ, ảnh hưởng đến 3 - 6 hạch bạch huyết, nghiêm trọng hơn có thể lây lan cho cả các mô xung quanh.
  • Giai đoạn IIIB: Khi này khối u bắt đầu lan rộng ra bên ngoài thành đại tràng, song chưa ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận. Số lượng hạch bạch huyết bị lây lan có thể lên tới 7.
  • Giai đoạn IIIC: Tế bào ung thư đã xâm lấn sau vào lớp cơ thành đại tràng, di căn đến hơn 7 hạch bạch huyết và xâm lấn đến nhiều vùng khác trên cơ thể.

Ba giai đoạn diễn tiến ở K trực tràng độ 3

Ba giai đoạn diễn tiến ở K trực tràng độ 3

Triệu chứng ung thư trực tràng giai đoạn 3

Ung thư trực tràng giai đoạn 3 là giai đoạn tiến triển nặng, các triệu chứng cũng rõ ràng hơn giai đoạn 1 và 2. Nếu nhận thấy các triệu chứng sau, bạn cần thăm khám y tế sớm:

  • Thường xuyên đi ngoài, tiêu chảy hoặc đi ngoài cảm giác không ra hết phân.
  • Đi ngoài ra phân lẫn máu, có máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, đen sẫm.
  • Vùng bụng thường xuyên đau nhức, khó chịu bất thường.
  • Sụt cân nhanh chóng, đột ngột.
  • Buồn nôn kéo dài, mất cảm giác ngon miệng.
  • Cơ thể suy kiệt, mệt mỏi, đau nhức thường xuyên và kéo dài.

Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân K trực tràng độ 3

Hiện nay, ung thư trực tràng đứng thứ 2 về nguy cơ tử vong (9,3%), chỉ đứng sau ung thư phổi (18,7%). Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh công bố, tiên lượng sống trên 5 năm (2016 - 2020) của người bệnh ung thư trực tràng giai đoạn 3 là 65%.

Bệnh nhân K trực tràng giai đoạn 3 có tiên lượng điều trị thành công lên tới 65%

Bệnh nhân K trực tràng giai đoạn 3 có tiên lượng điều trị thành công lên tới 65%

Một nghiên cứu khác của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, diễn ra năm 2012 - 2018, tỷ lệ sống sót trên 5 năm của bệnh nhân K trực tràng độ 3A có thể đạt ngưỡng 74%. Dù chỉ mang tính tham khảo nhưng đây là con số khả quan, người bệnh có thể tin tưởng vào phác đồ và hiệu quả điều trị.

Phương pháp chẩn đoán

Giai đoạn 3 là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh ung thư, việc phát hiện trở nên dễ dàng hơn với các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại như:

  • Nội soi trực tràng là phương pháp xét nghiệm phổ biến nhất. Khu vực này gần hậu môn nên bác sĩ có thể tiến hành nội soi qua hậu môn, không cần can thiệp xâm lấn để lại tổn thương. Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu nghi ngờ mang sinh thiết, cho kết quả chính xác.
  • Sinh thiết trực tràng là kỹ thuật lấy mô ở trực tràng, mang giải phẫu bệnh để phân tích và đánh giá chi tiết. Kết quả sinh thiết cho kết quả chi tiết, chính xác về sự xuất hiện của tế bào ung thư trực tràng.
  • PET-CT là kỹ thuật chẩn đoán hiện đại, đưa liều lượng chất phóng xạ vừa đủ vào cơ thể để theo dõi hoạt động trao đổi chất của tế bào. Tế bào ung thư thường hấp thụ chất phóng xạ nhiều hơn bình thường, cho kết quả hình ảnh quan sát dễ dàng.
  • Chụp MRI vùng chậu được chỉ định khi nghi ngờ ung thư trực tràng, bác sĩ sử dụng từ trường mạnh và sóng radio để thu hình ảnh. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn, đặc biệt với bà bầu và trẻ nhỏ.
  • Xét nghiệm máu chẩn đoán chỉ số CEA - một loại protein liên quan đến sự xuất hiện của tế bào ung thư.

Các phương pháp chẩn đoán ung thư trực tràng giai đoạn 3

Các phương pháp chẩn đoán ung thư trực tràng giai đoạn 3

Cách điều trị ung thư trực tràng độ 3

Điều trị ung thư nói chung hay ung thư trực tràng giai đoạn 3 nói riêng, người bệnh thường được áp dụng 1 trong 3 hoặc kết hợp 3 phương pháp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tùy trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

Phẫu thuật

Với phương pháp loại bỏ khối u bằng can thiệp phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ vùng khối u trú ngụ, mô và hạch bạch huyết bị ảnh hưởng. Thông thường, cuộc phẫu thuật sẽ loại bỏ một phần đại tràng và khoảng 12 hạch bạch huyết lân cận, nhằm hạn chế tình trạng tái phát.

Một số kỹ thuật được áp dụng như:

  • Phẫu thuật qua ngả hậu môn áp dụng với những khối u nằm cuối trực tràng, khối u và một phần mô xung quanh sẽ được loại bỏ. Song các hạch bạch huyết không thể cắt bỏ với phương pháp này.
  • Phẫu thuật mổ mở áp dụng với khối u xâm lấn vào lớp cơ thành trực tràng, di căn đến các hạch bạch huyết và tổn thương vùng mô xung quanh.
  • Phẫu thuật nội soi là kỹ thuật hiện đại, ít xâm lấn nhưng chỉ áp dụng với kích thước khối u nhỏ, mức độ xâm lấn đến các vùng xung quanh thấp. Tuy nhiên hiệu quả không đạt tiêu chuẩn như phương pháp truyền thống.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại thuốc có tác dụng loại bỏ tế bào ung thư, thường thực hiện sau khi phẫu thuật. Liệu pháp đảm bảo loại bỏ tối đa các tế bào ung thư, đề phòng sự lây lan và tái phát về sau.

Áp dụng liệu pháp hóa trị nhằm đề phòng sự lây lan và tái phát

Áp dụng liệu pháp hóa trị nhằm đề phòng sự lây lan và tái phát

Liệu pháp hóa trị thường bắt đầu sau 4 - 8 tuần phẫu thuật, kéo dài trung bình 6 tháng. Một số loại thuốc được FDA phê duyệt như:

  • Irinotecan (Camptosar)
  • Fluorouracil (5-FU)
  • Oxaliplatin (Eloxatin)
  • Capecitabine (Xeloda)
  • Trifluridine/tipiracil (Lonsurf)

Trong thời gian điều trị bằng hóa chất, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ khó chịu như rụng tóc, ngứa râm ran lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, buồn nôn, nôn mửa, tổn thương hệ thần kinh,...

Xạ trị

Xạ trị là liệu pháp sử dụng tia phóng xạ để phá hủy tế bào ung thư, thường áp dụng trước khi phẫu thuật. Kỹ thuật này nhằm thu nhỏ kích thước khối u, giúp quá trình cắt bỏ dễ dàng và ngừa tối đa nguy cơ tái phát.

Nếu phẫu thuật, hóa trị không cho kết quả tốt, xuất hiện khối u mới, bác sĩ cũng có thể chỉ định xạ trị. Hai kỹ thuật xạ trị phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Xạ trí lập thể chỉ định với khối u di căn đến các cơ quan xa như gan, phổi; cần lượng bức xạ lớn.
  • Xạ trị tia chùm ngoài sử dụng thiết bị chuyên dụng, đưa tia X đến khu vực có tế bào ung thư. Tần suất xạ trị trung bình 5 ngày/tuần, áp dụng trong vài tuần.

Lưu ý với bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 3

Bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 3 trong thời gian điều trị có thể gặp một số tác dụng phụ, cần chú ý chế độ ăn uống và lối sống để tăng hiệu quả điều trị:

  • Chế độ dinh dưỡng: Bệnh nhân điều trị ung thư được khuyến nghị ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, thịt trắng. Đồng thời hạn chế những đồ ăn chứa nhiều đường, chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ.
  • Chế độ sinh hoạt: Kiêng tuyệt đối rượu bia, hút thuốc hoặc các chất kích thích làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Tránh thức khuya, ngủ đủ giấc. Kết hợp với hoạt động thể thao phù hợp.
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Người bệnh và gia đình cần chuẩn bị một tâm lý vững vàng, lạc quan, tích cực trong thời gian điều trị. Trường hợp khác có thể tìm đến sự giúp đỡ từ các nhà tâm lý chuyên môn, bạn bè hoặc cộng đồng.

Những lưu ý dinh dưỡng và sinh hoạt cho bệnh nhân ung thư trực tràng độ 3

Những lưu ý dinh dưỡng và sinh hoạt cho bệnh nhân ung thư trực tràng độ 3

Ung thư trực tràng giai đoạn 3 không còn là án tử với người bệnh, những tiến bộ trong y học giúp bệnh nhân nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên để tăng tiên lượng sống sót, cần bệnh nhân và gia đình tham gia, thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sinh hoạt.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
17

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS Cao Cấp

TRẦN ĐÌNH HÀ

Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện kiêm Trưởng khoa Ung bướu – Y học hạt nhân

TTƯT.PGS.TS.BS Cao Cấp

TRẦN ĐÌNH HÀ

Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện kiêm Trưởng khoa Ung bướu – Y học hạt nhân
19001806 Đặt lịch khám