Bệnh sa trực tràng ở trẻ em do đâu? Triệu chứng và phương pháp điều trị

Nguyễn Thị Vân Anh

08-06-2022

goole news
16

Sa trực tràng ở trẻ em là một phần hay toàn bộ trực tràng lộn lại và chui ra ngoài hậu môn, dân gian ta hay gọi là lòi dom, thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Cùng tham khảo bài viết được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Đa khoa Phương Đông dưới đây.

Giải đáp bệnh sa trực tràng ở trẻ em

Sa trực tràng hay còn gọi là lòi dom thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi hoặc người lớn trên 50 tuổi, là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Tuy không quá nguy hại đối với sức khỏe nhưng lại gây bất tiện đối với đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Sa trực tràng ở trẻ em do bất thường cấu trúc giải phẫu chỗ gập góc giữa bóng trực tràng và ống hậu môn, có ba loại sa trực tràng thường gặp ở trẻ:

  • Sa lớp niêm mạc trực tràng.
  • Sa vùng lồng ruột.
  • Sa toàn bộ trực tràng.

Tùy từng trường hợp, trẻ sẽ phải đối mặt với những triệu chứng khác nhau. Thông thường khi mắc bệnh, các bé sẽ gặp khó khăn mỗi khi đại tiện. Thậm chí, trong một số trường hợp, do tình trạng sa trực tràng nghiêm trọng, trẻ có nguy cơ bị tắc nghẽn ruột, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Sa trực tràng ở trẻ em hay còn được gọi với cái tên khác là lòi dom

Sa trực tràng ở trẻ em hay còn được gọi với cái tên khác là lòi dom

Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị sa trực tràng

Theo bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, dấu hiệu ban đầu cha mẹ có thể nhận thấy khi trẻ mắc bệnh là tình trạng mô sưng tấy, sa ra khỏi hậu môn hoặc một khối u trong khi đi đại tiện. Thậm chí, những khối u này có thể dùng tay đẩy ngược vào bên trong. Lúc này, bệnh chưa để lại khó chịu nào cho trẻ, tuy nhiên sau một thời gian, các triệu chứng sẽ dần xuất hiện rõ ràng như:

  • Hậu môn đỏ thẫm, có dịch nhầy.
  • Trẻ đại tiện không tự chủ, rò rỉ phân.
  • Bé cảm giác sót phân sau khi đại tiện.
  • Niêm mạc hậu môn luôn trong tình trạng ngứa ngáy.

Sa trực tràng ở trẻ em khiến môn của bé đỏ thẫm, có dịch nhầySa trực tràng ở trẻ em khiến môn của bé đỏ thẫm, có dịch nhầy

Tại sao lại xuất hiện tình trạng sa trực tràng ở trẻ em?

Rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc không biết tại sao trẻ nhỏ cũng phải đối mặt với hiện tượng sa trực tràng. Có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên một vài nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng này chủ yếu xảy ra ở trẻ khi các cơ, dây chằng treo hậu môn - trực tràng suy yếu. Ngoài ra, một số yếu tố có thể khiến sa trực tràng ở trẻ em xuất hiện:

Sa trực tràng do cấu tạo ở hậu môn

Cấu trúc hậu môn ở người thường gồm có các bộ phận là ống hậu môn, van hậu môn, hang hậu môn và đầu vú hậu môn, Khi cấu trúc giải phẫu ở chỗ gập góc giữa bóng trực tràng và ống hậu môn sẽ gây ra tình trạng sa trực tràng ở trẻ em.

Do bệnh lý khác

Một số bệnh lý khác gây ra tình trạng khối sa ở trẻ:

  • Trẻ thường xuyên táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
  • Do cơ thể của trẻ thiếu chất, suy dinh dưỡng.
  • Bị xơ nang.
  • Tiền sử phẫu thuật hậu môn.
  • Bệnh Hirschsprung và dị tật ở đại trực tràng.
  • Kiết lỵ, ho gà,...

Táo bón và tiêu chảy kéo dài gây sa trực tràngTáo bón và tiêu chảy kéo dài gây sa trực tràng

Các biện pháp chẩn đoán sa trực tràng ở trẻ em

Chẩn đoán sa trực tràng ở trẻ em bằng các biện pháp sau:

  • Bác sĩ hỏi về triệu chứng, tiền xử bệnh án của trẻ và người thân trong gia đình.
  • Khám lâm sàng đáng giá mô có lỏng lẻo không và độ thắt của cơ thắt hậu môn của trẻ.
  • Xét nghiệm các bệnh loại trừ: Nội soi đại tràng, nội soi trực tràng, hoặc thụt tháo bằng thuốc xổ để tìm vết loét, khối u, hoặc các vùng hẹp bất thường trong ruột.
  • Kiểm tra xơ nang.
  • Đo áp lực hậu môn.

Biện pháp đo áp lực hậu môn chẩn đoán sa trực tràng ở trẻ Biện pháp đo áp lực hậu môn chẩn đoán sa trực tràng ở trẻ

Sa trực tràng ở trẻ em có nguy hiểm tới tính mạng không?

Sa trực tràng ở trẻ em đơn thuần là do sự liên kết giữa cơ và niêm mạc chưa được phát triển hoàn chỉnh. Do đó, phần lớn sa trực tràng ở trẻ lành tính, tình trạng kéo dài sẽ gây biến chứng chảy máu, thắt nghẹt, viêm loét trực tràng, tắc ruột, vỡ trực tràng,...Khi đó, cần can thiệp ngay để tránh biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Sa trực tràng ở trẻ khiến cha mẹ lo lắngSa trực tràng ở trẻ khiến cha mẹ lo lắng

Khi nào cần phẫu thuật sa trực tràng cho trẻ?

Hầu hết trường hợp sa trực tràng có thể điều trị nội khoa bảo tồn, chờ sự phát triển của cơ thể thay đổi, điều chỉnh cấu trúc giải phẫu vùng đáy chậu. Can thiệp phẫu thuật sẽ được cân nhắc khi:

  • Trực tràng còn sa sau 4 tuổi và khối sa có chiều dài trên 3cm.
  • Xuất hiện triệu chứng: đau, xuất tiết chất nhầy, chảy máu, viêm quanh hậu môn.
  • Sa trực tràng ở trẻ sau phẫu thuật (Pull Through).

Sa trực tràng ở trẻ chủ yếu được điều trị nội khoa bảo tồnSa trực tràng ở trẻ chủ yếu được điều trị nội khoa bảo tồn

Những điều cha mẹ cần lưu ý với sa trực tràng ở trẻ

Hiện nay, khi công nghệ ngày càng tiên tiến, có nhiều phương pháp được đưa ra để xử trí sa trực tràng ở trẻ em. Tuy nhiên, trước và sau phẫu thuật bố mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ: chất xơ, đạm,...
  • Không để trẻ ngồi bô, xổm khi đại tiện vì điều này gây áp lực lên hậu môn trực tràng.
  • Sau khi trẻ đi vệ sinh, cha mẹ vệ sinh sạch sẽ, dùng tay (cần đảm tay của cha mẹ được vệ sinh sạch sẽ), có thể dùng hai đầu ngón tay trỏ và tay giữ đẩy nhẹ khối sa lên.
  • Khi khối sa bị kẹt bên ngoài, tác động vật lý không hiệu quả, cha mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế uy tín để khám trị kịp thời.
  • Tạo điều kiện cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ.

Cha mẹ cần lưu ý bảo vệ sức khỏe cho bé yêuCha mẹ cần lưu ý bảo vệ sức khỏe cho bé yêu

Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả cho trẻ cũng như có thể phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, đội ngũ y bác sĩ đầu ngành cùng với hệ thống máy móc thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến hỗ trợ cho việc tầm soát và chẩn đoán đảm bảo độ chính xác cao, quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Khuôn viên bệnh viện rộng rãi bao phủ bởi cây xanh, không khí trong lành, phòng chơi riêng dành cho bé và cha mẹ nghỉ ngơi khi chờ kết quả khám bệnh. Quy trình thăm khám định được thực hiện nhanh chóng, khoa học, đảm bảo đầy đủ các bước khám và xét nghiệm cần thiết. Ekip tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, hỗ trợ cha mẹ và bé trước và sau khi thăm khám.

Để xóa bỏ mọi ám ảnh sa trực tràng ở trẻ em, quý khách vui lòng liên hệ 1900 1806 để được hỗ trợ, tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,879

Bài viết hữu ích?

Chủ đề bệnh trẻ em

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám