Ung thư vòm họng tái phát: Dấu hiệu, điều trị và biện pháp phòng ngừa

Phương Loan

16-12-2024

goole news
16

Ung thư vòm họng tái phát là tình huống không ai mong muốn, là thách thức lớn đối với bệnh nhân và bác sĩ. Nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ tối ưu quá trình điều trị, tăng tỷ lệ sống sót sau tái phát.

Ung thư vòm họng tái phát không?

Ung thư vòm họng tái phát xảy ra ở 10 - 20% bệnh nhân K vòm họng nguyên phát, từng tiếp nhận điều trị trước đó. Bệnh thường phát triển sau 2 - 5 năm điều trị nên bệnh nhân cần tuân thủ lịch tái khám, phát hiện và điều trị kịp thời.

Ung thư vòm họng tái phát là tình huống khối u diễn tiến trở lại sau 2 - 5 năm điều trị

Ung thư vòm họng tái phát là tình huống khối u diễn tiến trở lại sau 2 - 5 năm điều trị

Tỷ lệ tái phát ung thư vòm họng

Theo các nghiên cứu được công bố, ung thư vòm họng sau điều trị có tỷ lệ tái phát tại chỗ vào khoảng 15 - 58%, tái phát di căn xa (xương, gan, phổi, hạch) ở mức 25 - 30%. Người bệnh phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn có tiên lượng tái phát cao hơn giai đoạn sớm.

Nguy cơ xuất hiện lại khối u trong 3 năm đầu điều trị tương ứng với từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: 5 - 12%
  • Giai đoạn 2: 30%
  • Giai đoạn 3, 4: 50%

Vì sao cần biết K vòm họng tái phát?

Ung thư vòm họng là bệnh lý nguy hiểm, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên, người cao tuổi nhưng dần có xu hướng trẻ hóa, phát hiện ở giai đoạn muộn.

Phát hiện kịp thời K vòm họng tái phát giúp tối ưu hiệu quả điều trị, ngừa bệnh diễn tiến nặng. Thời gian đầu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đơn thuần, không rõ ràng dẫn đến chủ quan.

Phát hiện sớm sự trở lại của khối u ung thư vòm họng giúp tối ưu hiệu quả điều trị

Phát hiện sớm sự trở lại của khối u ung thư vòm họng giúp tối ưu hiệu quả điều trị

Nhiều người bệnh cũng có tâm lý không bị tái phát sau tiếp nhận điều trị. Trên thực tế nguy cơ tái phát xuất hiện ở mọi đối tượng, gây ra bởi nhiều nguyên nhân nên cần thận trọng, chú ý đến sức khỏe.

Dấu hiệu ung thư vòm họng tái phát

Bệnh quay trở lại phần lớn do còn sót lại tế bào ung thư sau điều trị, gặp điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ phát triển khối u. Dưới đây là triệu chứng ung thư vòm họng tái phát mà bạn cần chú ý:

  • Đau họng kéo dài trên 1 tuần, không thuyên giảm.
  • Khi nói cảm giác khó thở, khó nói hoặc bị vướng víu.
  • Xuất hiện khối u bất thường ở họng, cổ.
  • Mũi bị nghẹt kéo dài, có thể kèm hiện tượng chảy máu cam.
  • Nhận thấy giảm thính lực.
  • Nửa đầu đau nhức, đau tai hoặc ù tai.
  • Suy nhược cơ thể, sụt cân nhanh chóng.

Những triệu chứng nghi ngờ ung thư vòm họng tái phát

Những triệu chứng nghi ngờ ung thư vòm họng tái phát

Phương pháp chẩn đoán

Để kết luận ung thư vòm họng tái phát, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được tiến hành kiểm tra chuyên sâu. Quy trình thăm khám lần lượt như sau:

  • Khám lâm sàng nhằm khai thác thông tin người bệnh, bao gồm tiền sử bệnh lý, triệu chứng, tình trạng sức khỏe,...
  • Nội soi tai mũi họng áp dụng chẩn đoán ung thư tại chỗ, lấy mẫu sinh thiết bệnh phẩm.
  • Sinh thiết vòm họng là phương pháp lấy mô tế bào nghi ngờ, đem quan sát sự phát triển dưới kính hiển vi.
  • Chụp CT đo kích thước, phát hiện vị trí khối u và tình trạng di căn gần hoặc xa.
  • Chụp MRI có độ nhạy cảm phát hiện khối u ác tính cao, cho kết quả về tình trạng di căn, xâm lấn và vị trí rõ ràng.
  • Chụp PET sử dụng lượng lượng nhỏ đồng vị phóng xạ, đánh giá tổn thương cũng như tình trạng di căn.
  • Siêu âm vùng cổ đánh giá tình trạng tái phát, hình thành từ hạch cũ hay di căn hạch mới.
  • Xét nghiệm sinh hóa xác định cơ thể người bệnh có tồn tại virus EBV hay không. đồng thời thử phản ứng huyết thanh IgA/EBNA, IgA/EA, IgA/VCA trong thời gian điều trị.

 

Điều trị K vòm họng tái phát

Ung thư vòm họng tái phát nếu phát hiện sớm vẫn có cơ hội điều trị. Bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ dựa trên kết quả điều trị trước đó, kết hợp vị trí khối u và thể trạng bệnh nhân.

  • Phẫu thuật áp dụng với bệnh nhân tái phát tại chỗ hoặc tái phát hạch cổ đơn độc.
  • Xạ trị ngoài với bệnh nhân ung thư vòm họng tái phát, sử dụng tia năng lượng cao tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Hóa trị có hiệu quả điều trị cao với tình trạng khối u di căn xa, tình trạng bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp phẫu thuật hoặc xạ trị.
  • Liệu pháp miễn dịch, nhắm trúng đích là phương pháp điều trị khả quan, song vẫn trong quá trình phát triển và nghiên cứu.

Các phương pháp điều trị khối u vòm họng tái phát

Các phương pháp điều trị khối u vòm họng tái phát

Biện pháp phòng ngừa K vòm họng tái phát

Bệnh nhân K vòm họng nguyên phát cần chủ động phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ tái phát theo các lưu ý dưới đây:

  • Khói thuốc lá là tác nhân gây hại đến sức khỏe, bạn cần bỏ thuốc lá ngay sau khi điều trị.
  • Kiêng tuyệt đối rượu bia, đồ uống có cồn tạo điều kiện tế bào ung thư quay trở lại.
  • Duy trì các thói quen tốt cho sức khỏe như tiêu thụ thực phẩm tươi sống, cân bằng dưỡng chất, thể dục thể thao thường xuyên, giữ cân nặng ổn định.

Bệnh nhân chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa ung thư vòm họng tái phát

Bệnh nhân chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa ung thư vòm họng tái phát

Ung thư vòm họng tái phát không chỉ đòi hỏi được phát hiện sớm, áp dụng phác đồ điều trị chuyên sâu và chế độ chăm sóc khoa học. Bệnh nhân còn cần được can thiệp về tâm lý, giữ tinh thần lạc quan, không bỏ cuộc trước giai đoạn khó khăn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

123

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS Cao Cấp

TRẦN ĐÌNH HÀ

Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện kiêm Trưởng khoa Ung bướu – Y học hạt nhân

TTƯT.PGS.TS.BS Cao Cấp

TRẦN ĐÌNH HÀ

Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện kiêm Trưởng khoa Ung bướu – Y học hạt nhân
19001806 Đặt lịch khám