Uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt, không đau?

Nguyễn Mai Phương

11-11-2020

goole news
16

Khi đi tiêm về trẻ thường hay bị đau, sốt, khóc quấy khiến nhiều cha mẹ lo lắng không biết xử trí ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc: Uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt, không đau?

Khi đi tiêm về trẻ thường hay bị đau, sốt, khóc quấy khiến nhiều cha mẹ lo lắng không biết xử trí ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc: Uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt, không đau?

Vì sao trẻ đi tiêm về thường bị sốt?

Sốt là biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ sau khi tiêm chủng về. Vậy tại sao trẻ lại có triệu chứng này sau tiêm?

Trẻ bị sốt sau tiêm là do cơ chế hoạt động của hệ thống miễn dịch. Đây là bộ phận được tạo thành từ một mạng lưới các tế bào, mô và cơ quan chuyên biệt kết hợp với nhau để có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Khi tác nhân gây bệnh (virus hoặc vi khuẩn) xâm nhập vào cơ thể, thì hệ thống miễn dịch của con người sẽ:

  • Xác định được vi trùng là ngoại lai (tức không do cơ thể sản sinh ra).
  • Đáp ứng miễn dịch bằng cách tạo ra các protein đặc biệt  hay còn gọi là kháng thể giúp tiêu diệt mầm bệnh. Hệ thống miễn dịch trên thực tế không thể hoạt động đủ nhanh và mạnh để ngăn chặn mầm bệnh làm cơ thể bị bệnh. Tuy nhiên, bằng cách tiêu diệt mầm bệnh, nó vẫn có thể giúp cơ thể con người khỏe lại.
  • Hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ mầm bệnh đã khiến cơ thể con người bị bệnh và cách tiêu diệt nó. Từ đó, nếu như tiếp xúc với mầm bệnh tương tự trong tương lai, nó có thể nhanh chóng tiêu diệt chúng nhanh chóng và giúp cơ thể không bị bệnh. Sự bảo vệ tuyệt vời này được gọi là miễn dịch.

Sốt là phản ứng bình thường sau tiêm cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đã đáp ứng tốt với vắc xin
Sốt là phản ứng bình thường sau tiêm cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đã đáp ứng tốt với vắc xin

Khi cơ thể con người được tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng với vắc xin tương tự như cách mà virus thực sự gây ra. Cụ thể, nó sẽ sẽ công nhận virus trong vắc xin là ngoại lai và đáp ứng miễn dịch bằng cách tạo kháng thể với mầm bệnh trong vắc xin, giống hệt như đối với mầm thực sự. Từ đó hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ loại virus được tiêm và tìm cách tiêu diệt nó nếu gặp trong tương lai để cơ thể con người không bị bệnh.

Vậy trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, phản ứng này cho thấy cơ thể trẻ đã có đáp ứng rất tốt với vắc xin. Lúc này hệ miễn dịch đã ghi nhớ để bảo vệ bé nếu gặp tác nhân gây bệnh thật. Thông thường, bé sẽ có biểu hiện sốt nhẹ trong khoảng 1-2 ngày đầu sau tiêm và tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị. Bởi vậy đây là tín hiệu tốt mà bố mẹ không cần phải quá lo lắng.

Đối với trẻ sốt trên 38 độ C, gia đình nên cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ đồng thời dán miếng hạ sốt lên trán. Nếu trẻ sốt cao kéo dài trên 3 ngày đồng thời dùng hạ sốt không đỡ, bạn cần cần đưa con đến bệnh viện để thăm khám ngay.

Uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt, không đau?

Uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt, giảm đau? Có rất nhiều cách và mẹo hay giúp trẻ hạ sốt, hạn chế đau đớn khi tiêm vacxin, cụ thể như sau:

Uống sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ, nhất là trẻ nhỏ. Trong trường hợp con bạn vẫn chưa cai sữa mẹ thì bạn nên tăng cường cho bé bú trước khi tiêm để không sốt, không đau. Việc trẻ được bú sữa mẹ đầy đủ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và có thể lực tốt hơn. Do vậy, vắc xin chứa virus bất hoạt khi được tiêm vào cơ thể bé sẽ ít gây ra tác dụng phụ nặng nề hơn.

Cho bé uống bú nhiều sữa mẹ là cách chống sốt cho trẻ khi tiêm phòng
Cho bé uống bú nhiều sữa mẹ là cách chống sốt cho trẻ khi tiêm phòng

Uống nước lá tía tô

Uống nước tía tô là mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ giúp trẻ không sốt, không đau. Theo Đông y, loại cây sở hữu khả năng hạ sốt, giải độc, giải cảm, trừ phong hàn,… và cũng rất lành tính nên thường xuyên có mặt trong các bài thuốc Y học cổ truyền.

Như vậy, nước lá tía tô cũng là lời giải đáp cho thắc mắc “Uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt, không đau”. Trong trường hợp trẻ vẫn đang còn bú sữa mẹ thì mẹ nên uống loại nước này để các hoạt chất thông qua sữa, truyền sang cơ thể bé và phát huy tác dụng. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm ngọn lá tía tô, rửa sạch, để ráo nước và xay nhuyễn.
  • Chắt lấy nước cốt tía tô rồi pha với một cốc nước nóng, hòa thêm vào hạt muối, đợi ấm và uống trực tiếp.

Trường hợp bé đã cai sữa thì bạn có thể cho bé uống trực tiếp lá tía tô những chỉ với liều lượng thật nhỏ. Cách làm như sau:

  • Lấy 1 nắm lá tía tô tươi, loại bỏ phần sâu úa, rửa sạch, ngâm trong nước muối và để ráo.
  • Giã nhuyễn lá tía tô và chắt lấy nước cốt.
  • Pha loãng nước cốt tía tô cùng một chén nước ấm cho bé dùng trực tiếp.

Vậy uống gì cho trẻ đi tiêm phòng không sốt, giảm đau nữa ngoài nước tía tô? Nước đậu đen hoặc sắn dây cũng là một sự lựa chọn tốt, mẹ hãy thử áp dụng nhé.

Một số gợi ý hay cho bé đi tiêm không đau, không sốt

Lựa chọn địa chỉ uy tín để tiêm phòng

Lựa chọn địa chỉ tiêm phòng uy tín là bước rất quan trọng, quyết định hiệu quả của việc tiêm vắc xin cũng như giúp bé giảm đau, ít sốt, không quấy khóc. Để đánh giá độ uy tín của một cơ sở y tế, bạn cần xem xét về cơ sở vật chất đầu tiên. Khoa phòng phải rộng rãi, thoáng mát, trang bị đầy đủ đồ dùng và các phương tiện cấp cứu. Nguồn vắc xin được sử dụng đạt chất lượng cao, được bảo quản lạnh tiêu chuẩn GSP. 

Để trẻ được tiêm chủng an toàn, hạn chế xảy ra tác dụng phụ, bạn nên lựa chọn trung tâm tiêm chủng uy tín
Để trẻ được tiêm chủng an toàn, hạn chế xảy ra tác dụng phụ, bạn nên lựa chọn trung tâm tiêm chủng uy tín

Ngoài ra, khách hàng cũng cần phải được nhân viên y tế hướng dẫn và phân luồng cẩn thận từ lúc khám sàng lọc, thanh toán cho đến lúc thực hiện chủng ngừa, theo dõi 30 phút sau tiêm. Điều này giúp trẻ tránh tối đa tiếp xúc nhiều người có thể đang mắc bệnh. Không chỉ vậy, đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên phải là người giàu kinh nghiệm, biết cách dỗ trẻ để trẻ hợp tác, thao tác phải nhanh và chuẩn xác tránh gây đau đớn cho trẻ. Ngoài ra, cơ sở tiêm phải có đội ngũ cấp cứu luôn túc trực để đề phòng trường hợp xấu có thể ngay lập tức xử trí đúng phác đồ.

Thực hiện tiêm vào buổi sáng

Thực tế, các bà mẹ không nên cho con đi tiêm vào buổi chiều. Bởi nếu trẻ khóc quấy, sốt hoặc không may có biểu hiện bất thường vào ban đêm thì sẽ khó xử trí hơn khi đi vào ban ngày.

Không để trẻ bị đói hoặc ăn quá no trước giờ tiêm

Trẻ không cần nhịn đói khi đi tiêm, cũng không cần ăn thật no. Cha mẹ chỉ nên cho bé ăn  đủ lượng, không để trẻ đói vì có thể dẫn đến hạ đường huyết. Nếu mẹ đang cho con bú, đừng quên ăn uống đủ dinh dưỡng để sữa mẹ đủ chất, giúp bé tăng sức đề kháng hơn.

Tiêm chủng ở đâu an toàn và hiệu quả?

Hiện nay, tiêm chủng dịch vụ đã và đang chiếm được cảm tình của nhiều gia đình có con nhỏ. Tại Hà Nội, quý cha mẹ có nhu cầu tiêm vắc xin cho bé có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. 

Trung tâm tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được thiết kế hiện đại, thoáng mát, tạo sự thoải mái cho khách hàng. Ngoài ra, trung tâm còn có khu vui chơi dành riêng cho trẻ nhỏ được trang trí đẹp mắt, ngộ nghĩnh với nhiều trò chơi thú vị giúp bé quên đi cảm giác sợ hãi. Gia đình giảm bớt mệt mỏi và tiện theo dõi con hơn.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ tiêm chủng tin cậy cho trẻ tại khu vực miền Bắc
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ tiêm chủng tin cậy cho trẻ tại khu vực miền Bắc

Đội ngũ bác sĩ, y tá tại trung tâm đều có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Kỹ thuật viên phụ trách tiêm được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ. Thao tác tiêm nhẹ nhàng, áp dụng cách tiêm hạn chế sưng tấy hay đau đớn cho bé. Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, 100% trẻ được miễn phí khám sàng lọc trước tiêm và theo dõi 30 phút sau tiêm. 

Trung tâm tiêm chủng tại Phương Đông cung cấp gói tiêm chủng dành cho trẻ em từ 0-24 tháng tuổi, người lớn, phụ nữ chuẩn bị mang thai. Vắc xin tại đây đều được nhập từ các hãng dược uy tín trong và ngoài nước (Mỹ, Pháp, Bỉ…). Dụng cụ y tế  luôn được tiệt trùng, đảm bảo an toàn.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ được uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt, không đau. Để được tư vấn và đặt lịch tiêm, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 19001806 hoặc TẠI ĐÂY.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
13,892

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám