Vắc xin IPV phòng bệnh bại liệt và những điều cần biết

Nguyễn Mai Phương

04-03-2021

goole news
16

Vắc xin IPV là một loại vắc xin bất hoạt được chỉ định tiêm cho trẻ nhỏ theo chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia nhằm phòng ngừa hiệu quả bệnh bại liệt. Việc tìm hiểu về những thông tin liên quan đến loại vắc xin này là điều cần thiết đối với mỗi phụ huynh.

Tìm hiểu về bệnh bại liệt

Bại liệt là bệnh truyền nhiễm do poliovirus tấn công vào hệ thần kinh của con người. Trẻ em dưới 5 tuổi có khả năng nhiễm looại virus này cao hơn bất kỳ đối tượng nào khác. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 1 trong 200 ca bại liệt bị tê liệt vĩnh viễn.

Bại liệt là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm
Bại liệt là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm

Ước tính có đến khoảng 95-99% tổng số người mắc bệnh bại liệt không có triệu chứng . Ngay cả trong trường hợp này, họ vẫn có thể lây virus cho những người xung quanh qua đường phân và đường miệng.

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh bại liệt chính là chích ngừa vắc-xin. Trẻ nhỏ nên được tiêm phòng bại liệt theo đúng lịch tiêm chủng mở rộng do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo.

Vắc xin IPV phòng bại liệt

Vắc xin IPV là loại vắc xin bất hoạt dạng tiêm giúp phòng ngừa bệnh bại liệt. Sản phẩm này có chứa virus bại liệt bất hoạt (Inactivated poliovirus-IPV) giúp kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch để phòng bệnh. Tiêm vắc xin IPV đã được Bộ y tế đưa vào trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho trẻ 5 tháng tuổi từ năm 2018.

Các cuộc thử nghiệm vắc-xin IPV cho thấy mức độ ổn định huyết thanh cao hơn 90% so với cả 3 loại poliovirus chỉ sau sau một liều tiêm và 100% sau hai liều tiêm. Tuy nhiên, loại vắc xin này cân được kết hợp với vắc xin phòng bại liệt dạng uống bOPV mới đem lại hiệu quả tốt.

Vắc xin IPV nằm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia
Vắc xin IPV nằm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia

Đối tượng cần được tiêm phòng vắc xin IPV phòng bại liệt

Vắc xin bại liệt IPV chỉ đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả khi được sử dụng cho đúng đối tượng.

Những đối tượng cần tiêm vắc xin phòng bệnh bại liệt bao gồm:

  • Trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi trở lên.
  • Người làm công việc đặc thù như: Giáo viên mầm non, giữ trẻ, nhân viên y tế hoặc kỹ thuật viên phải làm việc trong phòng xét nghiệm…

Đối tượng không tiêm được tiêm vắc xin IPV:

  • Trẻ có tiền sử phản ứng nặng sau khi tiêm vắc xin IPV.
  • Trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào, hoạt chất, tá dược trong vắc xin hoặc dị ứng với neomycin, streptomycin, polymyxin B.
  • Trẻ bị suy chức năng các cơ quan như suy tim, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy gan, suy thận,... có thể trì hoãn tiêm đến khi sức khỏe trẻ ổn định.

Đối tượng cần hoãn tiêm vắc xin IPV:

  • Trẻ đang mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh cấp tính.
  • Trẻ đang sốt hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35.5 độ C (nhiệt độ được đo tại nách).
  • Trẻ đang điều trị hoặc vừa kết thúc điều trị bằng corticoid liều cao cần tạm hoãn dùng vắc xin sống giảm độc lực trong vòng 14 ngày
  • Trẻ mới truyền máu, chế phẩm từ máu hoặc dùng globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trở lại, trừ trường hợp sử dụng globulin miễn dịch để điều trị viêm gan B.

Tầm quan trọng của Vắc xin IPV trong việc bảo vệ sức khỏe của bé

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới thì bệnh bại liệt ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ em dưới 5 tuổi. Trung bình, cứ 1 trong 200 ca nhiễm bệnh này sẽ bị biến chứng tê liệt vĩnh viễn. Đặc biệt tại Mỹ vào cuối những năm 1940, dịch bệnh bại liệt đã làm tê liệt trung bình hơn 35.000 người mỗi năm. Trong tổng số người mắc bại liệt trên thế giới có khoảng 5% – 10% ca tử vong do cơ hô hấp ngừng hoạt động.

Vắc xin IPV này cần kết hợp với vắc xin phòng bại liệt dạng uống bOPV để có hiệu quả tốt
Vắc xin IPV cần kết hợp với vắc xin phòng bại liệt dạng uống bOPV để có hiệu quả tốt

Tại Việt Nam vào thời điểm trước khi có vắc xin, bại liệt là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đồng thời để lại di chứng nặng nề ở trẻ dưới 5 tuổi. Cụ thể, bệnh này phát triển thành đại dịch lớn vào những 1957-1959, trong đó tỉ lệ mắc năm 1959 lên tới 126,4/100.000 dân.

Như vậy có thể thấy bại liệt là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Đáng lo ngại là bệnh này hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Bởi vậy việc uống và tiêm vắc xin phòng bại liệt chính là cách tốt nhất để bảo vệ sự phát triển của trẻ. 

Hiện nay, ngoài IPV thì còn có vắc xin bại liệt dùng theo đường uống là OPV. Trẻ cần uống 3 liều vắc xin này trong 2, 3 và 4 tháng tuổi. Vắc xin IPV được sử dụng sau vắc xin OPV vào lúc 5 tháng tuổi để phòng ngừa bại liệt một cách hiệu quả nhất.

Phác đồ, lịch tiêm vắc xin Vắc xin IPV phòng bại liệt

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế nước ta, trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ sẽ được uống vắc xin OPV ba lần vào các giai đoạn 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi. Tiếp đó trẻ cần tiêm thêm 1 mũi vắc xin IPV vào lúc 5 tháng tuổi. Sử dụng hai loại vắc xin trên cùng lúc đã được các nhà khoa học chứng minh là an toàn, hiệu quả trong  việc tạo miễn dịch chống bại liệt toàn diện cho trẻ.

Trường hợp bị nhỡ lịch tiêm hoặc bắt buộc hoãn tiêm, trẻ cần cần tiêm lại mũi IPV càng sớm càng tốt. Vắc xin này cũng có thể được tiêm đồng thời với các vắc xin khác trong một buổi tiêm chủng.

Vaccine ipv cần tiêm cho trẻ từ 5 tháng tuổi ở bắp tay

Ngoài ra, trong tiêm chủng dịch vụ, trẻ sẽ được tiêm vắc xin phối hợp chứa kháng nguyên của ba tuýp virus bại liệt như: 

  • Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa (Bỉ) hoặc Hexaxim (Pháp): Tiêm 3 mũi chính khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi. Tiêm mũi 4 nhắc lại sau 1 năm, trẻ 16-18 tháng tuổi. Hoàn thành phác đồ khi trẻ ≤ 24 tháng.
  • Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp): tương tự khi tiêm vắc xin 6 trong 1.
  • Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim (Pháp): Tiêm 3 mũi khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi. Mũi thứ tư tiêm sau mũi thứ ba 1 năm. Có thể tiêm thêm 1 mũi nhắc lại cho trẻ từ 5-13 tuổi.

Chú ý: Trẻ đã hoàn thành tiêm vắc xin phối hợp sẽ không cần tiêm vắc xin IPV phòng bại liệt nữa.

Những phản ứng sau khi tiêm phòng Vắc xin IPV

Vắc xin bại liệt IPV được đánh giá là rất an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên sau khi tiêm vắc xin này, trẻ cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như:

  • Tác dụng phụ thường gặp: Đau, sưng hoặc có quầng đỏ tại vị trí tiêm, sốt nhẹ. Các phản ứng này sẽ tự hết trong 1-2 ngày và là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé phản ứng tốt với vắc xin.
  • Phản ứng hiếm gặp (<0.01%): Sưng, phù nề nặng tại vị trí tiêm 1-2 ngày, dị ứng, nổi mày đay, phù mặt, sốc phản vệ, đau khớp, co giật, cơ thể kích thích, phát ban.

Sốt là phản ứng phụ thườn gặp của trẻ sau tiêm vacxin IPV
Sốt là phản ứng phụ thườn gặp của trẻ sau tiêm vacxin IPV

Chăm sóc trẻ sau tiêm phòng vắc xin bại liệt

Trẻ sau khi tiêm phòng vắc xin bại liệt cần được chăm sóc như sau:

  • Cho trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng để theo dõi tối thiểu 30 phút sau tiêm. Điều này giúp nhân viên y tế có thể theo dõi trẻ và xử lý kịp thời những phản ứng bất thường có thể xảy ra.
  • Theo dõi sức khỏe của trẻ tại nhà ít nhất 24-48 giờ sau khi tiêm chủng vắc xin bại liệt. Các dấu hiệu cần quan sát kỹ là tinh thần trẻ, tình trạng ăn ngủ, nhiệt độ cơ thể và các bất thường trên da hoặc các cơ quan khác. Trong trường hợp i phát hiện sức khỏe trẻ vấn đề bất thường, hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
  • Bế và quan sát trẻ thường xuyên nhưng tuyệt đối không chạm, đè hoặc đắp bất cứ thứ gì vào chỗ tiêm.
  • Cho trẻ ăn đủ bữa, đủ dinh dưỡng và uống đủ nước/sữa.

Tiêm phòng vắc xin bại liệt ở đâu?

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông triển khai tiêm chủng dịch vụ với các vắc xin phối hợp chứa kháng nguyên phòng bại liệt gồm: vắc xin 6 trong 1 (Infanrix Hexa, Hexaxim), 5 trong 1 (Pentaxim), 4 trong 1 (Tetraxim). Toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu từ các hãng sản xuất uy tín trong và ngoài nước, được bảo quản tại kho lạnh theo tiêu chuẩn từ 2-8 độ C, đảm bảo chất lượng tốt, cho hiệu quả phòng bệnh tối ưu. 

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tự tin là địa chỉ tiêm phòng vắc xin bại liệt uy tín tại Hà Nội
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tự tin là địa chỉ tiêm phòng vắc xin bại liệt uy tín tại Hà Nội

Quy trình tiêm chủng tại BVĐK Phương Đông được thực hiện an toàn và chuyên nghiệp. 100% bé được khám sàng lọc trước tiêm và theo dõi sức khỏe trong vòng 30 phút sau khi tiêm chủng. Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong thăm khám và xử lý tình huống sẽ tư vấn cho gia đình chi tiết về loại vắc xin, hạn sử dụng, lịch tiêm, được hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc trẻ khi về nhà. 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bậc cha mẹ những thông tin cần biết về vắc xin IPV phòng bệnh bại liệt. Nếu có nhu cầu tư vấn và đặt lịch tiêm thêm các vắc xin khác ngoài chương trình Tiêm chủng mở rộng để tối đa hiệu quả ngừa bệnh cho bé, quý gia đình vui lòng liên hệ Hotline 19001806 hoặc nhấp TẠI ĐÂY để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,974

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám