Hàng năm có gần nửa triệu trẻ em trên thế giới tử vong vì các bệnh do phế cầu khuẩn. Mặc dù đã có vắc xin phế cầu nhưng đây là mũi tiêm dịch vụ, nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng nên còn khá nhiều cha mẹ mơ hồ và chưa cho con tiêm phòng.
Hàng năm có gần nửa triệu trẻ em trên thế giới tử vong vì các bệnh do phế cầu khuẩn. Mặc dù đã có vắc xin phế cầu nhưng đây là mũi tiêm dịch vụ, nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng nên còn khá nhiều cha mẹ mơ hồ và chưa cho con tiêm phòng.
Bệnh phế cầu khuẩn là thuật ngữ dùng để chỉ các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. Ước tính hàng năm trên thế giới có gần nửa triệu trẻ em tử vong vì phế cầu khuẩn.
Hình ảnh vi khuẩn Streptococcus pneumoniae dưới kính hiển vi
Cơ thể con người khi bị nhiễm phế cầu khuẩn có thể gây ra những bệnh lý nghiêm trọng đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. Cụ thể là:
Trước mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm của bệnh phế cầu khuẩn đối với sức khỏe và tính mạng của trẻ em, vắc xin phế cầu đã ra đời. Chủng ngừa vắc-xin phế cầu cho trẻ được xem là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra.
Thành phần của vacxin phế cầu bao gồm 10 typ kháng nguyên phổ biến nhất của chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. Trên thị trường hiện nay, vắc xin phế cầu có 3 loại đang được lưu hành là:
Vaccin prevenar có xuất xứ từ Bỉ
Do là loại vắc xin được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi nên Synflorix luôn được ưu tiên sử dụng đầu tiên. Synflorix được sản xuất bởi hãng Glaxo Smith Kline (GSK) của Bỉ. Được biết đây là một trong những công ty nghiên cứu, sản xuất và cung ứng dược phẩm & vắc-xin lớn nhất toàn cầu, Mỗi ngày, hãng này phân phối hơn 2 triệu liều vắc-xin đến hơn 170 quốc gia. Theo khảo sát, có tới 40% trẻ em thế giới được chủng ngừa với ít nhất một loại vắc xin là sản phẩm của GSK.
Theo các chuyên gia, việc chủng ngừa vắc xin này cho trẻ từ sớm sẽ giúp giảm thiểu tác hại của các căn bệnh do phế cầu gây ra. Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm chủng luôn được xem là biện pháp chủ động, tiết kiệm và có tầm ảnh hưởng quan trọng giúp giảm thiểu đáng kể số ca bệnh mắc mới do bị nhiễm phế cầu khuẩn. Nhờ đó, trẻ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết.
Mặc dù các loại vắc-xin phế cầu hiện nay có không có khả năng chống lại tất cả các chủng Streptococcus pneumoniae gây bệnh nhưng lại có thể bảo vệ cơ thể trẻ trước những chủng phổ biến gây ra hầu hết những trường hợp bệnh lý phế cầu nặng ở trẻ em. Cụ thể là:
Tiêm phế cầu cho trẻ là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ
Vậy nên tiêm phế cầu khi nào? Phế cầu khuẩn thường gây bệnh cho đối tượng trẻ dưới 5 tuổi, vì thế các em bé từ 6 tuần tuổi - 5 tuổi nên được cha mẹ cho tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Đây là cách tốt nhất giúp hệ miễn dịch của bé sớm sản sinh kháng nguyên, từ đó ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn tấn công vào cơ thể.
Tùy vào từng độ tuổi mà lịch tiêm phòng vắc xin phế cầu sẽ có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Cụ thể
Đối với trẻ từ 6 tuần - 7 tháng tuổi:
Đối với trẻ từ 7 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi nhưng chưa tiêm phòng vắc xin phế cầu trước đó:
Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi - 5 tuổi nhưng chưa tiêm phòng vắc xin phế cầu khuẩn trước đó:
Theo các chuyên gia, bác sĩ vắc-xin phế cầu thường an toàn. Tuy nhiên, khi tiêm trẻ vẫn có thể gặp một số phản ứng phụ thông thường sau tiêm. Cụ thể là:
Như vậy với thắc mắc tiêm vắc xin phế cầu có sốt không thì câu trả lời là có. Hiện tượng này là tình trạng đáp ứng miễn dịch bình thường của cơ thể bé đồng thời là biểu hiện trẻ đáp ứng tốt với vắc xin. Triệu chứng sốt sau tiêm vắc xin phế cầu sẽ hết sau 1-2 ngày nếu bé được ba mẹ chăm sóc tốt.
Chú ý: Đối với trường hợp sau tiêm vắc xin phế cầu mà bé quấy khóc bất thường, tiêu chảy, nôn, nổi ban, tụ máu tại chỗ tiêm hoặc là sốt cao ≥ 39 độ C đã dùng thuốc hạ sốt không đỡ thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để khắc phục kịp thời.
Để đạt hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn cho trẻ, vắc xin phế cầu cần được tiêm cho đúng đối tượng. Bởi vậy, cha mẹ cần chú ý đến những trường hợp chống chỉ định tiêm loại vắc xin này. Cụ thể:
Vắc xin phế cầu phải tiêm cho đúng đối tượng mới hiệu quả và đảm bảo an toàn
Ngoài ra,, trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin phế cầu, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau:
Sau khi tiêm vắc xin phế cầu, bé cần được chăm sóc cẩn thận, chu đáo. Cụ thể:
Trẻ bị sốt sau khi tiêm vắc xin phế cầu cần được chăm sóc cẩn thận
Cha mẹ có nhu cầu tiêm vắc xin cho bé có thể lựa chọn Trung tâm Tiêm chủng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông – P. Cổ Nhuế 2, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Tình trạng vắc xin phế cầu cũng như các vắc xin khác thường xuyên được update trên fanpage Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Phụ huynh có thể theo dõi hoặc inbox để biết thông tin chính xác. Cha mẹ cũng có thể lựa chọn tiêm vắc xin lẻ hoặc mua trọn gói vắc xin tại BVĐK Phương Đông.
Khi mua gói vắc xin cho con, gia đình sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
Tiêm vắc xin phế cầu là việc làm quan trọng giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm xoang và viêm tai giữa. Để nhận tư vấn hoặc đặt lịch tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ, cha mẹ có thể liên hệ hotline 19001806 hoặc inbox tại TẠI ĐÂY.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.