Vệ sinh họng sao cho đúng cách? Lưu ý gì khi làm sạch cổ họng?

Ngọc Anh

04-12-2024

goole news
16

Vệ sinh họng là việc phải thực hiện hàng ngày, cần thiết để phòng bệnh hiệu quả, đặc biệt là trong thời điểm thời tiết thay đổi. Họng là khu vực dễ bị tổn thương nhất do nó thông với các đường dẫn lưu họng mũi và vòi tai - nơi tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường nhiều nhất. Để chủ động bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lý truyền nhiễm qua tai mũi họng, bạn có thể tham khảo cách vệ sinh cổ họng khoa học theo bài viết dưới đây!

Tầm quan trọng của vệ sinh họng/ cổ họng mỗi ngày

Các chuyên gia y tế cho biết việc vệ sinh họng hết sức cần thiết vì các lý do sau đây:

  • Ngăn ngừa nhiễm trùng: Cổ họng là 1 phần của hệ tiêu hoá và hô hấp, đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại xâm nhập đến sức khoẻ. Loại bỏ vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác bám dính trên niêm mạc họng, giảm nguy cơ mắc các bệnh như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi họng… và gây các bệnh nhiễm trùng đường dưới
  • Giảm triệu chứng khó chịu: Làm dịu cổ họng, giảm cảm giác đau rát, ngứa ngáy, khàn tiếng do viêm nhiễm hoặc kích ứng.
  • Hỗ trợ hệ miễn dịch: Giúp tăng cường sức đề kháng của niêm mạc họng và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống: Giúp bạn thở dễ dàng hơn, giảm tình trạng hôi miệng và cải thiện sự tự tin mỗi khi giao tiếp, làm việc

Việc làm sạch cổ họng mỗi ngày vô cùng quan trọng

Việc làm sạch cổ họng mỗi ngày vô cùng quan trọng

Hướng dẫn cách làm sạch cổ họng, tai mũi họng

Để góp phần giúp cho cơ quan này thông thoáng, khoẻ mạnh, phòng ngừa nhiễm trùng việc vệ sinh họng phải đảm bảo làm sạch họng, sạch đờm và khử mùi hôi. Cách vệ sinh dành cho các đối tượng khác nhau sẽ khác nhau, đơn cử như:

Vệ sinh cổ họng thông thường

Đây là cách vệ sinh thông dụng nhất. Đối với trẻ em bạn bạn nên vệ sinh cho bé mỗi lần uống sữa xong. 

  • Hãy pha vài thìa cà phê nước lọc ấm để tráng miệng họng
  • Làm sạch họng vào buổi sáng trước khi bú bằng 1 miếng gạc mềm trong nước muối sinh lý. Quán miếng gạc vào đầu ngón tay của mẹ rồi đưa vào khoang miệng lau thật nhẹ cho bé
  • Nếu bé đã trên 5 tuổi thì nên dạy bé cách ngậm và súc họng bằng nước muối sinh lý, không được nuốt khi ngậm mà phải nhổ ra sau khi súc họng khoảng 30s

Bạn có thể làm hũ sẵn nước chanh mật ong để dùng dần mỗi ngày

Trẻ sơ sinh cũng cần được vệ sinh cổ họng hàng ngày

Đối với người lớn bạn nên thực hiện theo các bước sau:

  • Dùng nước muối sinh lý bán sẵn để súc họng hàng ngày, tốt nhất là súc sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ
  • Mỗi lần vệ sinh bằng nước muối sinh lý nên ngửa cổ ra sau để nước muối chảy xuống họng, ngậm trong ít nhất 30s và khò nhiều lần trước khi thở ra ngoài
  • Nếu súc họng bằng dung dịch vệ sinh nên súc khoảng 15 - 30s rồi nhổ ra ngoài
  • Tránh khạc nhổ mạnh vì dễ làm tổn thương họng

Vệ sinh cổ họng bằng các nguyên liệu đến thiên nhiên

Ngoài cách vệ sinh họng bằng nước sạch hay nước muối sinh lý thường thấy, bạn cũng có thể sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên để sát trùng và kháng khuẩn hiệu quả. Chanh và mật ong là các nguyên liệu có tính chất sát trùng và kháng khuẩn hiệu quả. không những thế, chúng còn hỗ trợ làm dịu niêm mạc họng và loại bỏ các tác nhân gây kích thích, giảm cảm giác buồn nôn và phòng các bệnh lý đường hô hấp. 

Bạn hãy pha nước chanh mật ong tỷ lệ 1 thìa nước chanh: 2 thìa mật ong và 1 cốc nước nhỏ để uống mỗi sáng. Nên uống vào mỗi sáng, nuốt từ từ để thanh lọc cơ thể và làm sạch cổ họng. 

Bạn có thể làm hũ sẵn nước chanh mật ong để dùng dần mỗi ngày

Bạn có thể làm hũ sẵn nước chanh mật ong để dùng dần mỗi ngày

Những điều cần lưu ý để tránh đờm tích tụ ở cổ họng

Đờm là một trong những nhân tố khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, phiền toái khi ăn uống, nói chuyện. Chúng là các chất nhầy, hồng cầu và một số chất độc xâm nhập vào đường hô hấp cấu thành. Để tránh các chất dịch này tích tụ lâu ngày trong cổ họng, ngoài cách vệ sinh họng như trên, bạn có thể áp dụng các mẹo nhỏ sau đây:

  • Kê cao đầu khi ngủ giúp chất nhầy và dịch nhờn được làm sạch khỏi cổ họng
  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá có chứa hơn 7000 hoá chất, trong đó có 70 chất gây ung thư và hàng trăm loại chất gây nghiện và chất độc khác. Đặc biệt, thuốc là đi qua đường hô hấp nên rất dễ kích thích, làm tổn thương dây niêm mạc và kích thích cổ họng tiết ra nhiều chất nhờn hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi, chất dị ứng và hoá chất độc hại: Các loại hoá chất, bụi bẩn này cũng là tác nhân dễ gây kích thích đường hô hấp khiến cổ họng tiết ra nhiều đờm hơn để ngăn chặn các chất độc hại này xâm nhập.
  • Kiêng các thực phẩm dễ gây kích ứng cho đường tiêu hoá như đồ ăn nhiều gia vị, các thực phẩm chế biến sẵn, trái cây nhiều đường, có vị chua, đồ uống có gas,.... 

Những sai lầm thường gặp khi vệ sinh cổ họng

Đa số chúng ta đều hiểu tầm quan trọng của cách vệ sinh họng nói riêng và tai mũi họng nói chung và có thói quen thực hiện mỗi ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách vệ sinh đúng cách, những sai lầm thường gặp khi vệ sinh có thể kể đến như:

Tự pha nước muối súc họng

Đây là cách sát khuẩn cổ họng được áp dụng lâu đời nhưng các bác sĩ không khuyến khích tự pha nước muối tại nhà. Vì nước muối tự pha không đảm bảo được nồng độ natri tiêu chuẩn. Nếu lượng natri quá thấp thì không đủ để sát khuẩn nhưng nếu quá nồng thì lại dễ kích thích niêm mạc họng dẫn đến tổn thương.

Bạn không nên tự pha nước muối tại nhà

Bạn không nên tự pha nước muối tại nhà

Dùng quá nhiều dung dịch súc họng

Nhiều người khi vệ sinh họng có xu hướng súc miệng quá nhiều hoặc dùng nhiều nước súc miệng hơn bình thường. Điều này là không tốt bởi hàm lượng cồn và hóa chất trong nước súc miệng rất cao, nếu dùng quá nhiều dễ gây kích ứng niêm mạc và tổn thương họng.

Đặc biệt, một số loại nước súc miệng có công dụng khử mùi hôi miệng nếu dùng lâu dài cũng có thể gây hại cho họng. Mặt khác, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh cảnh hôi miệng như trào ngược axit dạ dày từ dạ dày, nhiễm trùng mũi, viêm xoang, amidan,... Để điều trị triệt để tình trạng miệng có mùi, bạn nên đi thăm khám để được các bác sĩ tìm nguyên nhân chữa bệnh thay vì dùng nước súc miệng để duy trì như giải pháp tạm thời.

Lạm dụng dung dịch vệ sinh răng miệng không tốt cho niêm mạc họng

Lạm dụng dung dịch vệ sinh răng miệng không tốt cho niêm mạc họng

Súc họng không hiệu quả

Nếu bạn đang súc họng quá nhanh dễ khiến dung dịch súc họng không có đủ thời gian để phát huy tác dụng khử khuẩn của nó khiến khoang miệng và họng vẫn chưa được làm sạch như mong muốn. Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo dung dịch súc họng không xuống sâu được cổ họng nên cũng không phát huy được hiệu quả làm sạch khu vực này.

Nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào ở tai mũi họng, bạn nên đến Bệnh viện ngay để được hỗ trợ y tế kịp thời. Trong số các Bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, gợi ý bạn đến khám Tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Đây là nơi tập hợp đội ngũ bác sĩ Tai mũi họng có nhiều kinh nghiệm lâm sàng thăm khám và điều trị các bệnh lý đường hô hấp như BS CKII Nguyễn Thị Thu Yến, BS CKI Mai Văn Nghĩa, Ths.BS Đỗ Thái Sơn,... Đồng thời hệ thống cơ sở vật chất hiện đại sẽ đảm bảo mọi trải nghiệm y tế diễn ra an toàn, thoải mái, nhanh chóng và có độ chính xác cao nhất.

Có thể nói, vệ sinh họng hàng ngày là thói quen quan trọng giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm viêm nhiễm, bảo vệ đường hô hấp và cải thiện chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, để có một hệ hô hấp khỏe mạnh, bên cạnh việc vệ sinh họng hàng ngày, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước và đeo khẩu trang mỗi khi ra đường.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
19

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

ĐỖ THÁI SƠN

Bác sĩ Tai mũi họng

ThS.BS

ĐỖ THÁI SƠN

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám