Viêm âm đạo khi mang thai là tình trạng nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng của niêm mạc âm đạo. Mẹ bầu bị viêm âm đạo là trường hợp ở khoảng 10 - 20% phụ nữ mang thai. Bệnh có biểu hiện thầm kín, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và sức khỏe thai phụ nên bệnh phải được điều trị tiếp và duy trì suốt trong và sau thai kỳ.
Các triệu chứng của viêm âm đạo khi mang thai?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể xem xét dựa trên tính chất dịch âm đạo, biểu hiện bên ngoài và trạng thái khi quan hệ tình dục. Mẹ có thể nghi ngờ mình bị viêm âm đạo nếu có các dấu hiệu:
- Dịch âm đạo bất thường: Khí hư ra nhiều, màu sắc và tính chất bất thường. Thay vì màu trắng, khí hư có màu vàng, xanh,... ở dạng bột hoặc vón cục. Dịch có mùi hôi khó chịu
- Trạng thái khi quan hệ: Đau đớn, khó chịu và nóng rát khi sinh hoạt vợ chồng.
- Biểu hiện khác: Ngứa dữ dội hoặc râm ran tuỳ, tiểu khó, tiểu buốt khi đi tiểu.
Những bất thường về dịch âm đạo có thể báo hiệu viêm âm đạo khi mang thai
Tại sao bà bầu lại bị viêm âm đạo khi mang thai?
Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm âm đạo khi mang thai là do vi khuẩn, nấm. Đặc biệt đối với thai phụ có nội tiết tố thay đổi, giải phẫu, sinh lý là những điều kiện thuận lợi dẫn đến viêm âm đạo.
- Âm đạo rộng, dài, nhiều nếp gấp và nhú, tạo điều kiện cho vi khuẩn cư trú và thâm nhập.
- Nội tiết tố âm đạo thay đổi làm tế bào niêm mạc bong ra hàng loạt khiến mất cân bằng pH âm đạo. Độ pH âm đạo giảm xuống 3.5 - 4.5. Khi đó, âm đạo ngăn được cho vi khuẩn phát triển nhưng là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
- Sức đề kháng suy giảm: Khi mang bầu, thể trạng của mẹ bầu yếu hơn bình thường khiến cơ thể dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hơn.
- Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn: Dịch âm đạo của mẹ bầu nhiều hơn bình thường. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên cho khô thoáng, sạch sẽ thì mẹ bầu rất dễ nhiễm bệnh phụ khoa.
Thay đổi nội tiết tố khiến bà bầu có thể bị viêm âm đạo
Các loại bệnh viêm âm đạo khi mang thai mẹ bầu thường gặp
Viêm âm đạo do Trichomonas
Đây là bệnh nhiễm trùng do trùng roi Trichomonas qua đường sinh dục. Bệnh có thể gây ngứa, sưng đỏ, phù nề, trầy xước ngoài âm hộ. Bên trong âm đạo và cổ tử cung có thể bị xuất huyết.
Đây là bệnh hết sức nguy hiểm với thai phụ vì viêm âm đạo khi mang thai có thể khiến:
- Sinh non, nhẹ cân, sảy thai và nhiễm trùng nấm từ mẹ sang con
- Nguy cơ viêm nhiễm ngược dòng thành viêm nhiễm cổ tử cung, tắc vòi trứng,... là nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới.
- Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
Viêm âm dạo do vi khuẩn
Vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây viêm âm đạo cho phụ nữ, kể cả phụ nữ có thai. Bệnh có các triệu chứng điển hình như ngứa ngáy vùng tam giác, đau đớn khi quan hệ và dịch có tanh, hôi bất thường.
Viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nấm gây ra
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai là cơ hội vàng cho khuẩn nấm Candida đã ký sinh sẵn trong cơ thể phát triển. Bệnh khá thường gặp ở các mẹ bầu và khiến gia đình - bác sĩ chuyên khoa phải theo sát bởi các biến chứng nguy hiểm:
- Vỡ ối sớm, sinh non và sinh con nhẹ cân
- Nếu sinh thường, nấm Candida có thể dính vào niêm mạc miệng của trẻ, gây đen miệng hoặc viêm da, viêm phổi,... do nấm
- Có thể gây nhiễm trùng máu, viêm tắc vòi trứng,... cho chị em
- Dễ tái phát thường xuyên với mức độ bệnh nặng hơn
Nhiễm Strep B âm đạo
Bà bầu bị strep B tức nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa. Do đó, mẹ có nguy cơ gây vỡ nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ và dẫn đến sinh non, sảy thai.
Triệu chứng của viêm âm đạo khi mang thai chủ yếu là bất thường khi đi tiểu:
- Buồn tiểu thường xuyên
- Nóng rát, tiểu khó, nước tiểu có màu đục hơn bình thường
- Cảm giác thôi thúc khi đi tiểu
Bà bầu bị viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Ảnh hưởng của viêm âm đạo lên thai kỳ thể hiện cả ở mẹ bầu và thai nhi, bao gồm:
Đối với mẹ bầu
- Viêm âm đạo khi mang thai kéo dài khiến sức khỏe mẹ kém hơn
- Nguy cơ chuyển dạ sớm, sinh mổ can thiệp hoặc sảy thai cao hơn
- Dễ xúc động, lo âu, nặng nề, ảnh hưởng đến quá trình dưỡng thai
Đối với em bé
- Thai chậm phát triển, nhiễm trùng đường tiết niệu, thai chậm phát triển
- Biến chứng sớm như viêm màng não, nhiễm trùng mắt, viêm kết mạc… nếu mẹ bị viêm âm đạo do Chlamydia
- Biến chứng muộn như viêm phổi, viêm tủy xương, viêm khớp, nhiễm trùng máu,...
Mẹ bầu nên đi thăm khám ngay nếu bị viêm âm đạo khi mang thai
Khi nào bệnh nhân viêm âm đạo khi mang thai phải đi khám?
Mẹ bầu nên đi khám ngay nếu nhận thấy:
Nghi ngờ nhiễm nấm âm đạo
|
Nghi ngờ viêm âm đạo do vi khuẩn
|
- Ngứa vùng kín
- Tiểu khó, nóng, rát khi đi tiểu
- Đau đớn khi quan hệ
- Sưng hoặc viêm đỏ vùng âm hộ
- Dịch âm đạo lợn cợn, đục và đặc như sữa chua
|
- Dịch âm đạo tiết ra bất thường, có mùi hôi
- Ngứa, sưng đỏ vùng âm đạo và vùng da xung quanh âm hộ
- Đau, nóng rát khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục
|
Đồng thời, chị em cũng nên tìm hiểu kỹ để phân biệt được trạng thái sinh lý khi mang thai và những bất thường của bệnh lý.
Lưu ý: Mọi phụ nữ đều phải đi khám phụ khoa định kỳ, bao gồm cả thai phụ để phòng tránh các bệnh phụ khoa!
Viêm âm đạo khi mang thai phải làm gì?
Nếu đã phát hiện ra bệnh lý trong thai kỳ, các chị em nên bình tĩnh, phối hợp cùng bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý :
- Hạn chế quan hệ tình dục nếu bị viêm nhiễm phụ khoa. Vì đa số các bệnh phần phụ do vi khuẩn gây ra có thể lây cho chồng bằng đường quan hệ
- Không sử dụng băng vệ sinh liên tục
- Không nên cố gắng chịu đựng vì tâm lý ái ngại hay nỗi sợ ảnh hưởng đến em bé trong bụng
- Không dùng chung đồ lót hay tắm trong bồn tắm, vì có thể bị lây nhiễm bởi nhiều loại vi khuẩn và nấm
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh phù hợp được bác sĩ chỉ định
- Vận động nhẹ nhàng, không nên nằm yên một vị trí suốt thai kỳ
- Bổ sung sữa chua để cân bằng lợi khuẩn
- Mặc đồ lót rộng rãi, thoáng khí và giặt riêng đồ lót, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời
Mẹ bầu nên mặc đồ lót thông thoáng để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn
Cách chữa viêm âm đạo cho bà bầu
Cách điều trị tốt nhất là mẹ bầu nên điều trị theo bác sĩ chuyên khoa và tái khám thường xuyên. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa là chủ yếu. Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc bôi, thuốc đặt và thuốc uống phối hợp.
Lưu ý: Các chị em tuyệt đối không uống các loại thuốc, thực phẩm bổ sung nếu không có chỉ định của bác sĩ!
Làm sao để tránh viêm âm đạo khi mang thai?
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, mặc quần áo thoải mái, khô thoáng, thay quần lót thường xuyên
- Hạn chế đồ ngọt, đồ chế biến sẵn ra khỏi thực đơn, nên ăn nhiều hoa quả, vi khuẩn có lợi để tăng hệ miễn dịch tiêu hoá và giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh
- Nên giặt quần áo, đồ lót riêng, sấy ở nhiệt độ cao để loại bỏ các loại vi khuẩn và nấm
- Không thụt rửa âm đạo quá sâu, không dùng vòi xịt xịt thẳng lên khi vệ sinh vùng kín
- Quan hệ tình dục chung thuỷ, không quan hệ với nhiều đối tác. Vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ vợ chồng.
- Thăm khám thường xuyên để điều trị đúng cách và dứt điểm
Hạn chế đồ ngọt ra khỏi thực đơn khi mang thai
Nếu được phát hiện, điều trị kịp thời, viêm âm đạo khi mang thai sẽ hạn chế tối đa được sự ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy, khi có biểu hiện bất thường ở vùng kín và sự thay đổi dịch âm đạo, chị em nên đi khám ngay để được chẩn đoán kịp thời.
Hiện nay Khoa Phụ Sản - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ đáng tin cậy cho nhiều mẹ bầu bởi những ưu đãi hết sức thiết thực:
- Đa dạng các gói khám: Khám phụ khoa, Thai sản trọn gói, Lưu trữ máu cuống rốn,...
- Đội ngũ các bác sĩ sản khoa từ các Bệnh viện hàng đầu: BV Phụ sản TW, Bệnh viện Thanh Nhàn,....
- Hệ thống máy móc, thiết bị y tế chất lượng cao, hỗ trợ tiết kiệm thời gian chờ đợi, chẩn đoán chính xác
- Hỗ trợ thanh toán kết hợp BHYT, BHBL,...