Viêm amidan gây khó nuốt có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Ngọc Anh

19-04-2025

goole news
16

Viêm amidan gây khó nuốt tuy không hiếm gặp nhưng có thể khiến người bệnh mệt mỏi, ăn uống kém và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày. Để nắm được cách chăm sóc sức khoẻ tại nhà, khi nào nên đi khám và các biến chứng có thể có, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của đội ngũ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan gây khó nuốt

Viêm amidan gây khó nuốt là có thể được nhận biết bằng triệu chứng đau rát họng, vướng khi nuốt và chảy nước mũi, nghẹt mũi đi kèm. Đây là biểu hiện bất thường của cơ thể khi amidan sưng to, chèn ép hoặc kích ứng họng.

Một số bệnh nhân cho hay ngoài khó nuốt, viêm amidan còn gây ra các triệu chứng khác như:

  • Đau họng khi nuốt thức ăn hoặc uống nước, có thể lan lên tai, kèm cảm giác khô họng.
  • Quan sát trong gương thấy amidan sưng đỏ, đôi khi có mủ trắng
  • Nổi hạch ở 2 bên cổ
  • Hơi thở có mùi
  • Sốt và ớn lạnh
  • Mệt mỏi, đau đầu, cơn đau lan sang tai
  • Đau hoặc khó chịu ở dạ dày
  • Khó thở, phải thở bằng miệng
  • Ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ….

Nếu các triệu chứng kể trên kéo dài quá 3 - 4 ngày hoặc nặng thêm, bạn nên đi khám để được bác sĩ chuyên khoa đánh giá và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Bạn có thể nhận biết tình trạng viêm amidan gây khó nuốt qua cảm giác bất thường khi nuốt thức ăn hay uống nước

Bạn có thể nhận biết tình trạng viêm amidan gây khó nuốt qua cảm giác bất thường khi nuốt thức ăn hay uống nước

Viêm amidan gây khó nuốt có nguy hiểm không?

Có. Tuy viêm amidan là bệnh lý thường gặp nhưng nó hoàn toàn có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng nếu không điều trị sớm như;

  • Áp xe phúc mạc (tụ mủ cạnh 1 bên amidan) gây đau đớn, khó nuốt và sưng cổ họng khó thở, cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.
  • Sốt thấp khớp, có nguy cơ gây tổn thương tim 
  • Bệnh thận
  • Tắc nghẽn trong ống tai, gây viêm tai giữa hoặc keo tai

Cách xử lý khi bị viêm amidan gây khó nuốt

Khi bị viêm amidan gây khó nuốt, bạn có thể thực hiện chăm sóc tại nhà theo các hướng dẫn sau đây:

  • Súc miệng nước muối ấm 2–3 lần/ngày giúp sát khuẩn, giảm sưng.
  • Uống nhiều nước ấm, trà thảo mộc để làm dịu cổ họng.
  • Ưu tiên ăn cháo, súp, đồ mềm – tránh đồ cay, nóng, cứng.

Chú ý không tự ý dùng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh nhân bị sốt cao > 39°C, kéo dài > 5 ngày và có các biểu hiện như khó thở, khó nuốt tăng dần, hạch cổ sưng to,... thì hãy đưa Bệnh nhân đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ hỗ trợ y tế kịp thời. 

Hãy súc miệng nước muối ấm mỗi ngày để giảm sưng amidan

Hãy súc miệng nước muối ấm mỗi ngày để giảm sưng amidan

Cách điều trị viêm amidan gây khó nuốt

Mục tiêu điều trị bệnh viêm amidan gây khó nuốt tập trung vào giảm nhẹ triệu chứng, dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể tự phục hồi. Tùy mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định uống các loại thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây viêm amidan là vi khuẩn, bệnh nhân phải uống thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ gặp các biến chứng như bệnh sốt thấp khớp và bệnh thận. Tuy nhiên, khuyến cáo bệnh nhân chỉ uống theo liều lượng được chỉ định. Trong trường hợp virus là là nguyên nhân gây viêm amidan thì uống thuốc kháng sinh không đem lại hiệu quả điều trị. 
  • Thuốc giảm đau, giảm viêm và sưng tấy có thể được chỉ định thêm khi bệnh nhân khó nuốt và khó thở

Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm sau khi dùng thuốc hoặc người bệnh bị viêm amidan lặp lại hơn 5 lần/ năm hay viêm amidan quá to, gặp biến chứng do bệnh viêm amidan thì có thể được cân nhắc cắt amidan

Xem thêmCắt amidan có nguy hiểm không? Khi nào cần thực hiện

Cách phòng ngừa viêm amidan gây khó nuốt

Để hạn chế viêm amidan tái phát,  bạn nên chủ động bảo vệ sức khoẻ bằng các biện pháp dưới đây:

  • Súc miệng nước muối hàng ngày
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh khói bụi, vi khuẩn
  • Uống đủ nước (2 lít/ngày) giữ cổ họng ẩm
  • Tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi hợp lý
  • Rửa tay thường xuyên, tránh lây nhiễm chéo
  • Tiêm vắc-xin cúm hàng năm để phòng viêm họng do virus
  • Không dùng chung vật dụng sinh hoạt như thực phẩm, đồ uống, dụng cụ ăn uống
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ không gian sống, đặc biệt là những nơi nhiều người tiếp xúc như gương, tay nắm cửa, mặt bàn,....

Hãy chủ động đeo khẩu trag khi ra ngoàibenh

Hãy chủ động đeo khẩu trag khi ra ngoài

Chăm sóc khi bị viêm amidan gây khó nuốt như thế nào?

Khi bị viêm amidan, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Để giảm nhẹ các triệu chứng trên, bạn có thể thực hiện chăm sóc tại nhà như sau:

  • Ưu tiên các món mềm, dễ nuốt như háo, súp, canh ấm, sinh tố hoặc sữa chua,... Tránh xa thực phẩm cay, nóng, giòn hoặc cứng vì có thể khiến amidan thêm kích ứng, đau rát hơn.
  • Uống đủ nước – đặc biệt là nước ấm hoặc trà thảo mộc (gừng, cam thảo, mật ong...) giúp làm dịu cổ họng, giảm cảm giác vướng khi nuốt.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc, hạn chế làm việc quá sức và tránh nói chuyện nhiều nếu cổ họng đang đau.
  • Tránh xa khói thuốc, bụi bẩn, không khí lạnh đột ngột, đồng thời, hạn chế của nói to, la hét – tất cả đều khiến amidan bị kích thích nhiều hơn.

Có thể nói, viêm amidan gây khó nuốt không chỉ đơn giản là một triệu chứng khó chịu, mà còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đè tai mũi họng liên quan khác. Để đẩy nhanh tốc độ phục hồi, hãy ưu tiên chế độ ăn mềm, uống đủ nước, giữ ấm cơ thể và nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu sau vài ngày, cảm giác khó nuốt vẫn không cải thiện hoặc đi kèm sốt, khó thở, bạn nên đến Bệnh viện uy tín để được kiểm tra kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

10

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám