Sưng amidan: Dấu hiệu nhận biết, phân loại và cách điều trị

Nguyễn Thị Vân Anh

19-07-2022

goole news
16

Sưng amidan gây khó chịu, khó khăn trong giao tiếp và ăn uống cho người bệnh. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về sưng amidan qua dấu hiệu nhận biết, phân loại và cách điều trị qua bài viết sau.

Tổng quan về tình trạng sưng amidan

Amidan là tổ chức đảm nhiệm vai trò miễn dịch nằm ở thực chất, ngã ba hầu họng, viêm sưng amidan bao gồm 4 khối khác nhau với 2 amidan khẩu cái ở hai bên thành họng, 1 amidan ở vòm họng, ở lưỡi và 2 amidan vòi ở phía dưới Eustache.

Phổ biến hơn cả là amidan khẩu cái bởi đây là vị trí sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch. Thời điểm amidan phát triển mạnh nhất vào năm tuổi, lúc này, amidan nắm giữ vai trò tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ đường hô hấp. Tuy nhiên, vào giai đoạn trưởng thành, amidan sẽ bị teo dần theo thời gian.

Bệnh sưng viêm amidan cùng với dấu hiệu nhận biết dễ dàng    

Bệnh sưng viêm amidan cùng với dấu hiệu nhận biết dễ dàng    

Bên cạnh đó, dù đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt tác nhân gây hại khi đi vào đường hô hấp nhưng amidan rất dễ bị sưng, viêm nhiễm. Điều này là do cấu tạo hốc rỗng, một khi hệ miễn sinh suy yếu không đủ sản sinh ra các tế bào miễn dịch chống lại virus, vi khuẩn thì amidan sẽ trở thành nơi cư trú và tạo điều kiện cho chúng sinh sôi, nảy nở và phát triển.

Sưng amidan ở trẻ thường nghiêm trọng hơn so với người lớn. Nguyên nhân bởi trẻ có hệ miễn dịch yếu và đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện. Do đó, bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm bảo vệ amidan ở trẻ, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng sưng amidan

Biểu hiện của sưng amidan là tình trạng sưng đỏ. Ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở bằng miệng. Theo đó, các dấu hiệu tình trạng này gồm:

  • Đau họng, ngứa họng và cảm giác có dị vật ở cổ họng.
  • Amidan sưng đỏ kèm theo đó là lớp dịch phủ màu trắng hoặc vàng.
  • Tại vị trí sưng xuất hiện vết phồng rộp hoặc loét đau rát trên cổ họng.
  • Tình trạng đau kéo dài khiến người bị đau tai, ăn mất ngon, khó nuốt.
  • Sưng hạch ở hàm hoặc cổ cùng với sốt, ớn lạnh, hôi miệng.
  • Giọng nói trở nên khó nghe hoặc nghẹt thở, cổ cứng.

Đối với trẻ em có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu như:

  • Bụng chương, khó chịu.
  • Nôn mửa, chảy nước dãi.
  • Biếng ăn.

Được xem là căn bệnh phổ biến ở trẻ, thực tế, bé nào cũng có thể bị sưng, viêm amidan một lần trong đời. Nếu các triệu chứng kéo dài dưới 10 ngày không khuyên giảm, cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế để thăm khám và tiếp nhận điều trị.

Biện pháp chẩn đoán tình trạng sưng amidan

Để chẩn đoán xác định tình trạng sưng và phân biệt với các bệnh khác, Bác sĩ sẽ thực hiện một vài biện pháp sau:

  • Khám lâm sàng: Chẩn đoán sự trên khám lâm sàng cổ họng của bệnh nhân. Bác sĩ cũng có thể lấy dịch cổ họng bằng dụng cụ lấy dịch ngoáy nhẹ vào cổ họng người bệnh. Mẫu bệnh phẩm sau khi lấy sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm: Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng là do vi khuẩn hay virus. Từ đó đưa ra hướng điều trị cụ thể, dứt điểm.

Sưng amidan kéo dài có nguy hiểm không?

Sưng viêm amidan hay đau họng kéo dài do viêm nhiễm rất dễ dàng trở nên mãn tính nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm. Bệnh về amidan nếu được điều trị tích cực từ sớm thì rất mau khỏi và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, theo thời gian nếu không được điều trị hiệu quả thì chắc chắn sẽ gây ra hệ lụy không tốt, để lại những biến chứng như:

  • Áp xe quanh amidan: Đau họng và sưng amidan liên tục tức là vùng viêm nhiễm đã lan ra xung quanh amidan - giữa amidan và thành bên trong họng do không điều trị đúng cách. Lúc này vi khuẩn trong amidan có cơ hội phát triển mạnh mẽ gây ra áp xe và viêm nhiễm với triệu chứng khó nuốt, họng sưng và đau đớn, đau tai, sốt cao, hơi có mùi,...

Viêm mô tế bào amidan ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bệnh nhân

Viêm mô tế bào amidan ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bệnh nhân

  • Viêm mô tế bào amidan: Bệnh nhân sẽ không chỉ sưng amidan to hơn mà còn đau họng ở mức độ nặng nên cảm giác nuốt đau, cứng khít hàm, hàm khó cử động,...
  • Biến chứng lân cận amidan: Người mắc bệnh amidan kéo dài có thể bị viêm nhiễm các bộ phận lân cận như viêm xoang, tai giữa, viêm hạch cổ, viêm họng,...
  • Viêm phổi, viêm thanh - phế - khí quản: Tình trạng bệnh kéo dài còn tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển xuống đường hô hấp dưới, khiến đường hô hấp bị viêm nhiễm. Hệ quả chính là tình trạng viêm khí quản, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi.

Ngoài những biến chứng trên thì tình trạng sưng kéo dài nguy hiểm trong trường hợp viêm amidan liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A không được điều trị tích cực gây ảnh hưởng trực tiếp tới tim, thận và màng não…

Biện pháp điều trị tình trạng sưng amidan 

Sưng amidan là giai đoạn đầu của bệnh về amidan, ở giai đoạn này bệnh rất dễ cải thiện. Dưới đây là cách điều trị giảm sưng hiệu quả tại nhà bạn không nên bỏ qua.

Súc miệng nước muối

Nước muối không chỉ làm sạch khoang miệng, họng mà còn giúp giảm đau, viêm hiệu quả. Bởi trong muối có chứa thành phần khử trùng, sát khuẩn tốt nene có thể đánh bay vi khuẩn bám lại trong khoang họng, các hốc amidan.

Muối có tính kháng khuẩn cao

Muối có tính kháng khuẩn cao

Người bệnh nên súc miệng nước muối loãng 2 lần/ngày theo công thức: 9 gram muối và 1 lít nước đun sôi để nguội. Bạn nên súc miệng bằng cách ngửa cổ ra phía sau để nước muối chạm vào thành họng, sau 30 - 45s nhổ nước muối ra và tiếp tục thực hiện thêm 2 - 3 lần nữa đến khi họng dễ chịu hơn. Cuối cùng súc miệng bằng nước tinh khiết để đẩy mảng bám và vi khuẩn ra ngoài.

Uống nước ấm

Một trong số  thói quen xấu khiến tình trạng sưng amidan tồi tệ hơn chính là ăn uống đồ lạnh. Thay vào đó, nước ấm sẽ tốt cho tình trạng bệnh amidan hơn cả. Khi bị sưng, bạn cần cung cấp đủ 2 - 2,5 lít nước ấm mỗi ngày.

Khi uống đủ nước sẽ loại bỏ các vi khuẩn trú ngụ tại vùng các hốc amidan và vùng hầu họng. Ngoài ra, nước cũng góp phần cung cấp các kháng chất cần thiết giúp tăng cường đề kháng cho sức khỏe.

Tránh xa các tác nhân gây hại 

Người bệnh nên tránh các loại thực phẩm cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ hay các dạng thực phẩm cứng sẽ làm kích ứng, sưng đau, cảm giác đau nhức sẽ càng trở nên nặng nề. Ngoài ra, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cần giảm thiểu, cắt giảm vì chúng làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, lớp niêm mạc sẽ lâu lành.

Khám bác sĩ 

Nếu tình trạng sưng vẫn tiếp diễn, không cải thiện dù đã chăm sóc kĩ lưỡng thì bạn nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để đánh giá mức độ bệnh. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bạn, nếu cần thiết có thể chỉ định cắt amidan.

Bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng tại Bệnh viện đa khoa Phương Đông nhiệt tình, giàu kinh nghiệm 

Bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng tại Bệnh viện đa khoa Phương Đông nhiệt tình, giàu kinh nghiệm 

Tình trạng sưng amidan ở mức độ nhẹ sẽ dễ dàng điều trị, chăm sóc và xử lý. Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn đọc nắm bắt được những vấn đề liên quan tới bệnh lý, từ đó có biện pháp phòng tránh căn bệnh hiệu quả. Để đặt lịch thăm khám sức khỏe tại BVĐK Phương Đông khi thấy khó chịu ở vùng họng, Quý khách có thể đặt lịch qua số hotline 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,181

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám