Viêm amidan quá phát là gì?
Các nhà khoa học đã phân loại viêm amidan thành 3 dạng là viêm amidan cấp tính, mạn tính và quá phát. Thể viêm amidan cấp tính nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách rất dễ tái đi tái lại và tiến triển nặng hơn thành viêm amidan quá phát.
Như vậy, viêm amidan quá phát chính là mức độ nặng hơn của viêm amidan cấp tính. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên đối tượng trẻ em lại là đối tượng có tỉ lệ mắc cao nhất. Tình trạng sưng, viêm amidan có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên nên được gọi là viêm amidan quá phát một bên hoặc hai bên.
Hình ảnh viêm amidan quá phát
Các cấp độ viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát được chia thành 4 cấp độ với các đặc điểm khác nhau. Cụ thể:
- Viêm amidan quá phát độ 1: Amidan to tròn, cuống gọn, chiều ngang tương đối nhỏ, chỉ chiếm khoảng ¼ so với khoảng cách chân trụ trước amidan.
- Viêm amidan quá phát độ 2: Amidan ở cấp độ này có hình thái giống ở cấp độ 1, tuy nhiên chiều ngang lại có sự thay đổi, cụ thể là chỉ hơn ⅓ so với khoảng cách chân trụ trước amidan.
- Viêm amidan quá phát độ 3: Là viêm amidan quá phát ở cấp độ nặng. Bệnh sẽ thường gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Nếu quan sát amidan kỹ, bạn sẽ nhận thấy chiều ngang của amidan chỉ nhỏ hơn ½ khoảng cách chân trụ trước;
- Viêm amidan quá phát độ 4: Đây chính là viêm amidan quá phát thể xơ chìm.Lúc này, bề mặt amidan đã bị sưng đỏ, hình thành các hốc khe gồ lên đồng thời trụ sau amidan cũng dày hơn.
Nguyên nhân viêm amidan quá phát
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khởi phát viêm amidan quá phát, trong đó thường gặp nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn, virus. Amidan vốn dĩ là bộ phận nằm ngay trước hầu họng, có cấu trúc đặc biệt, chứa nhiều hốc rỗng, là nơi phụ trách công việc vây bắt và tiêu diệt các tác nhân gây hại xâm nhập qua đường miệng. Tuy nhiên, một khi các tế bào miễn dịch tại amidan phải hoạt động quá mức dẫn tới suy yếu, thì đậy lại chính là vị trí lý tưởng nhất trong vùng họng để vi khuẩn, virus trú ngụ và phát triển.
Virus, vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm amidan quá phát
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan quá phát như:
- Sự thay đổi thời tiết đột ngột, nhất là thời điểm giao mùa.
- Môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Vệ sinh cá nhân, nhất là tại răng miệng không sạch sẽ.
- Thói quen ăn nhiều thực phẩm có đặc tính nhiệt, dễ gây viêm, kích ứng niêm mạc họng.
- Sức đề kháng yếu.
- Người có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp, chẳng hạn như viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi,...
Biểu hiện viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát được coi là biến chứng nặng hơn của viêm amidan mãn tính. Bởi vậy khi mắc bệnh này, bạn sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng như sau:
- Đau họng: Là cảm giác sưng đau, nóng rát tại vùng họng, nhất là khi nhai, nuốt thức ăn.
- Ho: Triệu chứng ho do viêm amidan quá phát thường là ho khan, ho có đờm.
- Hôi miệng: Hơi thở người bệnh có mùi hôi đặc trưng do vi khuẩn tiết ra khí H2S. Mùi hôi này không thể thể được khắc phục kể cả khi bạn đánh răng hoặc sử dụng các biện pháp khử mùi khác.
- Amidan sưng to: 1 hoặc cả 2 khối amidan xuất hiện sưng đỏ, tăng kích thước bất thường và làm hẹp khoang họng khiến người bệnh có cảm giác vướng víu, khó chịu.
- Khó thở, khàn tiếng: Amidan sưng to chắc chắn sẽ khiến đường thở bị cản trở. Bởi vậy, người bệnh sẽ có triệu chứng khó thở, khàn tiếng, phát âm không rõ, ngủ ngáy, thậm chí còn xuất hiện những cơn ngưng thở trong lúc ngủ.
- Triệu chứng toàn thân: Sốt cao, khó ăn, khó nuốt dẫn tới sụt cân là các triệu chứng toàn thân của bệnh viêm amidan quá phát ở trẻ em và cả người lớn.
Viêm amidan quá phát ở trẻ em khiến bé chán ăn, sụt cân nhanh
Viêm amidan quá phát có nguy hiểm không? Một số biến chứng thường gặp
Viêm amidan quá phát hoàn toàn không phải là bệnh lý nguy hiểm. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể khỏi nhanh chóng khi can thiệp điều trị kịp thời kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt qua hoạt hơn.
Tuy nhiên, viêm amidan quá phát nếu không được can thiệp điều trị sớm có thể gây ra hàng loạt các biến chứng như:
- Biến chứng tại chỗ: Tình trạng viêm nhiễm lan rộng gây sưng tấy, áp-xe amidan. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với triệu chứng đau họng, khó nuốt, đau tai, họng sưng to gây khó nói, sốt cao và hơi thở có mùi hôi,…
- Biến chứng lân cận: Amidan bị viêm nặng có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh và gây ra hàng loạt các bệnh lý như viêm tai giữa, viêm mũi viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản.
- Biến chứng toàn thân: Bệnh khi tiến triển nặng có thể gây ra biến chứng viêm cầu thận, viêm khớp cấp, viêm cơ tim,… Các độc tố tiết ra từ liên cầu khuẩn có thể khiến người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng nhức đầu, đau họng, nổi hạch, nổi ban,…
Cách điều trị viêm amidan quá phát
Phác đồ điều trị viêm amidan quá phát cần dựa trên thể trạng, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh. Điều quan trọng nhất là người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán, đánh giá và tư vấn cách chữa bệnh dứt điểm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các cách điều trị viêm amidan quá phát bằng mẹo dân gian và biện pháp Tây y như sau:
Mẹo dân gian chữa viêm amidan quá phát
Các mẹo dân gian chỉ nên áp dụng cho trường hợp viêm amidan ở mức độ nhẹ, chưa có biến chứng. Nguyên liệu đường áp dụng thường có nguồn gốc tự nhiên, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn tốt và đặc biệt an toàn lành tính như lá bạc hà, gừng, tỏi,...
Mẹo với lá bạc hà
Trong lá bạc hà có chứa hàm lượng lớn Cineol và Menthol. Đây là hai hoạt chất có tác dụng lưu thông máu, chống sung huyết, giảm đau, kháng viêm, tiêu sưng, diệt khuẩn và tăng cường sức đề kháng cực tốt. Nhờ vậy mà lá bạc hà hoàn toàn có thể áp dụng để điều trị viêm amidan quá phát.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5 lá bạc hà tươi rồi đem rửa sạch, để ráo nước và vò nát.
- Cho lá bạc hà vào ấm hãm cùng 200ml nước sôi và ủ trong vòng 15 - 20 phút.
- Sử dụng 2-3 cốc nước bạc hà khi còn ấm.
Mẹo với gừng
Các nghiên cứu của y học hiện đại đã tìm thấy hoạt chất Cineol có trong gừng. Bởi vậy mà loại nguyên liệu sở hữu công dụng diệt khuẩn, chống viêm và giảm đau vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, phụ nữ có thai lại không nên sử dụng gừng để tránh gây hại cho thai nhi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 50g gừng tươi và 200ml nước sôi.
- Gừng cạo sạch vỏ, giã nát, cho vào bình thủy tinh và hãm cùng nước sôi đã chuẩn bị trong 15 phút.
- Dùng nước gừng đã pha để ngậm và nuốt nhằm giảm đau amidan. Áp dụng cách này liên tục trong 3-5 ngày sẽ có hiệu quả.
Mẹo với tỏi
Tỏi cũng sở hữu nhiều hoạt chất có đặc tính kháng viêm tự nhiên như allicin, allycetoin I và II, men anilin và acid nicotinic. Ngoài ra loại dược liệu này cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt hệ miễn dịch và giúp tăng cường sức đề kháng.
Cách thực hiện:
- Tỏi khô bóc vỏ, sử dụng 1,2 tép để nhai mỗi ngày.
- Súc miệng lại bằng nước muối sinh lý để khử mùi hôi của tỏi.
Gừng và tỏi là hai nguyên liệu thường được sử dụng để điều trị viêm amidan
Biện pháp Tây y điều trị viêm amidan quá phát
Tùy vào mức độ bệnh mà Tây y có thể sử dụng phương pháp điều trị viêm amidan quá phát bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.
Thuốc chữa viêm amidan quá phát
Phác đồ điều trị viêm amidan quá phát bằng thuốc thường áp dụng cho trường hợp bệnh có mức độ nhẹ hoặc trung bình. Các chữa này sẽ tập trung vào việc khắc phục triệu chứng đau, giảm viêm, sưng amidan.
Một số thuốc trị viêm amidan thường được áp dụng là:
- Thuốc chống viêm, giảm phù nề: Gồm alphachymotrypsin, Amitase… giúp cải thiện tình trạng sưng viêm và sung huyết nếu có ở 2 khối amidan.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường được áp dụng cho trường hợp viêm amidan quá phát khởi phát do vi khuẩn gây. Phổ biến là nhóm kháng sinh beta lactam, cụ thể là Zinnat, Penicillin G, Augmentin hay Clamoxyl...
- Thuốc trị ho: Các thuốc Codein, Alimemazin, Toplexil hay Dextromethorphan đều có tác dụng trị dứt điểm cơn ho khởi phát do viêm amidan. Tuy nhiên, chúng lại không được áp dụng cho trẻ nhỏ vì có thể khiến bé bị ức chế trung tâm hô hấp.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nhóm thuốc này chỉ dùng khi người bệnh có triệu chứng đau, sốt cao trên 38.5. Thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng phổ biến hiện nay là Paracetamol và Ibuprofen…
Chú ý:
- Các loại thuốc tây được sử dụng chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm amidan.
- Việc lạm dụng thuốc tân dược trong điều trị viêm có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như đau dạ dày, chóng mặt, dị ứng. Bởi vậy người bệnh hãy tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về loại thuốc, liều dùng và lộ trình uống.
Thuốc Paracetamol được áp dụng khi người bệnh có triệu chứng đau nặng và sốt
Cắt amidan chữa viêm amidan quá phát
Cắt amidan là phương pháp điều trị viêm amidan quá phát một cách triệt để. Kỹ thuật này thường được áp dụng cho loại bệnh cấp độ 3 hoặc 4. Lúc này kích thước amidan đã phát triển quá to do viêm, ảnh hưởng đến việc ăn uống và cản trở đường thở. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng không thể khắc phục được bằng các biện pháp thông thường như việc dùng thuốc.
Nhờ sự tiến bộ của Y học mà phẫu thuật cắt amidan hiện nay đã ít gây đau đớn và rủi ro hơn cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu thực hiện tại cơ sở y tế không uy tín, tay nghề bác sĩ kém hay không biết cách chăm sóc vết thương hậu phẫu thì một số biến chứng cũng có thể xảy ra như chảy máu, nhiễm trùng, sốc phản vệ, tai biến do kỹ thuật…
Khi nào nên cắt amidan?
Các trường hợp thường được bác sĩ chỉ định cắt amidan gồm:
- Viêm amidan tái phát nhiều lần, cụ thể là trên 5 lần mỗi năm.
- Bệnh gây các biến chứng ảnh hưởng đến các cơ quan khác như viêm phế quản phổi, viêm cơ tim, viêm cầu thận, viêm khớp,...
- Amidan sưng to gây tắc nghẽn đường thở hay dẫn đến tình trạng khó nuốt, khó nói, ngủ ngáy và thậm chí là ngưng thở khi ngủ.
- Bệnh ảnh hưởng đến chức năng ăn uống dẫn đến chán ăn, cơ thể suy nhược, sụt cân nhanh.
Các trường hợp không được bác sĩ khuyến khích cắt amidan:
- Viêm amidan quá phát ở trẻ dưới 4 tuổi là đối tượng không nên cắt amidan bởi việc này có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của bé. Tuy nhiên trong trường hợp, trẻ có biểu hiện ngưng thở khi ngủ thì bắt buộc phải cắt amidan dù ở độ tuổi nào để tránh nguy cơ đột tử do thiếu oxy.
- Người lớn trên 45 tuổi có amidan bị xơ dính hoặc mắc các bệnh lý nền như tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường.
- Người bị rối loạn đông máu.
Phương pháp cắt amidan thường không áp dụng cho trẻ dưới 4 tuổi
Một số lưu ý sau cắt amidan
Lưu ý về cách chăm sóc vết mổ
Để chăm sóc vết thương sau cắt amidan, người bệnh cần thực hiện đồng thời các biện pháp sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chú ý sử dụng bàn chải mềm và loại kem đánh răng kháng viêm, khử khuẩn tốt.
- Súc miệng nước muối sinh lý và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ sạch vi khuẩn có thể gây viêm vết cắt amidan.
- Nằm nghiêng sang 1 bên, chú ý không gối quá cao hoặc quá thấp.
- Tránh ho, khạc nhổ mạch và la hét lớn.
- Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Trong trường hợp súc miệng hoặc tự nhiên nhả ra nước bọt chứa máu đỏ tươi thì người bệnh cần thông báo ngay cho nhân viên y tế.
Lưu ý về chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị bệnh viêm amidan, theo đó, các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến khích người bệnh xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học:
Thực phẩm nên ăn sau cắt amidan:
- Thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt và dễ dàng tiêu hóa nhằm hạn chế sự ma sát với vết thương hậu phẫu.
- Các loại hoa quả tươi, rau xanh, củ…giàu vitamin và khoáng chất giúp làm lành vết thương sau cắt amidan.
- Thực phẩm giàu protein, kẽm, omega 3 giúp cơ thể người bệnh tăng cường sức đề kháng.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để làm mát cơ thể, tăng tiết nước bọt giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng - tác nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sau cắt amidan.
Thực phẩm cần kiêng sau cắt amidan:
- Thực phẩm nguyên hạt, cứng, khô và khó nuốt.
- Thực phẩm từ sữa và đồ ăn chứa nhiều chất béo dễ khiến vết thương bị viêm nhiễm.
- Thực phẩm có tính cay, nóng, có độ axit cao có thể gây kích ứng niêm mạc họng, làm vết thương sau cắt amidan lâu lành hơn.
- Đồ uống chứa cồn, cà phê, nước ngọt có gas, thuốc lá đều không tốt cho sức khỏe con người, nhất là những người vừa thực hiện phẫu thuật cắt amidan.
Lưu ý về chế độ vận động
Đối với việc vận động, người bệnh sau cắt amidan cần lưu ý:
- Chỉ nên vận động, sinh hoạt tại giường trong ngày đầu cắt amidan để tránh ảnh hưởng đến vết mổ.
- Sau khi cơn đau thuyên giảm, người bệnh nên vận động đi lại nhẹ nhàng.
- Tránh thực hiện các hoạt động mạnh, bao gồm cả các bài tập thể dục, thể thao trong tối trong khoảng 1 đến 2 tuần tùy thuộc vào tình trạng hồi phục sức khỏe.
Phương pháp phòng tránh bệnh viêm amidan quá phát
Một số biện pháp được các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo mọi người thực hiện để phòng tránh hiệu quả bệnh viêm amidan quá phát là:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng việc đánh răng 2 lần/1 ngày, sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng và chỉ nha khoa sau bữa ăn nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.
- Đeo khẩu trang khi ra đường, dọn dẹp nhà cửa đồng thời rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi về hoặc tiếp xúc vết bẩn.
- Chú ý giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, nhất là vùng tai – mũi – họng. Đây đều là những bộ phận nhạy cảm, chịu tác động đầu tiên khi có các tác nhân gây hại bên ngoài xâm nhập.
- Ăn đủ dưỡng chất và tăng cường bổ sung thêm vitamin trong rau, củ, quả. Uống sinh tố hoặc nước ép trái cây mỗi ngày để bổ sung khoáng chất.
- Không ăn đồ ăn cay nóng, lạnh,..gây kích ứng niêm mạc miệng và họng.
- Xây dựng thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Vận động thể dục thể thao mỗi ngày, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, giải trí để tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể chống chọi lại với bệnh tật.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách tốt nhất để phòng tránh viêm amidan quá phát ở người lớn và trẻ nhỏ
Khám và điều trị amidan quá phát ở đâu?
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang áp dụng kỹ thuật cắt amidan bằng dao plasma hiện đại. Đây là phương pháp được các chuyên gia Y tế đánh giá cao do mang lại hiệu quả điều trị triệt để với nhiều ưu thế vượt trội:
- An toàn, ít gây chảy máu, ít xâm lấn.
- Hồi phục nhanh, thủ thuật nhanh.
- Thời gian phẫu thuật được rút ngắn tối đa: 30-45 phút.
- Chi phí cắt amidan hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Đặc biệt, khi đăng ký cắt amidan tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, khách hàng sẽ được khám và điều trị với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị Y tế hiện đại, chế độ chăm sóc chuyên nghiệp. Bệnh viện cũng áp dụng thanh toán Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm bảo lãnh giúp tiết kiệm tối đa chi phí.
Viêm amidan quá phát là bệnh lý thường và cũng dễ điều trị. Để tránh bệnh gây biến chứng và tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến chất lượng của sống, khi nhận thấy những dấu hiệu điển hình như ho, sưng amidan, đau rát họng, bạn cần tới ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và khắc phục.