Viêm đa dây thần kinh hủy myelin mạn tính (CIDP): Những thông tin bạn cần biết

Nguyễn Phương Thảo

15-04-2025

goole news
16

Viêm đa dây thần kinh hủy myelin mạn tính (CIDP) là một bệnh lý hiếm gặp nhưng có thể gây suy giảm chức năng thần kinh nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh có thể dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn thần kinh khác. Điều này khiến nhiều bệnh nhân trì hoãn việc chẩn đoán, làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ tất tần tật về căn bệnh thần kinh phức tạp này.

Khái quát về bệnh viêm đa dây thần kinh huỷ myelin mạn tính (CIDP)

Bệnh viêm đa dây thần kinh huỷ myelin mạn tính (Chronic Inflammatory Demyelinating Polyneuropathy - CIDP) là một rối loạn hiếm gặp của các dây thần kinh ngoại biên, đặc trưng bởi tình trạng mất cảm giác và yếu dần đi kèm với mất phản xạ. 

Số ca mắc CIDP mới mỗi năm tại Hoa Kỳ khoảng 1-2 trên 100.000 người, nhưng vì căn bệnh này có thể tồn tại ở một người trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán nên tỷ lệ mắc bệnh phản ánh sự tích tụ các ca bệnh theo thời gian có thể lên đến 9/100.000 ở một số khu vực. 

Tế bào thần kinh với CIDPTế bào thần kinh với CIDP

Ghi chú:

  • Electrical current: Dòng điện
  • Damaged myelin: Myelin bị tổn thương
  • Exposed nerve fiber: Sợi thần kinh bị lộ ra

Phân tích tên của tình trạng bệnh giúp bạn hiểu rõ hơn: 

  • (Mạn tính) Chronic: Mãn tính được hiểu là dài hạn. CIDP phát triển chậm trong ít nhất tám tuần. Nó cũng có thể cải thiện rồi tái phát trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. 
  • (Viêm) Inflammatory: Các nhà nghiên cứu cho rằng CIDP xảy ra do các vấn đề với hệ thống miễn dịch, cụ thể là một loại tấn công tự miễn dịch. Điều này gây ra tình trạng viêm quá mức làm tổn thương các dây thần kinh ngoại biên (các dây thần kinh bên ngoài não và tuỷ sống). 
  • Demyelinating: Viêm ảnh hưởng cụ thể đến bao myelin của dây thần kinh. Đây là lớp bảo vệ bao quanh mỗi tế bào thần kinh noron. Demyelinating là sự phá hủy bao myelin. 
  • (Bệnh đa dây thần kinh) Polyneuropathy: Đây là tình trạng các dây thần kinh ngoại biên gặp “trục trặc”. “Poly” có nghĩa là “nhiều”. Bệnh đa dây thần kinh là thuật ngữ chung cho bất kỳ loại tổn thương nào đối với dây thần kinh ngoại biên. Bệnh đa dây thần kinh có thể gây ra nhiều vấn đề, bao gồm yếu cơ và cảm giác bất thường (dị cảm) như tê liệt. 

Phân biệt các bệnh lý liên quan tới bệnh viêm đa dây thần kinh huỷ mạn tính (CIDP)

Dựa theo chức năng thần kinh (chẳng hạn như thần kinh cảm giác, thần kinh tự chủ và thần kinh vận động) hoặc dây thần kinh nào bị viêm dây thành phần nào của dây thần kinh bị ảnh hưởng. 

  • Bệnh CIDP do thiếu dinh dưỡng: Viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin B1, do rượu, do thiếu vitamin PP; 
  • Bệnh CIDP do nhiễm độc: Nhiễm độc chì, nhiễm độc một số loại thuốc (almitrine, INH, metronidazole,...), nhiễm độc asen. 
  • Bệnh CIDP do nhiễm trùng: Nhiễm HIV, bệnh bạch cầu. 
  • Bệnh CIDP do chuyển hóa: Đái tháo đường, ure máu cao, suy giáp, bệnh Porphyria cấp, rối loạn globulin máu, ung thư, bệnh thoái hóa tinh bột,...
  • Do bệnh thoái hoá di truyền: Bệnh Dejerine-Sotas, bệnh Charcot-Marie-Tooth. 

Những người có nguy cơ cao mắc viêm đa dây thần kinh hủy myelin mạn tính (CIDP)

CIDP có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhưng những người ở độ tuổi 50 và 60 có vẻ có khả năng mắc bệnh này cao hơn những người ở các nhóm tuổi khác. Tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới gấp đôi. 

Căn nguyên khởi phát bệnh viêm đa dây thần kinh huỷ myelin (CIDP) 

Ở những người mắc CIDP, các kháng thể có hại này có thể đóng vai trò làm hỏng lớp phủ myelin của các tế bào thần kinh trong hệ thần kinh ngoại biên —một phần của hệ thần kinh chịu trách nhiệm truyền các thông điệp từ não và tủy sống đến cánh tay và chân. Ở những người mắc CIDP, các kháng thể có hại này có thể đóng vai trò làm hỏng lớp phủ myelin của các tế bào thần kinh trong hệ thần kinh ngoại biên —một phần của hệ thần kinh chịu trách nhiệm truyền các thông điệp từ não và tủy sống đến cánh tay và chân. 

Ghi chú: 

  • Normal IgG antibody: Kháng thể IgG bình thường
  • Harmful IgG antibody: Kháng thể IgG có hại
  • Damaged myelin: Myelin bị tổn thương
  • Exposed nerve fiber: Sợi thần kinh bị lộ ra

Theo các chuyên gia cho rằng viêm đa dây thần kinh mất myelin mạn tính (CIDP) xảy ra do vấn đề với hệ thống miễn dịch. Vì lý do chưa rõ, hệ thống miễn dịch coi myelin là nguy hiểm và tấn công nó (phản ứng tự miễn dịch). 

Vỏ myelin là lớp bảo vệ xung quanh các tế bào thần kinh. Nó bao quanh sợi trục thần kinh – phần dài, giống như dây của tế bào thần kinh. Myelin cho phép các xung điện di chuyển hiệu quả dọc theo các dây thần kinh. Khi myelin bị hư hỏng hoặc bị loại bỏ, nó sẽ làm chậm hoặc mất các xung điện này. Và các “thông điệp” có thể không bao giờ đến được đích dự định của chúng. Điều này gây ra các triệu chứng CIDP. 

Xem thêm:

Các triệu chứng của bệnh viêm đa dây thần kinh mất myelin mạn tính (CIDP)

Các triệu chứng của CIDP có thể khác nhau tùy theo biến thể. Nhưng phổ biến nhất vẫn là tình trạng yếu cơ, tình trạng này trở nên tồi tệ hơn trong ít nhất 8 tuần. Nó thường ảnh hưởng đến các cơ ở khu vực sau, thường là như nhau ở cả hai bên cơ thể như: 

  • Hông và đùi; 
  • Vai và cánh tay trên; 
  • Bàn tay; 
  • Bàn chân. 

Các triệu chứng khác của viêm đa dây thần kinh mất myelin mạn tính có thể bao gồm: 

  • Mất khối lượng cơ ở các cơ bị ảnh hưởng (teo cơ); 
  • Cảm giác châm chích,  ngứa ran hoặc tê ở ngón tay và ngón chân (dị cảm); 
  • Khó khăn về việc giữ thăng bằng và phối hợp; 
  • Khả năng vận động giảm dần; 
  • Mất hoặc suy yếu dần phản xạ gân sâu (co cơ); 
  • Đau thần kinh. 

Người bệnh sẽ có cảm giác tê bì, ngứa ran hoặc cảm giác Người bệnh sẽ có cảm giác tê bì, ngứa ran hoặc cảm giác "kim châm" có thể xuất hiện ở các chi

Trong một số trường hợp hiếm hoi, người bệnh cũng có thể gặp phải: 

  • Khó nuốt và yếu phần trên cổ; 
  • Nhìn đôi. 

Triệu chứng có thể thay đổi theo mức độ nghiêm trọng theo thời gian. Chúng có thể xuất hiện chậm hoặc nhanh và đôi khi đến rồi đi. Nếu gặp những dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Quá trình thăm khám và điều trị bệnh

Vì CIDP hiếm gặp nên thường khó chẩn đoán chính xác bệnh, ít nhất là lúc đầu. Sau khi ghi lại tiền sử bệnh, khám sức khoẻ và thần kinh, bác sĩ có thể thực hiện hai hoặc nhiều xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán. Các xét nghiệm này có thể bao gồm: 

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu; 
  • Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh và điện cơ đồ: Để tìm tổn thương myelin ở dây thần kinh ngoại biên. Điều này liên quan đến việc sử dụng dòng điện nhẹ để kiểm tra chức năng và phản ứng của dây thần kinh + cơ;
  • Chọc dò thắt lưng: Để xem mức độ của một số protein liên quan đến bệnh có cao hơn bình thường hay không. Để thực hiện, một cây kim nhỏ được đưa vào lưng và một lượng nhỏ chất lỏng bao quanh tủy sống (dịch não tuỷ) được rút ra;
  • Sinh thiết thần kinh: Để xem những thay đổi vi mô ở dây thần kinh. Xét nghiệm này hiếm khi được thực hiện;
  • Chụp MRI: Có thể cho thấy tình trạng viêm rễ thần kinh. Rễ là phần của dây thần kinh - nơi nó phân nhánh từ tủy sống. 

Bệnh CIDP được điều trị như thế nào? 

Mục tiêu của việc điều trị là đảo ngược sự tấn công vào dây thần kinh. Trong một số trường hợp, dây thần kinh có thể lành lại và chức năng của chúng có thể được phục hồi. Trong trường hợp khác, dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng và không thể lành lại, vì vậy điều trị nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh trở nên tồi tệ hơn. 

Phương pháp điều trị nào được đưa ra phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Giải pháp điều trị tích cực nhất chỉ được đưa ra nếu người bệnh gặp khó khăn khi đi lại, thở hoặc nếu triệu chứng không cho phép họ tự chăm sóc bản thân hoặc làm việc. 

Có 3 phương pháp điều trị chính cho bệnh viêm đa dây thần kinh mất myelin mạn tính (CIDP), bao gồm: 

  • Corticosteroid: Thuốc corticosteroid được kê theo toa như prednisone hay prednisolon có thể giúp cải thiện tình trạng viêm. Nhiều người thấy các triệu chứng của họ cải thiện chỉ với corticosteroid. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê đơn thêm các loại thuốc khác như: Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch cùng với corticosteroid. 
  • Trao đổi huyết tương (Plasmapheresis): Trong phương pháp điều trị này, một máy sẽ tách huyết tương ra khỏi máu, xử lý huyết tương và sau đó đưa huyết tương và máu trở lại cơ thể. Trao đổi huyết tương sẽ lọc các kháng thể trong huyết tương đang tấn công các dây thần kinh. Phương pháp này thường chỉ có hiệu quả trong vài tuần, người bệnh cần phải tiếp tục điều trị ngắt quãng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. 

Cách vận hành của quá trình trao đổi huyết tươngCách vận hành của quá trình trao đổi huyết tương

  • Liệu pháp immunoglobulin tiêm tĩnh mạch (IVIG - Intravenous immunoglobulin therapy): Phương pháp điều trị này bao gồm tiêm tĩnh mạch (IV) immunoglobulin, là protein mà hệ thống miễn dịch của người bệnh tự nhiên tạo ra để tấn công các sinh vật xâm lược. Các immunoglobulin này đến từ một nhóm hàng ngàn người hiến tặng khoẻ mạnh. IVIG có thể làm giảm sự tấn công của hệ thống miễn dịch vào dây thần kinh. Người bệnh có thể được tiêu liều IVIG rất cao ban dầu và có thể cần tiếp tục điều trị ngắt quãng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. 

Trong một số trường hợp hiếm hoi, bác sĩ có thể tiêm tế bào gốc khoẻ mạnh để thiết lập lại hệ thống miễn dịch của bệnh nhân. 

Đôi khi bạn có thể thấy các triệu chứng của mình có thể kiểm soát được nhưng đôi khi lại khó xử lý. Nếu thuốc giảm đau không kê đơn không đủ để điều trị cơn đau do CIDP, bác sĩ có thể kê đơn thuốc khác 

Để đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, Quý khách có thể liên hệ qua hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám trực tiếp tại website. Bộ phận tư vấn và hỗ trợ sẽ tiếp nhận kịp thời. 

Kết luận

Viêm đa dây thần kinh hủy myelin mạn tính (CIDP) không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn làm suy giảm chất lượng sống của người bệnh nếu không được kiểm soát đúng cách. Việc chẩn đoán sớm và áp dụng phác đồ điều trị phù hợp có thể giúp hạn chế tổn thương thần kinh và duy trì chức năng vận động. Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu nghi ngờ, đừng chủ quan – hãy thăm khám sớm để bảo vệ sức khỏe thần kinh trước khi quá muộn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

14

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám