Viêm họng cấp là bệnh thường gặp vào mùa lạnh và do virus gây ra khiến người bệnh đau, nuốt vướng, ngứa, rát họng, ho và mệt mỏi. Bệnh ít để lại hậu quả nghiêm trọng nhưng một số trường hợp có thể biến chứng lên tai, não và xuống phổi.
Viêm họng cấp là bệnh thường gặp vào mùa lạnh và do virus gây ra khiến người bệnh đau, nuốt vướng, ngứa, rát họng, ho và mệt mỏi. Bệnh ít để lại hậu quả nghiêm trọng nhưng một số trường hợp có thể biến chứng lên tai, não và xuống phổi.
Viêm họng cấp là hiện tượng viêm cấp tính và nhiễm trùng niêm mạc thành sau họng khiến họng sưng đỏ, đau, rát, ngứa và gây ho. Bệnh thường kéo dài 1-2 tuần và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Nguyên nhân thường gặp nhất là do virus như virus á cúm, virus cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV), rhinovirus, coronavirus và adenovirus. Tuy nhiên vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh viêm họng cấp tính được chia thành 2 loại gồm:
Viêm họng cấp có 2 loại với biểu hiện sưng đỏ họng và có bựa trắng.
Có 2 nhóm nguyên nhân gây nên bệnh viêm họng cấp tính là virus hay vi khuẩn. Nhưng thực tế cho thấy, virus là nguyên nhân thường xuyên hơn.
Một số virus gây viêm họng cấp bao gồm:
Các vi khuẩn là yếu tố gây bệnh như:
Các triệu chứng của viêm họng cấp ở người lớn thường kéo dài từ 1-2 tuần với các biểu hiện dễ nhận biết. Cụ thể với các nguyên nhân gây bệnh khác nhau bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau như sau:
Người bị viêm họng cấp tính có thể bị ho khan hoặc ho có đờm.
Viêm họng cấp ở trẻ em có nguyên nhân do virus và vi khuẩn gây ra, bệnh không quá nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời bệnh có thể khỏi trong vòng 1 tuần. Ba mẹ nên quan sát con và đưa đi khám để được chẩn đoán bệnh viêm họng cấp tính nếu có các dấu hiệu như: đau họng, khó nuốt, họng sưng đỏ, sốt cao liên tục, trẻ khó thở, biếng ăn, quấy khóc, có thể đi kèm rối loạn tiêu hoá như nôn hoặc tiêu chảy.
Dù ít gây nguy hiểm nhưng nếu dấu hiệu bệnh viêm mũi họng cấp nghiêm trọng, nặng lên hoặc có các triệu chứng sau bạn nên đi khám. Đặc biệt với trẻ nhỏ sức đề kháng kém có thể nhanh chóng chuyển thành biến chứng viêm tai hoặc viêm phổi nên ba mẹ lưu ý đưa con đi gặp bác sĩ nếu:
Chẩn đoán viêm họng cấp tính thông thường bác sĩ sẽ khám lâm sàng với các biểu hiện đặc trưng theo từng loại virus gây bệnh. Ngoài ra các chỉ định cận lâm sàng có thể được thực hiện như xét nghiệm phát hiện kháng nguyên nhanh, nuôi cấy dịch họng, xét nghiệm máu, chụp cắt lớp CT nếu có áp xe.
Viêm họng nếu sốt kéo dài trên 3 ngày cần đi khám bác sĩ ngay.
Phương pháp điều trị đối với các trường hợp bị viêm họng cấp còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cụ thể:
Bác sĩ có thể kê kháng sinh đường uống có thể là amoxicillin hoặc penicillin. Mục đích để ngăn ngừa những biến chứng như viêm khớp hoặc các biến chứng tại thận và tim. Điều quan trọng khi sử dụng kháng sinh do bác sĩ kê đơn là phải dùng đủ liều để điều trị dứt điểm và ngăn ngừa tái phát của bệnh, tránh hiện tượng kháng kháng sinh.
Viêm mũi họng cấp do virus gây ra thường không đáp ứng với kháng sinh, bệnh có thể tự phục hồi do hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh. Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh uống các loại thuốc điều trị triệu chứng như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt.
Một số trường hợp có áp xe thành sau họng sẽ được chỉ định phẫu thuật để dẫn lưu ổ áp xe.
Để giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn, việc chăm sóc tại nhà cũng rất quan trọng, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
Dùng mật ong để kháng viêm và làm dịu cổ họng cho người bị viêm mũi họng cấp.
Bệnh viêm họng cấp tính ít nguy hiểm cho người bệnh, có thể khỏi bệnh sau 1 tuần và tuỳ miễn dịch từng người bệnh. Tuy nhiên nếu không được điều trị tốt nhiều khả năng sẽ gây biến chứng, nhất là trẻ em cụ thể:
Viêm mũi họng do virus hay vi khuẩn đều có thể lây lan sang người khác, nhất là tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc với đồ vật có chứa tiết dịch mũi, họng của người bệnh. Vì vậy, việc phòng ngừa là cần thiết với các biện pháp:
Bạn nên ăn đủ chất để cơ thể có miễn dịch chống lại virus gây viêm họng cấp tính.
Viêm họng cấp thường phổ biến lúc giao mùa và có thể gặp ở tất cả mọi người. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn nhận biết dấu hiệu và biết cách chăm sóc điều trị tại nhà.
Nếu cần thông tin thêm về bệnh bạn có thể gọi vào số hotline 19001806 để được giải đáp miễn phí hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.