Trẻ bị sốt tiêu chảy phụ huynh cần làm gì tại nhà

Phan Ngọc Linh

17-10-2022

goole news
16

Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu, nên trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Việc này khiến trẻ hay gặp tình trạng sốt. Một số trường hợp đặc biệt trẻ sốt kèm theo là hệ tiêu hóa của trẻ còn kém, nên trẻ bị sốt tiêu chảy. Lúc này trẻ sẽ rất mệt mỏi và cần phụ huynh kịp thời chữa trị tránh để mất nước nặng dẫn đến tình trạng xấu.

 Tại sao trẻ bị sốt tiêu chảy

Trẻ bị sốt tiêu chảy là hiện tượng trẻ đi ngoài nhưng có phân dạng lỏng, một số trường hợp trẻ đi ngoài ra nước với tần suất trên 2 lần trong 24 giờ. Trung bình đối với trẻ em bú sữa mẹ có thể đi ngoài với tần suất 5 -7 lần trong một ngày. Nhưng khác với những bé khác, những bé bị sốt tiêu chảy khi đi ngoài phân sẽ có dạng sệt, lợn cợn, màu xanh, có mùi chua đặc trưng và thường đi ngay sau khi bú. Trẻ em bị sốt và tiêu chảy mức độ nhẹ bé vẫn bú sữa mẹ và chơi đùa bình thường.

Trẻ bị sốt tiêu chảy

Nguyên nhân dẫn tới trẻ bị sốt tiêu chảy

Trẻ khi bị sốt tiêu chảy thì có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân phổ biến là:

  • Trẻ vô tình bị nhiễm virus rota

Virut Rota là nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ bị sốt tiêu chảy

Virut Rota là nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ bị sốt tiêu chảy

  • Trẻ nhiễm vi khuẩn gây bệnh
  • Trẻ bị tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách
  • Trẻ gặp vấn đề trong việc tiếp nạp Lactose
  • Trẻ gặp vấn đề về vấn đề dị ứng, ngộ độc thức ăn
  • Do rối loạn tiêu hóa

Ngoài ra, trẻ bị sốt có rất nhiều nguyên nhân khác liên quan đến việc nhiễm khuẩn một số cơ quan. Vì vậy bố mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để kiểm tra, xác định nguyên nhân dẫn tới căn bệnh và có phương án điều trị phù hợp. Bố mẹ bé tránh sử dụng thuốc bừa bãi, không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Việc phụ huynh sử dụng thuốc sai hoặc sử dụng quá liều lượng là rất nguy hiểm, nó có thể ảnh hưởng vô cùng xấu tới sức khỏe của bé.

Triệu chứng của trẻ bị sốt tiêu chảy

Đặc trưng của các trẻ khi bị sốt tiêu chảy dễ nhận thấy là:

  • Xuất hiện biểu hiện chán ăn của trẻ.

Trẻ có biểu hiện chán ăn khi bị sốt tiêu chảy do tiêu hóa kém không muốn ăn

Trẻ có biểu hiện chán ăn khi bị sốt tiêu chảy do tiêu hóa kém không muốn ăn

  • Trẻ hay nôn ói thức ăn.
  • Trẻ gặp tình trạng này có thể sốt, thi thoảng trẻ sẽ có hiện tượng co giật.
  • Trẻ bị sốt tiêu chảy cảm thấy đau ở bụng và bắt đầu quấy khóc.

Thường thì bệnh sốt tiêu chảy sẽ không được đánh giá đúng mức độ nguy hiểm. Bệnh sốt tiêu chảy có thể không nguy hiểm nếu người mắc là người lớn, vì sức đề kháng của người lớn cao. Đối với trẻ nhỏ thì sức đề kháng yếu nếu bé không được phát hiện và cứu chữa kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm cho trẻ. 

Trẻ bị sốt tiêu chảy có hiện tượng vật vã, ngủ li bì khó đánh thức

Trẻ bị sốt tiêu chảy có hiện tượng vật vã, ngủ li bì khó đánh thức

Đối với những trẻ gặp tình trạng này với cấp độ nặng bị nôn ói, sốt và thường xuyên đi ngoài, bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị sớm nhất có thể, tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Bố mẹ cần nhận biết những biểu hiện dưới đây là biểu hiện nặng của tình trạng:

  • Trẻ sẽ thường xuyên khát nước, tiểu ít,... Trẻ khóc nhưng không ra nước mắt, đây là do trẻ bị thiếu nước trầm trọng. Đặc biệt nếu tình trạng khát nước diễn ra thời gian dài rất nguy hiểm cho trẻ.
  • Đi ngoài quá nhiều, nặng có thể đi 8 lần trong 6 tiếng.
  • Trẻ bắt đầu nôn mửa nhiều và đau bụng dữ dội.
  • Tình trạng nặng hơn sẽ có hiện tượng như: bứt rứt, vật vã và ngủ li bì khó đánh thức, môi khô.
  • Trẻ bị sốt cao 38,5 độ C trở lên.
  • Bệnh kéo dài nhiều hơn 3 ngày nhưng không giảm.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần chú ý quan sát kỹ các triệu chứng của bé, bởi các triệu chứng cũng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi, bé có triệu chứng giống với trẻ bị sốt tiêu chảy, nhưng đó lại do nguyên nhân khác nhẹ hơn, không nguy hiểm và phụ huynh cũng không cần quá lo lắng. Chẳng hạn như:

  • Những bé mới sinh cũng thường hay ói.
  • Trẻ bị bị tai, tai, mũi họng hay gặp vấn đề về tiêu hóa ngược cũng sẽ bị nôn ói, kèm với sốt, tiêu chảy nhưng không nặng.
  • Trẻ nôn ói  nhiều lần, ngừng tăng cân có thể là do viêm tai hoặc viêm niệu đạo.
  • Các trẻ thường nôn ói do tâm lý muốn làm nũng mẹ.

Điều trị cho trẻ bị sốt tiêu chảy

Đối với tình trạng cấp độ nhẹ, trẻ bị sốt tiêu chảy nhưng vẫn có thể ăn uống, chơi đùa như bình thường, thì bố mẹ chỉ cần cho bé uống thuốc kháng sinh và tiến hành chăm sóc tại nhà.

Đối với những trẻ vẫn phải bú sữa mẹ và chưa thể uống nước (dưới 6 tháng), mẹ nên cho bé bú sữa nhiều hơn để tránh tình trạng mất nước của trẻ. Việc cho bé bú nhiều hơi cũng đồng nghĩa với việc trẻ được cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn để trẻ có sức đề kháng.

Đối với những trẻ đã có thể ăn uống. Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn có thể là nước lọc, nước ép trái cây hoặc nước điện giải theo sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé uống nước dừa có pha thêm chút muối. Trong y học, nước dừa được đánh giá là chất điện giải rất tốt cho cơ thể.

Cho trẻ uống nhiều nước trái cây để tránh tình trạng mất nước khi trẻ bị sốt tiêu chảy

Cho trẻ uống nhiều nước trái cây để tránh tình trạng mất nước khi trẻ bị sốt tiêu chảy

Khi trẻ bị sốt tiêu chảy có thể rất chán ăn, nhưng mẹ vẫn phải tìm cách duy trì và bổ sung bữa ăn, chất dinh dưỡng một cách đầy đủ tránh cho cơ thể bé suy nhược. Điều đó cũng là tăng sức đề kháng cho bé chống chọi lại bệnh tật. Thức ăn cho bé nên là bước thức ăn dạng lỏng, mềm để giảm áp lực tiêu hóa lên hệ tiêu hóa của trẻ và giúp cho bé dễ ăn hơn. Bé còn nhỏ, bố mẹ nên cho bé ăn thành nhiều bữa, không nên ép bé ăn tránh bé sợ ăn.

Đối với một số trẻ bị sốt kèm tiêu chảy, mẹ nên nới lỏng quần áo cho bé và để cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, chườm khăn ấm cho bé hạ sốt.

Mẹ nên chú ý không tự ý cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi trẻ bị sốt tiêu chảy mà chưa có sự tham khảo, tư vấn của bác sĩ có chuyên môn.

Đối với những trẻ bị sốt ho tiêu chảy cấp độ nặng thì cần đưa ngay tới bác sĩ để được thăm khám và chữa trị tại viện. Tại đây các bác sĩ sẽ điều trị hạ sốt (nếu sốt cao) và truyền dịch tĩnh mạch để kiểm soát tình trạng mất nước của bé, điều trị tiêu chảy sau khi có kết quả các xét nghiệm.

Các phòng ngừa bệnh sốt tiêu chảy cho trẻ

Mọi người đều biết rằng, trẻ nhỏ có sức đề kháng kém hơn nhiều so với một người trưởng thành, nên phụ huynh cần có những biện pháp bảo vệ trẻ trước những nhân tố bên ngoài. Điều đó để tránh những tác nhân bên ngoài tác động tới sức khỏe của trẻ. Các nhân tố bên ngoài có thể là vi khuẩn, vi rút, các chất độc hại khác.

Các khuyến cáo dưới đây sẽ là những phương án tốt để bảo vệ trẻ trước những tác nhân bên ngoài: 

  • Cần vệ sinh tay sạch sẽ cho bé trước ăn và ngay sau khi đi vệ sinh.

Vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên tránh tác nhân gây hại hệ tiêu hóa

Vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên tránh tác nhân gây hại hệ tiêu hóa

  • Không chỉ bé mà cả phụ huynh cũng cần vệ sinh sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến món ăn. Vì rất có thể khi bố mẹ chế biến món ăn, vi khuẩn từ tay bố mẹ sẽ nhiễm vào thức ăn của bé.
  • Sau khi bé đi vệ sinh, các chất thải và giấy vệ sinh cần được xử lý ngay. Vệ sinh chăn, chiếu của bé nếu có dính chất thải.
  • Dạ dày của bé còn yếu nên các thức ăn bé ăn cần được nấu chín, mẹ không nên cho bé ăn thức ăn đã cũ.

Ngoài việc ngăn ngừa những tác nhân bên ngoài xâm nhập và gây ảnh hưởng tới cơ thể của bé, bố mẹ cũng cần nâng cao sức đề kháng của bé bằng cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể bằng cách:

  • Thường xuyên cho trẻ uống nước, giúp trẻ thanh lọc cơ thể.
  • Thường xuyên cho trẻ uống nước ép trái cây, nước ép từ các loại rau củ có màu diệp lục. Những thức uống này giúp ích rất nhiều cho trẻ.
  • Bố mẹ cũng có thể bổ sung cho bé bằng cách cho bé sử dụng một số loại sữa bổ cung cấp vitamin, khoáng chất rất quan trọng như vitamin nhóm B, crom, lysine,...

Khi trẻ bị sốt tiêu chảy thường sẽ có triệu chứng của mệt mỏi, ngủ li bì và đau bụng, nôn ói. Những biểu hiện đó có thể chữa trị tại nhà, điều quan trọng là phụ huynh cần kiểm soát tránh để bé mất nước dẫn đến những tình trạng khác xấu hơn.

Bệnh viện đa khoa Phương Đông hy vọng phụ huynh đã có thể nắm được những phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh này khi xảy ra ở trẻ hoặc gọi ngay 1900 1806 của Phương Đông để được hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
15,074

Bài viết hữu ích?

Chủ đề bệnh trẻ em

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám